Announcement

Collapse
No announcement yet.

Cha ông đã để lại gì cho chúng ta ?

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • [Tâm sự] Cha ông đã để lại gì cho chúng ta ?

    "Đại tướng không có bằng cấp, không được đào tạo về quân sự. Bác cử đi TQ học, nhưng chưa sang đến nơi đã phải về nước. Các cán bộ được đào tạo quân sự ở nước ngoài như Phùng Chí Kiên, Lê Hồng Phong hi sinh, nhưng không phải không tìm được những người được đào tạo bài bản hơn Đại tướng. Vì sao Bác Hồ giao cho Đại tướng chỉ huy lực lượng vũ trang cách mạng, từ 34 người ngày đầu cho đến hơn 1 triệu quân chủ lực sau này, chắc chỉ có mỗi Bác biết. Chúng ta chưa đủ tầm để đánh giá, chúng ta chỉ đơn giản nhìn thấy những gì Đại tướng đã làm được.
    Việc đầu tiên, đó là cùng Bác Hồ xác lập ra tư tưởng quân sự VN, tư tưởng quân sự dùng cho dải đất hình chữ S ven Thái Bình Dương, vốn có truyền thống tự cường chống ngoại xâm. Đó là “chiến tranh nhân dân”, dựa vào nhân dân, toàn dân là quân sĩ. Đánh bằng chủ lực và đánh bằng du kích, đánh mọi nơi mọi lúc cho địch mệt mỏi, dùng du kích kéo dãn quân địch, dùng chủ lực đánh đòn kết liễu. Có được tư tưởng quân sự VN, có được chiến lược chiến tranh nhân dân mới có chiến thuật, có cách đánh riêng để thắng quân xâm lược. Đó là điều mà không nhà trường quân sự nào, kể cả những học viện quân sự danh tiếng Hồng quân có thể dạy được, chứ đừng nói cái trường Quân chính Hoàng Phố lởm khởm. Bởi thế nên Đại tướng mới là Tư lệnh của mọi Tư lệnh, Chính ủy của mọi Chính ủy. Bởi thế nên Đại tướng mới trở thành một danh từ riêng chỉ Người – học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
    Việc thứ hai, đó là chẳng có trường quân sự nào dạy được việc thành lập quân đội cả. Thành lập từ con số 0, Đại tướng lúc đó còn chưa biết dùng lựu đạn, nhưng Đại tướng nắm rõ lịch sử kháng chiến của dân tộc, Đại tướng hiểu mình phải làm gì, cha ông để lại cho mình những gì, và mình cần làm gì cho hậu thế.
    Chính nhờ cách dùng người, cách nhìn người của Bác, mà chúng ta có một thiên tài quân sự Võ Nguyên Giáp, mà cả thế giới kinh sợ và kính nể. Năm 47 Đại tướng chỉ nắm một cánh quân trong ba cánh quân chống lại trận càn khủng khiếp của quân Pháp để bảo vệ nước cộng hòa non trẻ. Nhưng sau đó, Đại tướng đã chứng tỏ trình độ chiến lược – chiến thuật vượt trội của mình, được Bác tin tưởng phong Đại tướng. Đại tướng trở thành Đại tướng, thành Anh cả của Quân đội anh hùng bằng chính sự thiên tài của mình.
    Nhiều người nói về sự thiên tài của Đại tướng năm 1954. Quá trình này bao gồm việc dắt mũi, dong cho quân tướng Na-va chạy như vịt trong suốt đông xuân 53-54, Na-va định tập trung quân ở Đồng bằng Bắc Bộ, Đại tướng kéo ra 5 nơi, rồi cuối cùng quân Pháp tự nhốt mình ở Điện Biên Phủ sâu hun hút không có đường ra.
