Announcement

Collapse
No announcement yet.

Đọc báo giùm bạn

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Đọc báo giùm bạn

    Xin chào các bạn!
    Topic này lập ra để nhằm mục đích thông tin các tin tức có liên quan đến tuyển sinh năm 2013 của Trường ĐH Công nghệ thông tin - ĐHQG-HCM đăng trên các báo.

  • #2
    Đọc báo dantri - Tin tức mới nhất, Thông tin nhanh chính xác được cập nhật hàng giờ. báo nói đọc tin tức online Việt Nam Thế giới nóng nhất trong ngày, Kinh doanh Việc làm, Pháp luật Đời sống, Giáo dục Sức khỏe, Thể thao Giải trí, Công nghệ, Văn hóa Xã hội, Ôtô Xe máy, Tình yêu, Nhân ái, Bạn đọc

    ĐH Quốc gia TPHCM chỉ tăng 90 chỉ tiêu năm 2013

    (Dân trí) - ĐH Quốc gia TPHCM vừa công bố kế hoạch tuyển sinh năm 2013 vào chiều 11/1. So với năm 2012, tổng chỉ tiêu tuyển của ĐH Quốc gia TPHCM năm 2013 không biến động nhiều khi chỉ tăng 90 chỉ tiêu.
    >> Chỉ tiêu tuyển sinh 2013 của nhiều trường đại học phía Bắc
    Trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013, ĐH Quốc gia TPHCM vẫn áp dụng phương thức thi 3 chung (chung đợt, chung đề với toàn hệ thống đại học toàn quốc). Theo TS Nguyễn Quốc Chính, phó trưởng ban ĐH - sau ĐH Quốc gia TPHCM tổng chỉ tiêu tuyển sinh năm 2013 khoảng 12.850 chỉ tiêu, tăng 90 chỉ tiêu ở hai ngành mới. Cụ thế là 40 chỉ tiêu cho ngành An ninh Thông tin (ĐH Công nghệ thông tin) và 50 chỉ tiêu cho ngành Kỹ thuật tài chính và quản trị rủi ro (ĐH Quốc tế).
    Năm nay, ĐH Công nghệ thông tin cũng áp dụng thi khối A1 bên cạnh các trường ĐH Bách khoa, ĐH Kinh tế - Luật, ĐH Quốc tế ở tất các các ngành/nhóm ngành tuyển sinh khối A. Còn ĐH Khoa học tự nhiên tuyển khối A1 ở các ngành Công nghệ thông tin, ngành Toán học, ngành Kỹ thuật Điện tử - truyền thông; ĐH Khoa học xã hội & Nhân văn thì áp dụng với các ngành: Triết học, Địa lý, Xã hội học, Thư viện thông tin, Đô thị học.
    PGS-TS Nguyễn Hội Nghĩa - phó giám đốc ĐH Quốc gia TPHCM cũng cho biết một số trường thành viên tiếp tục áp dụng nhân hệ số các môn thi đặc thù của ngành. Cụ thể, ĐH Công nghệ Thông tin nhân hệ số môn Toán khối A, A1; ĐH Kinh tế Luật nhân hệ số môn Toán khối A, A1 và D1; ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn nhân hệ số môn ngoại ngữ (tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức) vào các ngành Ngữ văn Anh, Song ngữ Nga-Anh, Ngữ văn Pháp, Ngữ văn Trung, Ngữ văn Đức, Ngữ văn Tây Ban Nha, Ngữ văn Ý; nhân hệ số môn Văn cho ngành Văn học, Ngôn ngữ, nhân hệ số môn Sử cho ngành Lịch sử và nhân hệ số môn Địa cho ngành Địa lý.
    Trong xét tuyển, chủ trương của ĐH Quốc gia TPHCM là xét tuyển 1 lần (NV1), hạn chế xét tuyển nguyện vọng bổ sung đồng thời phát huy tối đa khả năng liên thông trong hệ thống các trường thành viên.
    Nhìn lại công tác tuyển sinh năm 2012, ĐH Quốc gia TPHCM cũng kiến nghị Bộ GD-ĐT một số điều trong mùa tuyển sinh 2013. Trong đó, đề nghị xem xét bỏ yêu cầu bắt buộc tổ chức thi tại Cụm thi Vinh cho các trường tại TPHCM vì lượng thí sinh đăng ký ít chỉ chiếm 3% trong khi đó chi phí tổ chức thi lại quá cao.
    Lê Phương

    Comment


    • #3
      (TNO) Chiều nay 11.1, Đại học Quốc gia TP.HCM đã họp tổng kết tuyển sinh năm 2012 và bàn phương hướng tuyển sinh năm 2013.


