Announcement

Collapse
No announcement yet.

Thông báo thể lệ cuộc thi tìm hiểu “Bình Dương - 15 năm tái lập và phát triển”

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Thông báo thể lệ cuộc thi tìm hiểu “Bình Dương - 15 năm tái lập và phát triển”

    Nhân dịp kỷ niệm 15 năm tái lập tỉnh (1.1.1997 - 1.1.2012), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Đoàn TNCS HCM tỉnh Bình Dương (Tỉnh đoàn Bình Dương) tổ chức cuộc thi tìm hiểu “Bình Dương - 15 năm tái lập và phát triển”...

    Trang thông tin điện tử Tỉnh Đoàn Bình Dương


    I- THỂ LỆ CUỘC THI

    1. Đối tượng dự thi


    - Cán bộ công chức, viên chức; đoàn viên thanh niên; học sinh, sinh viên; cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang và quần chúng nhân dân trong và ngoài tỉnh.
    - Người dự thi có độ tuổi từ 12 trở lên.
    - Các thành viên trong Ban tổ chức, Ban giám khảo, Thư ký không được tham dự cuộc thi này.


    2. Hình thức và điều kiện dự thi

    - Bài dự thi được viết tay hoặc đánh máy rõ ràng, sạch sẽ (font Times New Roman, cỡ chữ 14, mã Unicode) khổ A4, nếu có nhiều trang phải đánh số trang.
    - Bài dự thi phải trả lời đầy đủ 9 câu hỏi. Bài viết cảm nhận không quá 1.000 từ, mỗi người chỉ được tham dự một bài trong cuộc thi. - Người tham gia dự thi cần ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ (đơn vị học tập, công tác, nơi cư trú trên trang đầu bài dự thi).
    - Bài dự thi là bản photocopy; bài dự thi không trả lời đầy đủ 9 câu hỏi; bài dự thi viết bằng nhiều màu mực và nhiều chữ viết khác nhau; các câu hỏi nhất là câu 9 có nội dung văn từ giống nhau sẽ xem là bài không hợp lệ.
    - Riêng bài dự thi do các cơ quan, đơn vị, huyện, thị xã, ngành phát động, cần thống nhất ghi địa chỉ, đơn vị tập hợp số lượng bài dự thi và đơn vị có ký giao nhận tại Thư viện tỉnh Bình Dương.


    3. Cơ cấu giải thưởng

    a) Cá nhân

    - 01 giải nhất
    - 03 giải nhì
    - 06 giải ba
    - 100 giải khuyến khích
    - 01 giải người cao tuổi nhất
    - 01 giải người nhỏ tuổi nhất.

    b) Tập thể

    - 01 giải nhất
    - 01 giải nhì
    - 01 giải ba
    - 02 giải khuyến khích.

    * Giải tập thể dành cho các đơn vị có bài dự thi đoạt giải cao và số bài tham gia nhiều nhất.
    * Giải người cao tuổi nhất, người nhỏ tuổi nhất có bài dự thi đạt chất lượng cao.


    4. Thời gian

    - Thời gian nhận bài dự thi từ ngày ra thông báo phát động cuộc thi đến 17 giờ ngày 31-12-2011.
    - Lễ tổng kết và phát thưởng dự kiến vào trung tuần tháng 2-2012.
    - Bài dự thi có thể gửi trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện (căn cứ dấu bưu điện) theo địa chỉ: Thư viện tỉnh Bình Dương số 622 đại lộ Bình Dương, phường Hiệp Thành, TX.TDM, tỉnh Bình Dương.
    - Ngoài bì thư ghi rõ: Bài dự thi tìm hiểu “Bình Dương - 15 năm tái lập và phát triển”.
    - Kết quả cuộc thi được công bố trên Báo Bình Dương, Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Dương. Các cá nhân, tập thể đoạt giải, Ban tổ chức sẽ gửi thư mời dự lễ tổng kết trao giải.
    Last edited by 09520020; 24-09-2011, 10:38.

  • #2
    II- NỘI DUNG CÂU HỎI

    Thi viết trả lời những câu hỏi liên quan đến “Bình Dương - 15 năm tái lập và phát triển”. Hệ thống các câu hỏi như sau:


    Câu 1. Tỉnh Bình Dương được tái lập vào ngày, tháng, năm nào? Hãy cho biết có bao nhiêu huyện, thị xã (kể tên) và số lượng xã, phường, thị trấn; diện tích, dân số của tỉnh tại thời điểm tái lập tỉnh và hiện nay?


