Cuộc thi ý tưởng sáng tạo trẻ ĐHQG TP.HCM:
Sinh viên gỡ rối giao thông
TT - 10 ý tưởng tranh tài tại vòng chung kết cuộc thi ý tưởng sáng tạo trẻ ĐHQG TP.HCM năm 2012 (diễn ra ngày 23-9) đều có chung những trăn trở về giao thông tại TP.HCM.
Trần Văn Quang (trái) và Trương Văn Tuấn - ĐH Công nghệ thông tin - thử thiết bị kiểm soát tốc độ - Ảnh: PHƯỚC TUẦN
Các bạn trẻ đã hiến kế nhiều giải pháp lạ, độc đáo nhằm ngăn chặn tai nạn giao thông, nâng cao cách điều hành và quản lý hệ thống giao thông hiện nay.
Hướng đến hệ thống xe buýt hiện đại
Xuất phát từ những lần đi học bằng xe buýt thấy chuông báo dừng trạm đều bị hỏng hoặc xuống cấp, cô sinh viên Tạ Thu Thủy - ngành kỹ thuật máy tính (ĐH Công nghệ thông tin) - đã nảy sinh ý tưởng cải tiến chuông báo trên xe buýt thông minh. Với sáng kiến “Cải tiến chuông báo trên xe buýt”, Thu Thủy đã đoạt giải nhất cuộc thi, được hội đồng giám khảo đánh giá cao ý tưởng có khả năng ứng dụng, phù hợp với thực trạng giao thông TP hiện nay.
“Xe buýt được thiết lập hệ thống bảng thông báo các trạm mà xe buýt sẽ dừng cùng với bàn phím nhập số. Bước lên xe, hành khách sẽ lựa chọn số thứ tự của trạm mà mình muốn xuống. Khi gần đến trạm được chọn, tín hiệu đèn màu vàng sẽ xuất hiện trên bảng thông báo. Nhờ vậy mà khách có thể theo dõi hành trình xe buýt dựa vào bảng thông báo để xuống xe đúng trạm” - Thu Thủy trình bày.
Với mong muốn tạo ra hệ thống xe buýt hiện đại, thân thiện nhằm thay đổi thói quen đi xe buýt của mọi người, Nguyễn Tấn Lực (ngành môi trường ĐH Khoa học tự nhiên) mang đến cuộc thi ý tưởng “Mô hình chi trả dịch vụ xe buýt tương lai”. Ý tưởng của Lực đoạt giải ba cuộc thi, được trao giải khán giả bình chọn nhiều nhất nhờ sự tiện lợi trong cách thanh toán cho hành khách.
“Khi thay đổi cách thanh toán từ vé giấy sang thẻ vạch, hành khách không còn lo vé nhàu nát hay bực bội vì cung cách phục vụ của nhân viên bán vé. Ngoài ra, khách hàng có thể kiểm tra lịch sử sử dụng thẻ, giúp nhà quản lý có công cụ quản lý hiệu quả hơn. Đặc biệt, mô hình này có thể cải tiến để áp dụng cho các phương tiện giao thông khác như taxi, metro...” - Lực cho biết.
Hiến kế cho giao thông an toàn
Tại cuộc thi năm nay, nhiều sinh viên đã áp dụng khoa học công nghệ vào quản lý, điều hành giao thông. Hai sinh viên Nguyễn Anh Đức và Nguyễn Ngọc Thuận (ĐH Công nghệ thông tin) dựa vào nguyên lý cảm biến điện tử để nghiên cứu mô hình “Đèn đường thông minh”.
Theo Nguyễn Anh Đức, dựa trên cảm biến âm thanh và hồng ngoại, hệ thống đèn đường thông minh chỉ bật sáng tại vị trí có người tham gia giao thông, những đèn tại vị trí không có phương tiện tham gia giao thông sẽ tự động tắt. Mô hình này vừa tiết kiệm năng lượng, vừa đảm bảo đủ ánh sáng cho các phương tiện lưu thông ở các đoạn đường đèo dốc, nguy hiểm.