      Chiều nay 11.1, Đại học Quốc gia TP.HCM đã họp tổng kết tuyển sinh năm 2012 và bàn phương hướng tuyển sinh năm 2013.

      Tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính, Phó trưởng ban đào tạo đại học và sau đại học, cho biết tổng chỉ tiêu toàn Đại học Quốc gia năm 2013 là 12.850, tăng 90 chỉ tiêu so với năm 2012 do có thêm 2 ngành mới tại Đại học Quốc tế (ngành kỹ thuật tài chính và quản trị rủi ro) và Đại học Công nghệ thông tin (chuyên ngành an ninh thông tin).

      Tiến sĩ Chính cũng cho biết thêm, một điểm mới trong tuyển sinh năm 2013 nữa là Đại học Công nghệ thông tin sẽ bổ sung khối thi A1 cho tất cả các ngành.

      Comment


      • #4
        TT - Ðây là một trong tám điểm mới liên quan đến các kỳ thi và tuyển sinh ÐH-CÐ năm 2013 đã được thảo luận kỹ tại hội nghị thi và tuyển sinh ÐH-CÐ do Bộ GD-ÐT tổ chức chiều 22-1.



        Thay đổi cách tính điểm sàn tuyển sinh ĐH, CĐ

        VĨNH HÀ - NGỌC HÀ | 23/01/2013 07:22 (GMT + 7)
        TT - Ðây là một trong tám điểm mới liên quan đến các kỳ thi và tuyển sinh ÐH-CÐ năm 2013 đã được thảo luận kỹ tại hội nghị thi và tuyển sinh ÐH-CÐ do Bộ GD-ÐT tổ chức chiều 22-1.
        • Bộ trưởng Bộ Giáo dục - đào tạo Phạm Vũ Luận (thứ hai từ trái sang) trao đổi với các đại biểu dự Hội nghị giáo dục đại học năm 2013 - Ảnh: V.Dũng
        • PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn (phó hiệu trưởng Trường ĐH Lâm nghiệp)
        • Bộ trưởng Phạm Vũ Luận - Ảnh: Việt Dũng



        • 1
        • 2
        • 3



        Nhiều điểm mới trong tuyển sinh 2013
        - Chấm thanh tra tối thiểu 10% bài thi tự luận
        - Rút ngắn thời hạn xét tuyển
        - Cho phép thí sinh mang máy ghi âm, ghi hình vào phòng thi
        - 10 trường khối văn hóa - nghệ thuật có phương án tuyển sinh riêng
        - Liên thông chính quy thi chung với ĐH chính quy


        Lệ phí thi có thể tăng lên 100.000 đồng
        Bộ GD-ĐT đang trình Bộ Tài chính phương án tăng lệ phí thi tuyển sinh ĐH-CĐ từ mức 80.000 đồng lên 100.000 đồng. Nếu đề xuất này được phê duyệt, mức lệ phí mới sẽ được áp dụng bắt đầu từ năm 2013.

        "Tôi muốn đưa ra quan điểm cá nhân, không phải chỉ đạo với vai trò bộ trưởng. Đây không phải sáng kiến của Bộ GD-ĐT mà từ thực tiễn phát sinh. Chúng ta không cho phép thí sinh mang thiết bị điện tử vào nhưng thí sinh vẫn mang, ghi hình, đưa lên mạng. Chúng ta phải đối diện với thực tế đã tồn tại và chưa từng được quản lý. Vì thế chúng ta cần giành thế chủ động là cho phép nhưng phải quản lý"
        Bộ trưởng Phạm Vũ Luận

        "Việc quy định cho thí sinh mang thiết bị ghi âm, ghi hình vào phòng thi là không cần thiết, gây khó cho nhà trường. Giám định thiết bị không phải chức năng của nhà trường. Tham gia giám sát kỳ thi đã có đủ lực lượng, gồm thanh tra bộ, thanh tra trường, rồi các bộ phận an ninh phối hợp bên trong và bên ngoài... Tôi nghĩ không cần phải chạy theo sức ép của dư luận theo cách này"
        PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn
        CHIA SẺ

        Lưu lạiIn bàiGửi cho bạn bèFacebookYahooTwiterGoogleZing Me
        TỪ KHÓA

        điểm sàn, cách tính, thay đổi. tuyển sinh

        TIN BÀI KHÁC



        >>Các trường có thể xét tuyển nhiều đợt
        >>Thí sinh được tham gia phát hiện tiêu cực

        Trong đó đặt ra những dự kiến giải pháp nhằm siết chặt kỷ luật, xử lý vi phạm.