    Cố vấn quân sự TQ là Thượng tướng Vi Quốc Thanh xui dại chúng ta đánh trận Điện Biên chỉ có 3 ngày! Vâng, trình độ quân sự Trung Hoa vĩ đại đánh trận Điện Biên chỉ cần 3 ngày. Đại tướng phản bác, cho dừng chiến dịch ngay ở những giờ cuối cùng. Chiến sĩ ta một lòng tin theo Đại tướng, răm rắp tuân lệnh, anh Tô Vĩnh Diện hi sinh trên đường kéo pháo ra, bố trí lại trận địa. Đó là hành động anh hùng nhất, dũng cảm nhất, chịu trách nhiệm với máu xương chiến sĩ, với những người vợ, người mẹ ở hậu phương. Nhân dân Việt Nam, bao gồm hàng ngàn người con Thanh Hóa trong các sư đoàn chủ lực ngày ấy đời đời nhớ ơn Đại tướng. Bởi nếu không có người, chưa chắc tớ, hay các bạn đã ngồi ở đây để làm anh hùng bàn phím. Đó chính là điều mà người ta thường nói đến: Chuyển từ đánh nhanh thắng nhanh sang đánh chắc thắng chắc. Nhờ điều đó, nên quân ta làm cho lính Pháp kinh hồn. Đào hào, đào hào liên tục, đào hào cắt ngang cả sân bay Mường Thanh của địch! Pháo giấu trong núi, dập ầm ầm xuống đầu địch. Hào đào đến đâu, súng bắn tỉa bám theo đến đó, chế áp quân địch. DKZ, súng cối bám theo bộ đội đến tận chiến hào tiền duyên, bắn tan tành công sự quân Pháp.
    Đến khi bộ đội ta xung phong, thì khoảng cách giữa chiến hào ta đến căn cứ địch chỉ vài chục mét, địch kinh hồn không phản ứng kịp. Quân Pháp nằm dán dưới hầm hố, nghe tiếng cuốc đào hào của bộ đội ta mà không ngủ nổi, rồi kinh hoàng đến phát điên. Nhưng chỉ cần ngóc đầu lên mà không có cờ trắng đầu hàng, thì đảm bảo là có đạn chì găm vào người! Đó là kì tích quân sự, dùng trí tuệ siêu việt đánh bại vũ khí hiện đại.
    Nhưng đó chỉ là chiến công nổi bật nhất, suốt nửa thế kỉ chinh chiến của Đại tướng là hàng loạt chiến công bất tử. Đại tướng hầu như chỉ đánh với siêu cường, với những nước giàu nhất, đông dân nhất và điên rồ nhất thế giới, và đều đại thắng.
    Đáng lẽ cuộc chiến tranh giải phóng của chúng ta đã kết thúc từ lâu, nếu trong nội bộ của ta không có những kẻ phá hoại. Giáo sư Trần Đại Nghĩa tự sản xuất được súng AK, súng B40 GIẢI PHÓNG, nhưng đồ viện trợ TQ tràn sang bóp chết khoa học kĩ thuật của ta. Nước Tàu không muốn VN thống nhất, đơn giản là hàng ngàn năm qua chúng vẫn đánh VN mà không được! Ngay sau đại thắng Điện Biên, khi diễn kịch tái hiện, đã có diễn viên “lỡ miệng” hướng về phía Đại tướng để báo cáo, nhưng lại nói: “Tướng De Cateries đang ở trước mặt tôi!”
    Năm 2013 chúng ta kỉ niệm Mậu Thân 1968. VTV nói nhiều về nghi binh Khe Sanh, rằng chúng ta kéo quân Mĩ lên rừng để đánh vào sau lưng chúng ở đô thị.
    Trời ơi, họ đang định lừa ai? Lịch sử thế giới đã có cuộc chiến tranh giải phóng nào thắng lợi chỉ bằng cách cho đặc công đánh vào thành phố chưa? Đã kéo quân Mĩ lên rừng lên núi, sao không nhân thể mà đánh chết chúng đi?
    Sự thật là: Đại tướng đã bày trận nhử Thủy quân lục chiến Mĩ lên rừng, rồi mang xe tăng trọng pháo từ miền Bắc vào tiêu diệt chúng. Rừng núi là sở trường của giải phóng quân, tại sao lại điên rồ cho đặc công đánh vào thành phố. Ai làm việc này: chính là những kẻ phá hoại, lũ sâu mọt bán nước không khác gì Lê Chiêu Thống. Hàng ngàn chiến sĩ ta tiến vào thành phố, rồi bị nướng sạch. Biệt động thành kiên trung đánh vào tận sào huyệt của địch, nhưng bị vây diệt đến người cuối cùng. Hàng vạn cơ sở trung kiên bị bắt, bị giết, bị tàn sát. Nhân danh Đảng, chúng lại ra lệnh đánh tiếp đợt 2, đợt 3, đánh đến khi chúng ta đuối quá, không đánh nổi nữa mới thôi.