    Câu 2. Lễ khởi động xây dựng Thành phố mới Bình Dương được tổ chức vào ngày, tháng, năm nào, tại đâu? Dự án gồm có những hạng mục gì? Mục tiêu của dự án sau khi xây dựng hoàn thành?


    Câu 3. Tỉnh Bình Dương có bao nhiêu di tích lịch sử, văn hóa được công nhận ở cấp quốc gia và cấp tỉnh? Hãy kể tên các di tích?


    Câu 4. Hãy kể tên và cho biết tổng diện tích của các khu công nghiệp tập trung hiện có của tỉnh Bình Dương tính đến thời điểm cuối năm 2010?


    Câu 5. Hãy nêu tóm tắt những thành tựu về đổi mới kinh tế của tỉnh Bình Dương sau gần 15 năm tái lập?


    Câu 6. Hãy cho biết mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể về phát triển kinh tế - xã hội (2011-2015) của Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ IX đề ra?


    Câu 7. Trên cơ sở mục tiêu tổng quát về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2011-2015), Đảng bộ tỉnh Bình Dương sẽ tập trung thực hiện một số chương trình đột phá nào?


    Câu 8. Đảng bộ tỉnh Bình Dương đã đúc kết được những bài học kinh nghiệm gì trong quá trình lãnh đạo xây dựng và phát triển giai đoạn 1975- 2010?


    Câu 9. Cảm nhận của anh, chị về những đổi thay của tỉnh Bình Dương sau 15 năm xây dựng và phát triển (bài viết không quá 1.000 từ).


    Trên đây là thông báo thể lệ cuộc thi viết tìm hiểu “Bình Dương - 15 năm tái lập và phát triển”. Đề nghị các các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thị xã tổ chức triển khai, phát động đến cán bộ công chức, viên chức, đoàn viên thanh niên; học sinh, sinh viên; lực lượng vũ trang và quần chúng, nhân dân trên địa bàn tỉnh tích cực tham gia, nhằm góp phần mang lại thành công cho cuộc thi.


    TÀI LIỆU THAM KHẢO


    - Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Dương (1975-2010), NXB Chính trị Quốc gia 2011.
    - Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương.
    - Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ VI, VII, VIII, IX.
    - Địa chí Bình Dương T1 - 4, NXB Chính trị quốc gia 2010.
    - Di tích và danh thắng tỉnh Bình Dương 2008.
    - Cổng thông tin điện tử Bình Dương:
    http://www.binhduong.gov.vn.
    - Báo Bình Dương (Báo in và Báo Bình Dương điện tử):
    http://www.baobinhduong.org.vn;http://www.baobinhduong.com.vn



    "Tôi không hứa sẽ làm các bạn vui với những nụ cười hài hước nhưng tôi hứa sẽ luôn cố gắng làm những gì tốt nhất có thể để các bạn không phải buồn khi các bạn còn có người bạn đồng hành để lắng nghe và chia sẻ"

    Comment


    • #3
      Đề cương cuộc thi “Bình Dương - 15 năm tái lập - phát triển”

      tuoitrebinhduong.vn
      Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tham gia cuộc thi tìm hiểu “ Bình Dương – 15 năm tái lập và phát triển” trong Đoàn viên, thanh niên, học sinh, sinh viên, Ban Biên tập Website Tỉnh Đoàn xin gửi đến bạn đọc Đề cương cuộc thi tìm hiểu “ Bình Dương – 15 năm tái lập và phát triển”. Đây là tài liệu mang tính gợi ý tham khảo. Thời hạn nộp bài về Tỉnh Đoàn là ngày 30/12/2011.

      Nội dung cụ thể như sau:


      1. Tỉnh Bình Dương được tái lập vào ngày, tháng, năm nào? Hãy cho biết có bao nhiêu huyện, thị xã (kể tên ra), số lượng xã phường thị trấn; Diện tích, dân số tại thời điểm tái lập và hiện nay?


      - Ngày 1/1/1997 tỉnh Bình Dương chính thức được tái lập với 4 đơn vị hành chính gồm thị xã Thủ Dầu Một và các huyện Thuận An, Tân Uyên, Bến Cát và 77 xã, phường, thị trấn. Sau khi chia tách, tỉnh Bình Dương có diện tích 2.716,00km2 . Dân số 668.146 người.