        1. Sẽ thay đổi cách tính điểm sàn
        Theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, việc xác định điểm sàn lâu nay dựa trên số lượng thí sinh dự thi ÐH, tính toán cân đối một lượng dôi dư nhất định thí sinh đạt điểm sàn trở lên so với chỉ tiêu để giúp các trường tuyển đủ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy cách tính này không phù hợp khi số thí sinh trên điểm sàn dư mà các trường vẫn tuyển không đủ chỉ tiêu.
        "Bộ đang tính đến phương án thay đổi cách xác định điểm sàn theo phổ điểm từng môn thi, trên cơ sở điểm thi trung bình thí sinh đạt được. Mọi năm hội đồng điểm sàn làm việc nghiêm túc, phân tích cẩn thận nhưng hiệu quả chưa cao. Nếu các trường có sáng kiến về cách tính điểm sàn đơn giản thì nên hiến kế cho bộ, cùng nhau tìm cách xác định điểm sàn phù hợp, để các trường đều chấp nhận và xã hội có điều kiện giám sát" - ông Ga nói.
        Ông Ga cũng cho rằng với cách tính điểm sàn này, điểm sàn có thể sẽ thấp hơn bình thường khoảng 1 điểm nhưng sẽ phù hợp với thực tế. "Thay vì điểm sàn khối A năm 2012 là 13 điểm, khối B là 14 điểm thì cách tính điểm sàn dựa theo phổ điểm, mỗi khối sẽ có điểm sàn thấp hơn từ 0,5-1 điểm" - ông Ga công bố.
        2. Chấm thanh tra tối thiểu 10% bài thi tự luận

        Theo ông Ngô Kim Khôi - cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, năm 2012 Bộ GD-ÐT đã thành lập hội đồng chấm thẩm định bài thi tự luận và đã tổ chức chấm 1.405 bài thi các môn toán, ngữ văn, lịch sử, địa lý của một số trường, phát hiện công tác chấm thi của các trường có sai sót, chưa nghiêm túc, không chấm hai vòng độc lập theo quy định. Theo đó, giải pháp đầu tiên để khắc phục hạn chế, yếu kém bộ đặt ra cho kỳ thi tuyển sinh 2013 là bổ sung ban chấm thanh tra trực thuộc hội đồng tuyển sinh trường, có nhiệm vụ tổ chức chấm thanh tra ít nhất 10% số bài thi của mỗi môn tự luận. Ðồng thời, bộ thành lập hội đồng chấm thẩm định và tổ chức thẩm định bài thi tự luận, công bố công khai kết quả chấm thẩm định. Kết quả chấm thẩm định là kết quả cuối cùng của thí sinh.
        Ngoài kỳ thi tuyển sinh CÐ, ÐH, theo dự kiến của Bộ GD-ÐT, trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013, bên cạnh quy định chấm chung bài thi tại các hội đồng chấm thi để thống nhất phương án chấm thi, chấm thanh tra trong quá trình chấm thi, Bộ GD-ÐT sẽ bổ sung quy định chấm kiểm tra tối thiểu 5% số bài thi môn tự luận và Bộ GD-ÐT sẽ tổ chức hội đồng chấm thẩm định bài thi tự luận. Bộ trưởng Bộ GD-ÐT Phạm Vũ Luận khẳng định năm 2013 sẽ công bố kết quả chấm thẩm định bài thi của các tỉnh, thành để xã hội cùng theo dõi, giám sát và gây áp lực cho những địa phương làm sai.

        3. Rút ngắn thời hạn xét tuyển
        Thay vì thời hạn kết thúc xét tuyển vào ngày 30-11 như năm 2012, mùa tuyển sinh năm 2013 Bộ GD-ÐT xác định thời hạn kết thúc xét tuyển vào ngày 30-10. Theo lãnh đạo các trường, đây là một thay đổi quan trọng, phù hợp với thực tế khi việc kéo dài thời gian xét tuyển không giúp gì được cho các trường trong việc tuyển thêm thí sinh. Mặt khác, nhiều trường công lập tận dụng quy chế này cộng với việc cho phép điểm xét tuyển đợt sau thấp hơn đợt trước để vơ vét thí sinh, lấy mất nguồn tuyển của nhiều trường khác.
        Ngoài ra, bộ cũng tiếp tục giao quyền chủ động và tự chịu trách nhiệm cho địa phương tổ chức thi tốt nghiệp THPT, giao chủ động cho các trường ÐH-CÐ trong công tác xét tuyển với nhiều đợt xét tuyển, mỗi đợt kéo dài ít nhất 20 ngày.