    Cả vận mệnh dân tộc lâm nguy, cách mạng miền Nam đuối đến mức tưởng như không dậy nổi. Trước Tết, có những tỉnh có 11 tiểu đoàn chủ lực, nhưng sau trận nướng quân Mậu Thân còn non 1 tiểu đoàn. Tất cả chỉ còn trông chờ vào Đại tướng và các cộng sự của ông.
    VTV tuyên bố vì Mậu Thân nên Mĩ phải ngồi vào bàn đàm phán Paris? Ra vậy, chúng ta chết nhiều quá, hi sinh nhiều quá nên Mĩ sợ à? Mĩ “nhân đạo” đến thế cơ à?
    Đến lúc này mới thấy rõ tài trí siêu việt của Đại tướng. Quân Mĩ tàn sát biệt động thành trong thành phố, rồi say máu nống ra A Sầu A Lưới trên hướng Huế, hòng cắt đường mòn Hồ Chí Minh. Cách mạng miền Nam đã suy sụp đến thế, nay còn cắt hậu cần, thì gạo đâu, súng đâu mà đánh Mĩ, thuốc đâu mà cứu chữa những thương binh đang rên xiết? Thua trận này là VN thua toàn diện, là đất nước trở thành Triều Tiên thứ hai!
    Đại tướng sớm nhìn ra, và chuẩn bị sẵn lực lượng đánh trả. Nhờ tài trí của Người, và tinh thần quyết tử của những người lính vô danh, chúng ta làm nên trận Đồi Thịt năm (điểm cao 937). Lính Mĩ chết nhiều, các nghị sĩ Mĩ nhảy dựng lên đòi ngừng chiến. Rồi sau đó, chúng ta mới dần dần lấy lại được thế trận.
    Địch vẫn duy trì thế tấn công, 3 năm trời 1969-1971, bộ đội ta gian nan chống càn, chống trả những đợt hành quân cắt ngang đường mòn mang tên Bác. Đỉnh cao là chiến dịch Đường 9 – Nam Lào, địch gọi là Lam Sơn 719, dấu mốc kinh hoàng với quân Ngụy. Quân ta bao vây, chia cắt, cô lập địch. Trọng pháo 122, 130mm cùng xe tăng nghiền nát mọi sự chống trả. Địch thua trận, kết thúc một thời kì gian nan. Chỉ đến lúc này chúng mới thực sự ngồi vào bàn đàm phán với ta.
    Bước sang năm 1972 phản công chiến lược, lũ phá hoại nội bộ lại ra tay. Đau đớn làm sao Đại tướng lao tâm khổ tứ ba năm trời để chúng lại phá tan tành. Những binh đoàn tiến vào Quảng Trị, đuổi địch trong mưa bom pháo, rồi bị nướng trong Thành cổ. Bộ đội Thành cổ rất anh hùng, nhưng để diễn ra trận Thành cổ với hàng vạn liệt sĩ là một sai lầm không thể chấp nhận! Xe tăng ta rất mạnh, nhưng B-52 ném bom phá nát các tuyến hậu cần, mà xe tăng chỉ cần 1 ngày không có hậu cần là thành sắt vụn, phải bỏ lại để quân Ngụy trèo lên chụp ảnh. B-52 ném bom tan tác các trung đoàn pháo binh, sư 304 thậm chí bị đánh bom đến mức không còn một khẩu trọng pháo nào! Vậy thì đánh địch bằng gì đây?
    Đẩy lùi được quân ta ở Quảng Trị, An Lộc, Tây Nguyên, Mĩ thừa cơ đưa B-52 đánh ra Bắc. Nhờ tài trí siêu quần của bộ đội PK-KQ, chúng ta mới làm nên đại thắng để đuổi Mĩ đi.