      - Tỉnh Bình Dương hiện có 7 đơn vị hành chính gồm: thị xã Thủ Dầu Một, thị xã Dĩ An, thị xã Thuận An; các huyện Tân Uyên, Bến Cát, Dầu Tiếng, Phú giáo và 91 xã, phường thị trấn. Diện tích 2.695,22 km2. Tổng dân số là 1.619.930 người.

      Câu 2. Lễ khởi động xây dựng Thành phố mới Bình Dương được tổ chức vào ngày, tháng, năm nào, tại đâu? Dự án gồm có những hạng mục gì? Mục tiêu của dự án sau khi xây dựng hoàn thành?

      * Lễ khởi động xây dựng Thành phố mới Bình Dương được tổ chức ngày 26/4/2010, tại khu Trung tâm Thành phố mới Bình Dương. Thành phố mới Bình Dương thuộc địa bàn 02 phường Hòa Phú và Phú Tân, thị xã Thủ Dầu một tỉnh Bình Dương.

      * Theo quy hoạch, Khu đô thị mới Bình Dương sẽ bao gồm các hạng mục:

      1. Trung tâm chính trị - hành chính tập trung.

      2. Khu công nghệ kỹ thuật cao.

      3. Trung tâm tài chính, ngân hàng, chứng khoán.

      4. Văn phòng cho thuê, nhà hàng – khách sạn cao cấp.

      5. Trung tâm hội nghị, triển lãm quốc tế, trường đại học.

      6. Các khu phục vụ cộng đồng như: quảng trường, công viên, hồ sinh thái, Trung tâm văn hóa, nhà trẻ, bệnh viện.

      7. Các công trình hạ tầng kỹ thuật: đường giao thông, hệ thống thoát nước, hệ thống điện ngầm, hệ thống liên lạc…

      * Mục tiêu của dự án sau khi xây dựng hoàn thành:

      1. Xây dựng Trung tâm Thành phố mới Bình Dương nhằm đáp ứng cho mục tiêu phát triển công nghiệp bền vững của tỉnh và đóng góp quan trọng để thúc đẩy chung vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đang phát triển hơn nữa.

      2. Dự án Trung tâm Thành phố mới Bình Dương là công trình mang ý nghĩa quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển nhanh đô thị của tỉnh trong thời kỳ đổi mới nhằm phấn đấu sớm đưa Bình Dương trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2020, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của chính quyền và nhân dân tỉnh Bình Dương.

      3. Trung tâm Thành phố mới Bình Dương sẽ là khu Công nghiệp - Đô thị -Dịch vụ phức hợp và phục vụ cho 125.000 người định cư và hơn 400.000 người thường xuyên đến làm việc tại nơi này.

      4. Việc xây dựng Trung tâm Thành phố mới Bình Dương sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hoạch định các khu chức năng và cơ sở hạ tầng phù hợp với tiêu chuẩn và tầm nhìn quốc tế.

      Câu 3. Tỉnh Bình Dương có bao nhiêu Di tích lịch sử, văn hóa được công nhận ở cấp Quốc gia và cấp tỉnh? Hãy kể tên các di tích?

      - Tỉnh Bình Dương hiện có 11 Di tích lịch sử, văn hóa được công nhận ở cấp Quốc gia, 31 Di tích lịch sử, văn hóa được công nhận cấp tỉnh.

      *. Có 11 di tích lịch sử - văn hóa được công nhận ở cấp Quốc gia:

      1. Nhà tù Phú Lợi, 2. Núi Châu Thới, 3. Chùa Hội Khánh, 4. Nhà cổ Trần Công Vàng, 5. Nhà cổ Trần Văn Hổ, 6. Địa đạo Tây Nam Bến Cát, 7. Khảo cổ học Dốc Chùa, 8. Đình Phú Long, 9. Khảo cổ học Cù Lao Rùa, 10. Sở chỉ huy tiền phương chiến dịch Hồ Chí Minh, 11. Chiến Khu Đ.