        4. Tăng cường giám sát tiêu cực, cho phép thí sinh mang máy ghi âm, ghi hình vào phòng thi
        Thay vì một quy định được ban hành sát kỳ thi, việc cho phép thí sinh mang thiết bị ghi âm, ghi hình vào phòng thi được đưa vào quy chế tuyển sinh CÐ, ÐH 2013. Ông Ngô Kim Khôi nhấn mạnh thiết bị được mang vào phòng thi là thiết bị có chức năng ghi thông tin nhưng không truyền thông tin ra ngoài phòng thi, không cho phép người sử dụng xem hình ảnh, nghe, đọc thông tin trực tiếp.
        5. 10 trường khối văn hóa - nghệ thuật có phương án tuyển sinh riêng
        Theo quy định của Bộ GD-ÐT, các trường thuộc khối văn hóa - nghệ thuật được giao thí điểm thi tuyển sinh riêng xây dựng phương án, trình Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch phê duyệt trước ngày 31-1-2013 và báo cáo Bộ GD-ÐT.

        6. Bổ sung chính sách ưu tiên đối với thí sinh
        Bộ GD-ÐT quyết định bổ sung việc tuyển thẳng vào ÐH-CÐ đối với học sinh đoạt giải hội thi sáng tạo kỹ thuật quốc tế đã tốt nghiệp THPT. Bộ cũng cho phép các trường trên địa bàn Tây Bắc, Tây nguyên, Tây Nam bộ tuyển thí sinh có hộ khẩu thường trú từ ba năm trở lên, học ba năm liên tục và tốt nghiệp THPT tại ba khu vực trên với mức điểm thi thấp hơn điểm sàn của Bộ GD-ÐT 1,0 điểm và phải học dự bị sáu tháng. Với học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh có hộ khẩu thường trú từ ba năm trở lên - tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển - tại các huyện nghèo theo quy định của Chính phủ và học sinh 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam bộ được ưu tiên xét tuyển vào học và phải học dự bị một năm.

        7. Liên thông chính quy thi chung với ĐH chính quy
        Theo quy định của bộ, những người có bằng tốt nghiệp trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, cao đẳng chưa đủ 36 tháng kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký dự thi có nguyện vọng học liên thông lên trình độ CÐ, ÐH phải dự thi các môn văn hóa hoặc năng khiếu theo quy định của khối thi tương ứng với ngành thí sinh đăng ký học liên thông trong kỳ thi tuyển sinh CÐ, ÐH chính quy.