    Cho đến tận năm 75, trong những giờ phút quyết định, vẫn có những kẻ nướng quân ở trận Xuân Lộc. Nó chỉ là một tuyến phòng ngự cố thủ, không có tính phản công. Có nghĩa là: Nó chỉ có thể phòng ngự trận địa để ngăn chặn ta, nó không có hiệu quả, vì quân ta có thể bỏ qua nó mà đánh thằng vào Sài Gòn. Người ta chỉ diệt những cứ điểm như Xuân Lộc, khi và chỉ khi bọn chúng có đủ lực lượng để thọc sườn cắt đường hành quân tiến công của ta. Tại sao không bỏ qua Xuân Lộc, mà cứ lao đầu vào đó? Nướng quân chứ sao? Câu trả lời là phải nướng quân để cướp công của Đại tướng!
    Kết quả là gì? Chiến sĩ ta ở Xuân Lộc hi sinh vì bom đạn địch chỉ tập trung vào đó. Những đơn vị chủ lực, những sư đoàn thép của Quân đoàn 2 đang đánh địch ở Quảng Đà đã tiến một ngàn km vào Nam. Ngày 7-4-1975 Đại tướng đánh điện: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa. Táo bạo, táo bạo hơn nữa. Tranh thủ từng giờ từng phút, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng!”. Nhiều người nghĩ đó là mệnh lệnh chính trị, mang tính chất cổ vũ tinh thần. Không ai biết đó là mệnh lệnh cứu những chiến sĩ đang mắc kẹt ở Xuân Lộc. Một lần nữa nhân dân VN mang ơn Đại tướng. Quân đoàn 2 trung thành với Đại tướng tiến quân suốt chiều dài đất nước, vẫn đến kịp, đánh tan tuyến phòng ngự Phan Rang, bỏ qua Xuân Lộc, rồi áp sát Giải phóng Sài Gòn. Cắm cờ Dinh Độc Lập vẫn là Lữ đoàn Xe tăng 203 của Quân đoàn 2! Xuân Lộc bị cắt đường rút, nên phải bỏ chạy mà không cần đánh! Sự siêu việt của Đại tướng là như vậy đấy.
    Nhưng những chiến công của Đại tướng chưa dừng lại. Đất nước vẫn còn chiến tranh, biên giới hai đầu nổi lửa. Đất nước VN anh hùng chống lại gần như cả thế giới, chống lại thằng giàu nhất, thằng đông dân nhất để đánh thằng điên rồ nhất! Đánh để cứu cả một dân tộc anh em đang rên xiết trong nạn diệt chủng. Đánh để sau này con cháu có thể tự hào là cha ông chúng không im lặng cúi đầu thấy chết mà không cứu. Những chiến sĩ quân tình nguyện VN là Hồng quân ĐNA, giải phóng cho đất nước Chùa Tháp đau thương.
    Đại tướng đã đánh ra sao? Do những sai lầm chiến lược, chúng ta hầu như để ngỏ miền Bắc. Ở giáp với thằng Tàu Khựa đông quân nhất thế giới, mà chúng ta chỉ có hai sư đoàn tương đối thiện chiến. Toàn bộ lực lượng dồn về phía Nam. Đại tướng sớm nhận ra sai lầm đó, nhưng ông không đủ sức đấu với lũ phá hoại để thay đổi thế trận. Do đó, ông dồn sức nhanh chóng giải quyết nhanh mặt trận phía Tây Nam. 4 năm trời bọn Polpot ngu dốt và điên rồ tưởng người VN sợ chúng, tưởng chúng có Tàu Khựa bảo kê nên đánh sâu dần vào đất ta. Chúng không ngờ rằng đó là cái bẫy. Quân chủ lực của Polpot lọt vào đất ta, rồi bị bắt gọn ở Tây Ninh. Đúng ngày thành lập quân đội năm 79, chúng ta phản công để cho cả thế giới biết thế nào là quân đội anh hùng của Đại tướng.