      * Có 31 di tích lịch sử - văn hóa được công nhận ở cấp tỉnh:

      1. Đình Tân An (Bến Thế), 2. Đình Phú Cường (Bà Lụa), 3. Nhà cổ Đỗ Cao Thứa, 4. Nhà cổ Nguyễn Tri Quang, 5. Miếu Mộc Tổ, 6. Chùa Hưng Long (Bà Thao), 7. Bót Cầu Định, 8. Căn cứ Cách mạng rừng Kiến An, 9. Căn cứ Cách mạng Hố Lang, 10. Dinh Tỉnh trưởng tỉnh Phước Thành, 11. Đình An Sơn, 12. Chùa Tổ Long Hưng (Tổ Đĩa), 13. Mộ cổ Đức ông Trần Thượng Xuyên, 14. Vòng thành Đất Họ Võ, 15. Trường Kỹ thuật Bình Dương (Trường Mỹ thuật), 16. Lò lu Đại Hưng, 17. Danh thắng Núi Cậu - lòng hồ Dầu Tiếng, 18. Chùa Bửu Phước, 19. Đình Tương Bình Hiệp, 20. Đình Tân Trạch, 21. Chiến thắng Tháp canh Cầu Bà Kiên, 22. Mộ Võ Văn Vân, 23. Đình thần – Dinh Ông Ngãi Thắng, 24. Vườn cây cao su thời Pháp thuộc, 25. Đình thần Dầu Tiếng, 26. Đình thần Bình An, 27. Khu căn cứ cách mạng Vườn Trầu, 28. Chiến khu Vĩnh Lợi, 29. Miếu Bà Đất Cuốc, 30. Đình Thần Dĩ An, 31. Địa điểm lần đầu tiên Mỹ rải bom B52 tại Việt Nam.

      Câu 4. Hãy kể tên và cho biết tổng diện tích của các Khu công nghiệp tập trung hiện có của tỉnh Bình Dương tính đến thời điểm cuối năm 2010?

      - Tỉnh Bình Dương hiện có 28 khu công nghiệp tập trung được cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập với tổng diện tích là 8.751 ha.

      * Kể tên 28 khu công nghiệp:

      1. An Tây, 2. Bàu Bàng, 3. Bình An, 4. Bình Đường, 5. Đại Đăng, 6. Đất Cuốc, 7. Đồng An, 8. Đồng An 2, 9. Kim Huy, 10. Mai Trung, 11. Mỹ Phước, 12. Mỹ Phước 2, 13. Mỹ Phước 3, 14. Nam Tân Uyên, 15. Phú Gia, 16. Rạch Bắp, 17. Sóng Thần 1, 18. Sóng Thần 2, 19. Sóng Thần 3, 20. Tân Đông Hiệp A, 21.Tân Đông Hiệp B, 22. Thới Hòa, 23. Việt Hương, 24. Việt Hương 2, 25. VSIP I., 26. VSIP II, 27. VSIP II Mở rộng ( hay còn gọi là VSIP II-A) 28. Mapletree.

      Câu 5. Hãy nêu tóm tắt những thành tựu về đổi mới kinh tế của tỉnh Bình Dương sau gần 15 năm tái lập?

      - Chỉ thống kê sau 13 năm tái lập tỉnh, tổng sản phẩm xã hội (GDP) tăng gấp 8,8 lần; thu nhập bình quân đầu người tăng gần 4 lần; giá trị sản xuất công nghiệp tăng gấp 22 lần, nông nghiệp tăng 2,6 lần; dịch vụ có bước chuyển biến mạnh; kim ngạch xuất khẩu tăng gấp 19,3 lần. Thu ngân sách năm 2009 đạt hơn 14 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 17,4 lần so với năm 1997. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 14,2%. Trong đó thời kỳ 2006 - 2009, tuy bị tác động của tình hình suy thoái kinh tế, nhưng Bình Dương vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng 13,6%; cơ cấu kinh tế của tỉnh tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp với tỷ trọng tương ứng vào năm 2010 là 63% - 32, 6% - 4,4%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 30,1 triệu đồng. Các chỉ số kinh tế đó, là kết quả của quá trình toàn Đảng bộ, nhân dân và cộng đồng các doanh nghiệp của Bình Dương nổ lực phát triển công nghiệp, đô thị và cơ sở hạ tầng…
      - Bình Dương đã biến vùng đất thuần nông thành những khu, cụm công nghiệp quan trọng. Đến năm 2010, toàn tỉnh đã có 28 khu công nghiệp và nhiều cụm công nghiệp. Trong đó có những khu công nghiệp tiêu biểu cho cả nước về xây dựng kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh, đồng bộ và hiện đại, về tốc độ thu hút đầu tư, quản lý sản xuất và bảo vệ môi trường như VISIP 1 và 2, Mỹ Phước, Đồng An, Sóng Thần… Bằng những chính sách phù hợp, Bình Dương đã thu hút được gần 2.000 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn là 13 tỷ đô la Mỹ, hơn 9.000 doanh nghiệp trong nước với tổng vốn trên 60 ngàn tỷ đồng. Bình Dương đã xây dựng được nhiều khu đô thị và dân cư mới văn minh, hiện đại mà tiêu biểu nhất là mô hình Thành phố mới Bình Dương đã chính thức được khởi công.