        8. Bổ sung chế tài xử lý chủ tịch hội đồng tuyển sinh mắc sai phạm
        Bộ cũng công bố bổ sung chế tài xử lý cảnh cáo hoặc có hình thức kỷ luật cao hơn đối với chủ tịch hội đồng tuyển sinh và những cá nhân, đơn vị liên quan nếu để sai sót, không đúng quy định trong công tác chấm thi.
        ____________________________
        Băn khoăn về dự kiến tính điểm sàn
        Theo ông Trần Trung - hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Hưng Yên, báo cáo của bộ cho thấy năm 2012 tất cả các trường chỉ tuyển được 83% chỉ tiêu, thiếu đến 17% chỉ tiêu cũng là do cách tính điểm sàn chưa phù hợp. “Rất khó cho các trường tỉnh lẻ khi áp dụng chung một điểm sàn với trường ở thành phố nhiều điều kiện hơn, hấp dẫn thí sinh hơn. Chưa kể, nhiều trường trọng điểm không còn giữ được hai chữ “trọng điểm” khi tuyển sinh điểm rất thấp, lấy hết thí sinh của trường khác về mình” - ông Trung nhấn mạnh. Cùng quan điểm này, nhiều trường cho rằng bộ nên xác định điểm sàn theo từng khu vực. Đại diện một trường ĐH phía Nam cho rằng điểm sàn rất cần thiết để bảo đảm chất lượng, nhưng cần linh hoạt theo từng nhóm: nhóm trường ĐH tốp trên, tốp trung và tốp dưới: “Nhiều trường tốp trên mà lấy điểm chuẩn bằng điểm sàn, thuyền lớn mà vào tận bờ để bắt tôm bắt tép”.
        Trong khi đó, trao đổi với Tuổi Trẻ, TS Nguyễn Đức Nghĩa - phó giám đốc ĐHQG TP.HCM - cho biết theo báo cáo của Bộ GD-ĐT: bậc ĐH tuyển được 88%, CĐ 70%, TCCN 63%. Vậy thí sinh đi đâu? Điều đó chứng tỏ hoặc điểm sàn quá cao hoặc chỉ tiêu quá cao. Điểm sàn cao thì vô lý, vì nếu thí sinh không đậu ĐH, CĐ thì phải vào TCCN nhưng thực tế cả ba bậc học đều tuyển không đủ. Có lẽ vấn đề nằm ở chỗ các trường xác định chỉ tiêu cao quá. Các trường phải tự điều chỉnh lại. Theo đề xuất của Bộ GD-ĐT, xác định điểm sàn theo điểm bình quân ba môn thi. Thống kê của những năm trước điểm bình quân ba môn thi của từng khối thi sẽ thấp hơn các mức điểm sàn đang xác định. Liệu điều này có ảnh hưởng phân luồng học sinh hay không? Hiện nay mức điểm sàn cao hơn điểm bình quân ba môn thi mà hệ TCCN không tuyển đủ nếu xác định điểm sàn ba môn thi chắc chắn sẽ thấp hơn. Điều này có tác động đến tuyển sinh TCCN không? Cần xác định điểm bình quân ba môn thì phải tính tổng điểm ba môn của một thí sinh mới chính xác.
        Còn TS Nguyễn Văn Phúc - hiệu trưởng Trường ĐH quốc tế Miền Đông - trả lời phỏng vấn của Tuổi Trẻ về vấn đề này cũng cho rằng điểm sàn nên có hai mức khác nhau: “Các ĐHQG, ĐH trọng điểm phải xác định mức điểm sàn cao, còn các trường ĐH còn lại có mức điểm sàn khác. Để thực hiện việc này, đề thi phải thiết kế gồm có tính phân loại thí sinh cao: 50-60% học sinh trung bình làm được, 20% dành cho học sinh khá và 10% dành cho học sinh giỏi. Nếu thực hiện tốt điều này, việc xác định điểm sàn theo hai mức nêu trên sẽ thuận lợi hơn”.
        N.HÀ - T.HUỲNH



        Comment


        • #5
          Cách ghi hồ sơ tuyển sinh http://www.thanhnien.com.vn/pages/20...so-du-thi.aspx

          Comment


          • #6
            TT - Ngày 20-2, Ban chỉ đạo tuyển sinh Bộ GD-ĐT đã họp bàn, gút lại phương hướng cho mùa tuyển sinh 2013.