    Chỉ sau 1 tuần, toàn bộ lũ xâm lược bị diệt sạch sẽ. Đất nước sạch bóng quân thù. 1 tuần sau đó, những binh đoàn dũng mãnh vượt bến phà Neak Luong tiến vào giải phóng Phnom Penh. Chỉ sau 2 tuần chiếm thủ đô địch, đánh tan tành hàng chục sư đoàn địch, đó là chiến công vô tiền khoáng hậu mà Mĩ và NATO còn phải học hỏi dài dài.
    Ngay sau đó thì TQ nổ súng xâm lược. Những quân đoàn chủ lực lại tất tả lên máy bay ra Bắc (LX vét hết kho dự trữ xăng dầu ra để không vận quân ta, mất hai năm mới bù lại được).
    Nhưng nực cười, lúc này ở biên giới phía Bắc có chuyện gì? Chúng ta chỉ có hai sư đoàn thiện chiến. Tuyến đường huyết mạch Lạng Sơn – Hà Nội chỉ có mình Sư đoàn 3 Sao Vàng chốt chặn! Còn địch có 60 vạn quân, tổng lực lượng gấp 10 lần ta. Đa số chúng là quân chủ lực, khác với ta chỉ có vài sư đoàn tương đối mạnh, còn đa số là công an vũ trang biên phòng, dân quân tự vệ.
    Ở Cao Bằng. Tỉnh lỵ nhanh chóng bị cô lập, và thất thủ, quân TQ xọc thẳng vào đây. Đây là nơi quân địch thành công nhất, và chúng cũng sớm nhận ra chúng ngu xuẩn đến thế nào! Một chiếc xe tăng bị bắt sống chỉ vì người dân bị bất ngờ, bí quá, trèo lên xe lấy áo che kính! Cả trung đoàn địch với biên chế 3 người một súng, còn lại là dao quắm, tấn công một đại đội dân quân đóng chốt, thất bại, sau đó được tăng viện chiếm được chốt, nhưng để lại một biển xác. Thị xã bị vây kín ư? Ngay sau đó, toàn bộ dân thị xã Cao Bằng cũng luồn qua cái chốt đã bị chiếm đóng, thoát về xuôi. Đến khi quân TQ hoàn hồn đuổi theo thì phần lớn dân chúng đã vượt chiến tuyến, phần còn lại gồm một số người sức yếu cố thủ trong rừng núi đến sau chiến tranh. Ở thị xã, địch cũng không làm chủ nổi vì dân quân tổ chức tấn công du kích liên miên bám theo các bãi mìn chôn vội.
    Ở Lào Cai. Đại quân địch men theo con đường ven sông cách cầu biên giới chỉ có 1-3 km, phơi ra trước hỏa lực pháo chống tăng của một tiểu đoàn bên kia sông. Cuộc chiến quyết liệt, nhưng chỉ một tiểu đoàn này đã chặn một trong sáu đạo quân Trung Quốc trong nhiều ngày ngay sát biên giới, sau đó tiểu đoàn này rút về hướng rừng núi Hoàng Liên Sơn. TQ không chiếm được thành phố này.
    Ở Lạng Sơn. Trình độ quân sự Trung Hoa “đánh trận Điện Biên mất 3 ngày” ngu xuẩn đến mức bị tắc đường tại ngã ba từ biên giới về thị xã. Cả đại quân chen nhau hỗn loạn ùn lại, đánh cãi chửi nhau, không ai thắng ai. Chỉ vì một lý do nghe như đùa: không có cảnh sát giao thông, mà đại quân TQ kẹt lại mấy ngày. Người VN nhân đạo, chứ nếu không thì máy bay ném bom, pháo phản lực BM-21, lựu pháo các cỡ giã quân Tàu ra cám. Mà như thế có khi lại hay, chết bớt đi thì mới thông được đường! Sau khi vào được thị xã, quân Tầu hèn hạ nổ mìn từng căn nhà, đến mức nậy từng thanh ray đem về. Toàn bộ một cánh quân hướng Đình Lập bị chặn đầu đuôi, bỏ xe đi bộ về.