      - Gắn liền với các khu, cụm công nghiệp và đô thị đó là hệ thống cơ sở hạ tầng ngày càng hiện đại và hoàn thiện. Bình Dương đã nổ lực xây dựng được hàng ngàn km đường giao thông các loại, nối liền các vùng công nghiệp, các cụm cảng hàng hóa, các khu đô thị và khu dân cư trong và ngoài tỉnh. Những tuyến đường cao tốc đã và đang được thi công; những cây cầu bê tông kiên cố bắc qua các con sông, nối liền các vùng kinh tế, dân cư đã được đưa vào sử dụng. Bình Dương đã cố gắng tạo được những cơ sở về cung cấp điện, nước và thông tin cho phát triển kinh tế và dân sinh, cả trước mắt và lâu dài.

      - Bình Dương cũng đã cố gắng rất nhiều và đã đạt được những thành tựu quan trọng trong phát triển cơ sở hạ tầng về tài chính, tín dụng và thương mại, dịch vụ. Hơn 40 ngân hàng đã thiết lập chi nhánh ở Bình Dương. Nhiều tập đoàn thương mại lớn của cả nước đã xây dựng siêu thị các loại ở Bình Dương. Đảng bộ và Chính quyền Bình Dương đã có chính sách phù hợp và đã tập trung nổ lực cao nhất, đạt được những thành tựu quan trọng và lớn lao để thiết lập cơ sở hạ tầng hiện đại, phục vụ cho phát triển kinh tế nhanh, ổn định và bền vững.

      Câu 6. Hãy cho biết mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể về phát triển kinh tế - xã hội (2011 – 2015) của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ IX đề ra?

      * Mục tiêu tổng quát:

      - Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh gắn với khối đại đoàn kết toàn dân; tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và toàn diện trên các lĩnh vực, tập trung phát triển kinh tế nhanh và bền vững. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng ưu tiên phát triển dịch vụ, công nghiệp gắn với quá trình đô thị hóa, đầu tư hợp lý để phát triển nông nghiệp đô thị, nông nghiệp công nghệ cao, xây dựng nông thôn mới.

      - Nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp, thực hiện tốt cải cách hành chính, tạo môi trường thông thoáng để thu hút đầu tư. Cải thiện và không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ môi trường.

      - Giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội. Đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội làm động lực cho sự phát triển, sớm đưa tỉnh Bình Dương thành đô thị văn minh, hiện đại.
      * Mục tiêu cụ thể 2011- 2015:

      - Chỉ tiêu kinh tế: Tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân hàng năm là 13,5 - 14%, Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng dịch vụ để đến năm 2015 cơ cấu kinh tế là: Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp với tỷ lệ tương ứng là 59%-38%-3%. GDP bình quân đầu người đến 2015 là 63,2 triệu đồng (tương đương 3.000USD).

      - Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm là 19 - 20%.

      - Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân hàng năm là 4 - 4,5%.

      - Giá trị dịch vụ tăng bình quân hàng năm là 22 - 23%.

      - Giá trị kim ngạch tăng bình quân hàng năm là 21 - 22%.

      - Thu ngân sách tăng bình quân hàng năm là 13 - 14%.

      - Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng bình quân hàng năm là 20 - 21%.

      - Thu hút vốn đầu tư nước ngoài cả thời kỳ đạt trên 5 tỷ đô la Mỹ.

      - Chỉ tiêu xã hội 2011 - 2015:

      - Tỷ lệ trường đạt chuẩn Quốc gia đạt 60 - 65%.

      - Tỷ lệ xã, phường có thiết chế văn hóa, thể dục thể thao đạt 55 - 60%.

      - Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng dưới 13%.
      - Duy trì mức sinh thay thế một cách vững chắc.

      - Tỷ lệ số xã, phường, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia về y tế đạt 100%.

      - Đạt 6,8 bác sĩ và 27 giường bệnh trên 1 vạn dân.