            • ó thêm mục dành cho thí sinh dự thi liên thông



            TIN BÀI LIÊN QUAN



            CHIA SẺ

            Lưu lạiIn bàiGửi cho bạn bèFacebookYahooTwiterGoogleZing Me
            TỪ KHÓA

            Thông tin, tuyển sinh 2013

            TIN BÀI KHÁC



            So với năm 2012, mùa tuyển sinh 2013 có nhiều thay đổi về kỹ thuật, trong đó có cả những thay đổi gần như giống với quy định đã áp dụng trước năm 2012...
            Nộp bản gốc kết quả thi để xét tuyển
            Năm 2012, lần đầu tiên Bộ GD-ĐT đưa ra quy định thí sinh không đỗ vào trường đăng ký dự thi sẽ được cấp hai giấy chứng nhận kết quả thi và dùng vào việc xét tuyển không giới hạn nguyện vọng theo cách nộp bản gốc hay bản sao giấy chứng nhận kết quả tùy theo yêu cầu của trường xét tuyển. Tuy nhiên năm nay bộ quyết định thí sinh chỉ được đăng ký xét tuyển khi nộp bản gốc giấy chứng nhận kết quả thi.
            Theo đó, các trường ĐH, CĐ sẽ in, đóng dấu đỏ và cấp ba giấy chứng nhận kết quả thi ĐH, CĐ cho thí sinh không trúng tuyển vào trường mình nhưng có kết quả thi từ điểm sàn CĐ trở lên (không có môn nào bị điểm 0) để thí sinh đăng ký xét tuyển. Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, tuy các trường chỉ nhận bản gốc nhưng thí sinh có thể rút hồ sơ nộp sang trường khác xét tuyển nếu muốn thay đổi nguyện vọng.
            Bắt đầu nhận hồ sơ đăng ký dự thi từ 11-3
            Bộ GD-ĐT quy định thời hạn thu nhận hồ sơ đăng ký dự thi, lệ phí đăng ký dự thi quy định thống nhất trên phạm vi toàn quốc như sau: theo hệ thống của sở GD-ĐT từ ngày 11-3 đến 11-4 và từ 12-4 đến 19-4 tại các trường tổ chức thi.
            Tuy nhiên, riêng với việc xét tuyển vào các trường trung cấp chuyên nghiệp, ngoài phiếu báo điểm có đóng dấu đỏ, học sinh hoàn toàn có thể sử dụng bản sao hợp lệ giấy chứng nhận kết quả thi để đăng ký.
            Bộ GD-ĐT cũng quy định các trường phải đặt ra thời hạn xét tuyển mỗi đợt là 20 ngày. Thời hạn xét tuyển bắt đầu từ ngày 20-8 và kết thúc ngày 30-10. Đặc biệt, đối với thí sinh dự thi liên thông ĐH, CĐ chính quy sẽ thi chung với ĐH, CĐ chính quy và nếu không trúng tuyển cũng sẽ được xét tuyển vào học liên thông các trường khác cùng khối thi, trong vùng tuyển và đáp ứng được yêu cầu của trường cần tuyển.
            Điểm xét tuyển đợt sau không thấp hơn đợt trước
            Năm 2012, Bộ GD-ĐT cho phép các trường tự do xác định điểm chuẩn, có thể điểm chuẩn đợt xét tuyển sau còn thấp hơn đợt trước.
            Trao đổi với Tuổi Trẻ, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho hay do không đặt ngưỡng cho việc xác định điểm chuẩn nên có hiện tượng trường tốp trên hạ điểm chuẩn mãi để tuyển đủ chỉ tiêu khiến nhiều SV đã trúng tuyển vào trường khác lại rút hồ sơ đăng ký xét tuyển, gây mất ổn định và khó khăn cho trường tốp dưới. “Trước năm 2012, bộ quy định điểm chuẩn đợt sau phải cao hơn đợt trước, còn năm 2013 các trường sẽ phải dự tính điểm chuẩn phù hợp, sao cho điểm chuẩn đợt sau ít nhất phải bằng điểm chuẩn của đợt trước đó” - ông Ga giải thích.
            Theo PGS.TS Đặng Kim Vui - giám đốc ĐH Thái Nguyên, nếu các trường được phép hạ điểm chuẩn đợt sau thấp hơn đợt trước sẽ gây bất công cho thí sinh. “Có những thí sinh đăng ký xét tuyển đợt trước thừa điểm xét tuyển cho đợt sau nhưng đã bị gạt ngay từ đầu là vô lý. Các em lại phải chọn nguyện vọng khác, mặc dù đáng lý hoàn toàn đủ khả năng để trúng tuyển vào trường là không được” - PGS Vui nói.
            Chấm thanh tra tối thiểu 5% bài thi tự luận
            Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, do năm 2012 bộ phát hiện một số trường còn sai sót, thiếu nghiêm túc trong chấm bài thi tự luận, có nơi không chấm hai vòng độc lập theo quy định, có biểu hiện đánh dấu bài, nên bộ quyết định yêu cầu các trường thành lập ban chấm thanh tra tại trường để chấm thanh tra tối thiểu 5% tổng số bài thi đối với mỗi môn thi tự luận. “Có ý kiến cho rằng việc chấm thanh tra nếu áp dụng sau khi việc chấm thi bình thường đã xong sẽ khiến việc công bố điểm thi có thể chậm trễ. Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT khẳng định việc bổ sung ban chấm thanh tra sẽ không làm thay đổi tiến độ công bố kết quả thi” - ông Ga nói. Theo kế hoạch, trước ngày 31-7, các trường ĐH có tổ chức thi tuyển sinh hoàn thành chấm thi, công bố điểm thi của thí sinh trên các phương tiện truyền thông đại chúng và thời hạn này đối với các trường CĐ là trước ngày 5-8.
            Hội đồng tuyển sinh nhà trường sẽ tự quyết định việc chấm thanh tra cùng lúc với chấm thi hay nếu bài thi ít có thể chấm thi bình thường xong sẽ tổ chức chấm thanh tra. Căn cứ kết quả chấm thanh tra, tư vấn của ban chấm thanh tra, hội đồng tuyển sinh sẽ chỉ đạo công tác chấm thi kịp thời, đảm bảo việc chấm thi đúng đáp án, thang điểm của bộ và sự chính xác của kết quả thi.
            Ngoài ra, sau khi có kết quả thi, hội đồng chấm thẩm định của Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục chấm thẩm định, nếu phát hiện sai sót sẽ xử lý nghiêm.
            Bổ sung ưu tiên xét tuyển cho học sinh 23 huyện nghèo
            Năm 2012, Bộ GD-ĐT đã thực hiện quy định ưu tiên xét tuyển cho học sinh 62 huyện nghèo theo quy định nghị quyết 30a của Chính phủ. Ngày 5-2-2013, Thủ tướng Chính phủ có quyết định bổ sung 23 huyện có tỉ lệ hộ nghèo cao được áp dụng các cơ chế, chính sách như 62 huyện nghèo đã xác định trước đó.
            Do đó, từ năm 2013, ngoài 62 huyện nghèo sẽ có thêm học sinh 23 huyện nghèo được hưởng chính sách xét tuyển ưu tiên vào các trường ĐH.
            Bộ GD-ĐT cũng thực hiện chính sách ưu tiên xét tuyển cho học sinh 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam bộ. Ngoài ra, Bộ GD-ĐT cho phép các trường trên địa bàn Tây Bắc, Tây nguyên, Tây Nam bộ tuyển thí sinh có hộ khẩu thường trú từ ba năm trở lên, học ba năm liên tục và tốt nghiệp THPT tại ba khu vực trên với mức điểm thi thấp hơn điểm sàn 1 điểm.