Còn nhóm sinh viên Trương Văn Tuấn và Trần Văn Quang (ĐH Công nghệ thông tin) mang đến cuộc thi ý tưởng thiết bị điện tử kiểm soát tốc độ và cảnh báo nguy hiểm dành cho xe gắn máy. Xuất phát từ bức xúc trong một lần bị cảnh sát giao thông phạt vì vi phạm Luật giao thông mà Tuấn cho là “oan uổng”, ý tưởng được hình thành.
Tuấn kể: “Lần đó tôi về Bình Phước chơi, vì đi từ trong hẻm ra nên tôi không nhìn thấy biển cảnh báo tốc độ, không biết ở đó giới hạn tốc độ 40 km/giờ nên vô tình chạy vượt quá tốc độ cho phép”. Tuấn quyết tâm tham gia cuộc thi ý tưởng sáng tạo trẻ để mong ý tưởng của mình có thể thay đổi được những bất cập trong tình hình giao thông hiện nay.
Đây là thiết bị có thể kiểm soát và tự động điều chỉnh tốc độ của các phương tiện tham gia giao thông - đặc biệt là xe máy - dựa trên một bộ thu, phát sóng được gắn trực tiếp trên xe. Theo đó, khi xe chạy tới bất cứ đoạn đường nào, người điều khiển phương tiện đều được cung cấp thông tin về tốc độ cho phép lưu thông trên đoạn đường đó, cảnh báo bằng đèn led vàng hoặc chuông gắn trên đồng hồ tốc độ của xe khi có dấu hiệu vượt quá tốc độ cho phép.
Nhiều hiến kế của các sinh viên cũng nhằm nâng cao ý thức người tham gia giao thông, như thiết bị điện tử cảnh báo giao thông ở các vạch dừng đèn đỏ, lắp đặt hệ thống đèn giao thông phù hợp, giải tỏa nạn kẹt xe vào giờ cao điểm bằng hệ thống tin nhắn thông minh...
Anh Trần Tuấn Phương, trưởng ban tổ chức, cho biết cuộc thi năm nay có nhiều ý tưởng hơn các năm trước, hầu hết thí sinh đều có những sáng kiến thú vị hướng đến việc xây dựng một hệ thống giao thông hiện đại, thông minh cho TP.
Sinh viên gỡ rối giao thông
TT - 10 ý tưởng tranh tài tại vòng chung kết cuộc thi ý tưởng sáng tạo trẻ ĐHQG TP.HCM năm 2012 (diễn ra ngày 23-9) đều có chung những trăn trở về giao thông tại TP.HCM.
Trần Văn Quang (trái) và Trương Văn Tuấn - ĐH Công nghệ thông tin - thử thiết bị kiểm soát tốc độ - Ảnh: PHƯỚC TUẦN
Các bạn trẻ đã hiến kế nhiều giải pháp lạ, độc đáo nhằm ngăn chặn tai nạn giao thông, nâng cao cách điều hành và quản lý hệ thống giao thông hiện nay.
Hướng đến hệ thống xe buýt hiện đại
Xuất phát từ những lần đi học bằng xe buýt thấy chuông báo dừng trạm đều bị hỏng hoặc xuống cấp, cô sinh viên Tạ Thu Thủy - ngành kỹ thuật máy tính (ĐH Công nghệ thông tin) - đã nảy sinh ý tưởng cải tiến chuông báo trên xe buýt thông minh. Với sáng kiến “Cải tiến chuông báo trên xe buýt”, Thu Thủy đã đoạt giải nhất cuộc thi, được hội đồng giám khảo đánh giá cao ý tưởng có khả năng ứng dụng, phù hợp với thực trạng giao thông TP hiện nay.
“Xe buýt được thiết lập hệ thống bảng thông báo các trạm mà xe buýt sẽ dừng cùng với bàn phím nhập số. Bước lên xe, hành khách sẽ lựa chọn số thứ tự của trạm mà mình muốn xuống. Khi gần đến trạm được chọn, tín hiệu đèn màu vàng sẽ xuất hiện trên bảng thông báo. Nhờ vậy mà khách có thể theo dõi hành trình xe buýt dựa vào bảng thông báo để xuống xe đúng trạm” - Thu Thủy trình bày.