      - Hàng năm giải quyết việc làm cho 44.000 lao động.

      - Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới của tỉnh còn dưới 2%.

      - Tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh đạt 60%. Diện tích nhà ở bình quân đạt 20m2/ người.

      - Tỷ lệ xã đạt tiêu chí nông thôn mới là 40%.

      * Chỉ tiêu về môi trường 2011 - 2015:

      - Tỷ lệ chất thải rắn được thu gom và xử lý đạt 90%.

      - Tỷ lệ chất thải rắn y tế được thu gom và xử lý đạt 100%.

      - Tỷ lệ dân số thành thị sử dụng nước sạch đạt 90%.

      - Tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 98%.

      - 100% khu công nghiệp, cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung.

      - Tỷ lệ độ che phủ rừng, cây lâm nghiệp, cây công nghiệp lâu năm đạt 57%.

      Câu 7. Trên cơ sở Mục tiêu tổng quát về phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2011 – 2015), Đảng bộ tỉnh Bình Dương sẽ tập trung thực hiện một số chương trình đột phá nào?


      *Gợi ý:

      - Trên cơ sở Mục tiêu tổng quát về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2011 – 2015), Đảng bộ tỉnh sẽ Bình Dương tập trung một số chương trình đột phá:

      1. Tập trung phát triển các ngành dịch vụ có chất lượng và hàm lượng công nghệ cao, gắn với phát triển công nghiệp, đô thị theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, văn minh, hiện đại.

      2. Huy động mọi nguồn lực từ các thành phần kinh tế tiếp tục đầu tư, phát triển đồng bộ, hiện đại kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh nhất là các công trình mang tính động lực. Gắn kết khai thác tối đa lợi thế từ hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

      3. Tập trung xây dựng khu đô thị mới, trung tâm chính trị hành chính tập trung của tỉnh, gắn với đầu tư nâng cấp, chỉnh trang thị xã Thủ Dầu Một và các đô thị vệ tinh như: Thuận An, Dĩ An,... theo hướng văn minh, sạch đẹp và nâng cao chất lượng sống của nhân dân.

      4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo - quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật và đội ngũ công nhân lao động nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh trong giai đoạn mới.

      Câu 8. Đảng bộ tỉnh Bình Dương đã đúc kết được những bài học kinh nghiệm gì trong quá trình lãnh đạo xây dựng và phát triển giai đoạn 1975 – 2010?

      1. Đoàn kết thống nhất trong Đảng, trước hết là quan hệ đoàn kết trong các Ban Thường vụ, các cấp uỷ là yếu tố quan trọng hàng đầu, quyết định chất lượng lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ và Chính quyền trong toàn bộ tiến trình phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

      2. Quá trình Đảng lãnh đạo cũng là quá trình luôn tìm tòi, xây dựng phương thức lãnh đạo thích hợp của Ban Thường vụ và các cấp uỷ trong toàn bộ hệ thống chính trị.

      3. Trân trọng và phát huy những lợi thế so sánh trong thiên thời, địa lợi và nhân hoà; khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tổng hợp.

      4. Trong lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội, đề cao và tuân thủ 5 nguyên tắc phát triển: Phát triển nhanh gắn với ổn định bền vững. Phát triển kinh tế gắn với tiến bộ văn hoá và công bằng xã hội. Công nghiệp gắn với dịch vụ và đô thị, mở đường cho nông nghiệp và nông thôn phát triển. Xây dựng đồng bộ 3 loại hạ tầng: Hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng văn hoá – xã hội và hạ tầng về các thể chế tài chính, tín dụng. Không xem nhẹ hoặc hy sinh bất kỳ lợi ích nào của người dân, lấy cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân dân là mục tiêu cuối cùng hướng đến phát triển.

      5. Thời kỳ mới, cán bộ mới, phương thức đào tạo bồi dưỡng mới. Khoan dung, trách nhiệm, quan tâm chăm sóc, bồi dưỡng các thế hệ kế thừa.

      6. Gắn kết chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng – an ninh. Luôn chủ động trên mọi mặt trận quốc phòng, an ninh trong điều kiện mới.

      Câu 9. Cảm nhận của anh, chị về những đổi thay của Bình Dương sau gần 15 năm xây dựng và phát triển.
      (Bài viết không quá 1.000 từ)

      Comment

      LHQC

      Collapse
      Working...
      X