            Comment


            • #7

              Chiều 11/3, Bộ GD-ĐT công bố mức thu lệ phí tuyển sinh ĐH,CĐ và TCCN năm 2013. Theo đó, lệ phí tuyển sinh  đều tăng, hồ sơ xét tuyển thẳng tăng gấp đôi so với năm 2012.




              Lệ phí thi ĐH tăng cao nhất 100.000 đồng

              - Chiều 8/3, Bộ GD-ĐT công bố mức thu lệ phí tuyển sinh ĐH-CĐ-TCCN năm 2013. Theo đó, lệ phí tuyển sinh vào các ĐH-CĐ-TCCN đều tăng. Lệ phí hồ sơ xét tuyển thẳng tăng gấp đôi so với năm 2012.
              >>2013: Tăng lệ phí tuyển sinh
              >>Những điểm mới trong tuyển sinh 2013


              Năm 2013, lệ phí cho thí sinh thuộc diện xét tuyển hoặc tuyển thẳng vào các ĐH-CĐ: 30.000 đồng/hồ sơ, tăng gấp đôi so với mức 15.000 đồng/hồ sơ năm 2012.
              Thí sinh dự thi ĐH-CĐ năm 2012. (Ảnh: Văn Chung)

              Lệ phí đăng ký dự thi các ĐH-CĐ là 60.000 đồng, nhiều hơn 10.000 đồng so với mức 50.00 đồng của năm 2012.
              Lệ phí sơ tuyển (đối với trường có tổ chức sơ tuyển trước khi thi chính thức) được chia ra 2 mức: Sơ tuyển đối với các ngành năng khiếu: 120.000 đồng/hồ sơ (bao gồm tất cả các môn), tăng 20.000 đồng so với mức 100.000 đồng của năm 2012. Lệ phí sơ tuyển đối với các ngành khác: 50.000 đồng/hồ sơ (bao gồm tất cả các môn), tăng 10.000 đồng so với năm 2012.
              Mức lệ phí dự tuyển vào các ĐH-CĐ-TCCN cũng được điều chỉnh tăng hơn năm 2012.
              Lệ phí dự thi văn hoá: 45.000 đồng/hồ sơ (bao gồm tất cả các môn), tăng 15.000 đồng. Dự thi năng khiếu: 300.000 đồng/hồ sơ (bao gồm tất cả các môn), tăng 100.000 đồng.
              Lệ phí tuyển sinh sau đại học cũng tăng. Phí đăng ký dự thi: 60.000 đồng/hồ sơ, tăng 10.000 đồng; dự thi cao học: 120.000 đồng/hồ sơ, tăng 20.000 đồng;
              Phí dự tuyển nghiên cứu sinh và đăng ký xét tuyển đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước được giữ nguyên ở mức 200.000 thí sinh/hồ sơ.
              • Văn Chung

              Comment


              • #8
                Báo thanh niên giới thiệu về ký túc xá của ĐHQG TP.HCM
                Ký túc xá VIP

                12/03/2013 3:00
                Không những được sống trong một môi trường thoải mái, sang trọng mà khoảng 13.000 sinh viên tại ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM còn hưởng được những dịch vụ tiện ích với giá cả phù hợp.