    Ở hướng Lạng Sơn có một câu chuyện mới nghe như thần thoại, nhưng đó là chuyện có thật, chuyện do quân địch chép lại, quân ta không hề có ghi chép gì. Trước tiên xin cúi đầu tưởng niệm người nữ liệt sỹ vô danh. Hôm nay Đại Tướng của chị cũng đã trở về bên Bác cùng chị. Trên đường đèo có một khúc cua, các xe tăng ở đây phải dừng lại một nhịp. Từ rừng cây cách rất gần, một nữ dân quân dùng súng bắn tỉa, bắn vỡ cửa kính từng xe dừng lại quay hướng, sát thương lái xe. Có xe phải dừng lại, có xe mất lái đâm vài taluy dương, xe khác lộn xuống taluy âm. Cả đoàn đại quân Tầu Khựa với xe tăng đại bác, hàng vạn người.... phải dừng lại nhiều giờ bởi một cô gái và một khẩu súng trường. Sau nhiều giờ "phân tích nguyên nhân", rồi lùng sục, giặt bắt được cô gái, chúng hèn hạ lột quần áo người nữ anh hùng ra để cưỡng hiếp! Nhục nhã thay cho lũ thiên triều Bắc Quốc!
    Quân TQ đại bại. Cả thế giới kinh hồn nước Việt Nam anh hùng có Đại tướng thiên tài. 10 năm trời nhân dân gian khó chống lại cả thế giới để cứu nước Campuchia, để xây dựng lại cho bạn tất cả từ đống tro tàn diệt chủng! Liên hợp quốc đẻ ra cái Tòa án khỉ gió, nhưng Polpot vẫn chết già!
    Nhưng không chỉ là chuyện đánh địch trên chiến trường, bạn ạ.
    Nguyên soái Bành Đức Hoài tài ba đánh Mĩ trên chiến trường Triều Tiên, đại thắng tiến ào ào về phương Nam, nhưng bị pháo hạm Mĩ bắn phá dữ dội, chặn lại ở Nhân Xuyên. Ông đánh nhau với quân Mĩ, hiểu rõ uy lực của pháo hạm, quay lại nhìn đội quân chí nguyện nghèo nàn của mình. Ông về nước, và xây dựng những tổ hợp công nghiệp quân sự Thành Đô, Thẩm Dương, để sản xuất ra những thứ đánh lại pháo hạm Mĩ. Nước Tàu lúc đó đang làm cách mạng văn hóa, hàng triệu người chết đói. Bành Nguyên soái bị đấu tố đến chết! Ông chết không nhắm được mắt, chết khi người dân Tàu rên xiết trong cái đói cái nghèo, chết khi quân đội TQ nghèo nàn, rồi bị thảm sát không lâu sau đó ở LX và VN. Nhân dân TQ đời đời nhớ ơn Bành Nguyên soái. Nhờ có ông mà ngày nay TQ mới có Tổng công ty Phương Bắc NORINCO, mới có máy bay, có TV xuất khẩu, mới sản xuất Iphone, Ipad …
    Đại tướng cũng vậy. Thôi hàm Tư lệnh, nhưng Đại tướng vẫn là Phó Thủ tướng, vẫn ra sức xây dựng Khoa học nước nhà, để chuẩn bị cho tương lai. Những con người ưu tú nhất của VN thập niên 1980 gian khó, đã lăn lộn trên công trường thủy điện Hòa Bình, đã đi suốt một dải đồi núi Ninh Bình tìm quặng đất sét, xây nhà máy xi măng (rủi cho tỉnh Ninh Bình, đến khi tìm ra đất sét, tìm được điểm đặt nhà máy thì lại lạc sang đất Bỉm Sơn)! Những con người ấy được đi học ở những học viện quân sự lừng danh Hồng quân, được học ở MGU, để Lomonosov, trở thành trụ cột của khoa học nước nhà.
    Bản thân các con của Đại tướng cũng tham gia công nghệ thông tin mũi nhọn. Con rể của Đại tướng là Tổng giám đốc FPT, được Đại tướng nâng đỡ. Phố lính Lí Nam Đế nay trở thành phố CNTT, con cháu những người lính trở thành những kĩ sư xuất sắc. Những con người ưu tú ấy đã đưa đất nước vượt qua khó khăn, và vươn cao!