Với mong muốn tạo ra hệ thống xe buýt hiện đại, thân thiện nhằm thay đổi thói quen đi xe buýt của mọi người, Nguyễn Tấn Lực (ngành môi trường ĐH Khoa học tự nhiên) mang đến cuộc thi ý tưởng “Mô hình chi trả dịch vụ xe buýt tương lai”. Ý tưởng của Lực đoạt giải ba cuộc thi, được trao giải khán giả bình chọn nhiều nhất nhờ sự tiện lợi trong cách thanh toán cho hành khách.
“Khi thay đổi cách thanh toán từ vé giấy sang thẻ vạch, hành khách không còn lo vé nhàu nát hay bực bội vì cung cách phục vụ của nhân viên bán vé. Ngoài ra, khách hàng có thể kiểm tra lịch sử sử dụng thẻ, giúp nhà quản lý có công cụ quản lý hiệu quả hơn. Đặc biệt, mô hình này có thể cải tiến để áp dụng cho các phương tiện giao thông khác như taxi, metro...” - Lực cho biết.
Hiến kế cho giao thông an toàn
Diễn ra từ tháng 3-2012, với chủ đề An toàn giao thông, cuộc thi đã nhận được 187 ý tưởng sáng tạo của sinh viên đến từ các trường, khoa thành viên trực thuộc ĐHQG TP.HCM.
Theo Nguyễn Anh Đức, dựa trên cảm biến âm thanh và hồng ngoại, hệ thống đèn đường thông minh chỉ bật sáng tại vị trí có người tham gia giao thông, những đèn tại vị trí không có phương tiện tham gia giao thông sẽ tự động tắt. Mô hình này vừa tiết kiệm năng lượng, vừa đảm bảo đủ ánh sáng cho các phương tiện lưu thông ở các đoạn đường đèo dốc, nguy hiểm.
Còn nhóm sinh viên Trương Văn Tuấn và Trần Văn Quang (ĐH Công nghệ thông tin) mang đến cuộc thi ý tưởng thiết bị điện tử kiểm soát tốc độ và cảnh báo nguy hiểm dành cho xe gắn máy. Xuất phát từ bức xúc trong một lần bị cảnh sát giao thông phạt vì vi phạm Luật giao thông mà Tuấn cho là “oan uổng”, ý tưởng được hình thành.
Tuấn kể: “Lần đó tôi về Bình Phước chơi, vì đi từ trong hẻm ra nên tôi không nhìn thấy biển cảnh báo tốc độ, không biết ở đó giới hạn tốc độ 40 km/giờ nên vô tình chạy vượt quá tốc độ cho phép”. Tuấn quyết tâm tham gia cuộc thi ý tưởng sáng tạo trẻ để mong ý tưởng của mình có thể thay đổi được những bất cập trong tình hình giao thông hiện nay.
Đây là thiết bị có thể kiểm soát và tự động điều chỉnh tốc độ của các phương tiện tham gia giao thông - đặc biệt là xe máy - dựa trên một bộ thu, phát sóng được gắn trực tiếp trên xe. Theo đó, khi xe chạy tới bất cứ đoạn đường nào, người điều khiển phương tiện đều được cung cấp thông tin về tốc độ cho phép lưu thông trên đoạn đường đó, cảnh báo bằng đèn led vàng hoặc chuông gắn trên đồng hồ tốc độ của xe khi có dấu hiệu vượt quá tốc độ cho phép.
Nhiều hiến kế của các sinh viên cũng nhằm nâng cao ý thức người tham gia giao thông, như thiết bị điện tử cảnh báo giao thông ở các vạch dừng đèn đỏ, lắp đặt hệ thống đèn giao thông phù hợp, giải tỏa nạn kẹt xe vào giờ cao điểm bằng hệ thống tin nhắn thông minh...
Anh Trần Tuấn Phương, trưởng ban tổ chức, cho biết cuộc thi năm nay có nhiều ý tưởng hơn các năm trước, hầu hết thí sinh đều có những sáng kiến thú vị hướng đến việc xây dựng một hệ thống giao thông hiện đại, thông minh cho TP.
PHƯỚC TUẦN - THẢO NGUYỄN