                Chính thức đưa vào hoạt động từ tháng 10.2012, dịch vụ giặt đồ cho sinh viên tại khu B đã thu hút được sự quan tâm của hầu hết các bạn trẻ nơi đây. Hồ Thái Dương, sinh viên năm 3, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, cho biết: “Trước đây mỗi khi bận học hành hoặc thi cử thì mình không có thời gian để giặt quần áo. Những lần như thế phải vác bao đồ dơ mang ra tiệm bên ngoài KTX nhờ người ta giặt, rồi lại mất công đến tiệm lấy về. Còn bây giờ, dịch vụ giặt đồ có ngay tại chỗ nên tiện lợi vô cùng. Cứ có đồ dơ cần giặt thì mình cứ bỏ vào những chỗ quy định của dịch vụ là sẽ có nhân viên đến lấy về giặt cho mình”.

                KTX tại khu B giống như một chung cư cao cấp - Ảnh: Lê Thanh
                Sở dĩ nhiều sinh viên quan tâm đến dịch vụ này vì không những rất tiện lợi mà giá cả dịch vụ ở đây rẻ hơn bên ngoài. Đàm Nam Hải, sinh viên năm 3, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, so sánh: “Giá giặt đồ bên ngoài hiện nay thấp nhất cũng phải 8.000 đồng/kg, trong khi đó tại đây chỉ có 7.000 đồng/kg. Giá đó là giao cho dịch vụ giặt chứ nếu mình mang đồ đến đứng bên máy giặt canh khi đồ giặt xong rồi mang đi phơi (xà bông, nước xả do dịch vụ cung cấp) thì giá chỉ có 5.000 đồng/kg thôi”.
                Tại khu A, của KTX này còn có một phòng chiếu phim 3D với sức chứa 60 chỗ ngồi (chiếu 5 suất/ngày) phục vụ nhu cầu giải trí của sinh viên. Đỗ Thiện Chiến, sinh viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, cho biết: “Do giá cả hợp lý với túi tiền của sinh viên, hơn nữa rạp chiếu phim lại nằm trong khuôn viên KTX nên tụi mình thường xuyên vào đây để xem phim giải trí. Với giá xem phim 3D ngày thường 20.000 đồng/suất, còn ngày thứ bảy và chủ nhật thì 30.000 đồng/suất mà được tặng một ly nước ngọt, khi thì được một bịch thức ăn nhẹ thì thật lý tưởng”.

                Dịch vụ giặt đồ cho sinh viên
                Bà Phùng Thị Hương Lan, Phó giám đốc Trung tâm quản lý KTX ĐH Quốc gia TP.HCM, cho hay: “Chủ trương của chúng tôi là ngày càng đa dạng các dịch vụ vui chơi, giải trí để sinh viên lựa chọn theo nhu cầu và sở thích của mình. Sắp tới, KTX sẽ ký kết với một số đơn vị bên ngoài đưa vào hoạt động dịch vụ cà phê đọc sách, câu lạc bộ thể hình, thẩm mỹ… để phục vụ các bạn trẻ nơi đây”.
                Lê Thanh




                Comment


                • #9
                  TTO - Phó cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng Bộ GD-ĐT vừa có công văn chỉ đạo lùi ngày nộp hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ tại các trường.


                  Lùi thời gian nộp hồ sơ trực tiếp tại trường đến ngày 22-4
                  TTO - Phó cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng Bộ GD-ĐT vừa có công văn chỉ đạo lùi ngày nộp hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ tại các trường.
                  Theo đó, thời gian nộp hồ sơ đăng ký dự thi trực tiếp tại các trường sẽ kéo dài đến 17g ngày 22-4 thay vì ngày 19-4 như quy định trước đây. Vì ngày 19-4 là ngày lễ và các ngày tiếp theo là cuối tuần nên thời gian nhận hồ sơ trực tiếp tại các trường phải lùi lại đến ngày 22-4.

                  Comment

                  LHQC

                  Collapse
                  Working...
                  X