    Lũ phá hoại vẫn thế. Zhukov Việt Nam Lê Trọng Tấn – vị tướng tài ba thứ hai chỉ sau Đại tướng – bị đấm chết trên xe ô tô bởi một võ sĩ. Cú đấm vào thẳng huyệt thái dương, không để lại dấu vết. Thi hài tướng Tấn được giữ lại gần chục năm để chờ minh oan, nhưng rồi không thành. Tướng Đinh Đức Thiện – con người huyền thoại gắn với đường ống xăng dầu vượt Trường Sơn, nuôi sống những binh đoàn xe tăng hùng mạnh của Quân đội – có 1 khẩu súng săn bị cướp cò, đạn xuyên qua cằm khiến ông chết tức tưởi. Sắp tới, sẽ có bộ phim “Những người viết huyền thoại” nói về tướng Thiện, hãy xem và tưởng nhớ ông – một cộng sự xuất sắc của Đại tướng!
    Đại tướng đi rồi! Vị tướng thiên tài của chúng ta đi rồi. Thế hệ được Đại tướng trui rèn trong gian khó 198x đã đi khắp thế giới, đưa ngoại tệ về nuôi sống đất nước.
    Còn bây giờ, chúng ta làm gì? Cha ông cho chúng ta nhà máy thủy điện Hòa Bình, cho chúng ta xi măng Bỉm Sơn, mía đường Lam Sơn! À, chúng ta có VINASAT, nhưng các bạn biết không: Cái VINASAT 200x ta mua 300 triệu USD, nhưng chỉ bằng 2/3 cái vệ tinh DFH-4 của TQ. Sắp tới 2015, TQ bán cho Lào cái vệ tinh LAOSAT cũng chỉ với 300 triệu, nó mạnh gấp rưỡi VINASAT-1! A ha! Sao người VN gà mờ thế, mua cái vệ tinh đắt gấp năm nước Lào nghèo đói? Không, chỉ có chúng ta gà mờ thôi. Đó là nỗi nhục khi Triều Tiên đói kém còn có vệ tinh riêng, còn chúng ta đi mua đắt gấp năm!
    Chúng ta có gì? Chúng ta có thủy điện Sơn La 2.400MW, vừa khánh thành xong thì tăng giá điện! Chúng ta đâu biết rằng trước đây chúng ta chủ động xây dựng Nhà máy thủy điện Tạ Bú siêu lớn 5.000MW. Nhưng Tạ Bú bị xé ra làm nhiều nhà máy: Sơn La, Lai Châu … Xé ra làm gì? Xé ra để nhiều công trình, dự án, để dễ chấm mút chứ làm gì! Giá thành nhà máy tăng cao, giao thông thủy khó khăn vì qua nhiều tầng đập. Thủy điện Sơn La dùng bê tông đầm lăn rẻ tiền! Đau đơn chưa?
    Chúng ta có gì? Chúng ta hướng về Trường Sa tiền tiêu! Chúng ta mua máy bay trực thăng tiếp viện Trường Sa. 3 cái EC-225 cướp trăng 15 cái trực thăng Mi-17V5 mới cứng. Trong khi Mi-17V5 đủ tầm ra Trường Sa, thì EC-225 không đủ.
    Bộ đội ta gian khó lắp thùng dầu phụ trên máy bay để vươn ra Trường Sa chi viện cho đồng đội. Không quân ta liều lĩnh vượt bão giông bằng Mi-17 cũ kĩ để cứu những người bị bệnh, bị đau ruột thừa đi cấp cứu! Vietel lăn lộn tận xứ Mozambique xa xôi để mang ngoại tệ về đi mua EC-225! Máy bay chiến đấu Su-30 hiện đại nhất thế giới 60 triệu đô la, thế mà cái trực thăng còi cọc chưa đủ tầm bay ra Trường Sa cũng gần bằng nửa cái Su-30!
    Vậy đấy. Cha ông chúng ta đã già, Đại tướng đã mất. Giờ là đến chúng ta. Chúng ta tự hào về vệ tinh, về VINASAT, nhưng chúng là gì? Chúng ta chẳng có gì cả, phải đi mua, mà đi mua thì đắt, đi mua thì dễ bị ăn bớt! Chúng ta làm gì mà thua cả Triều Tiên nghèo khó không có vệ tinh?
    Hôm trước mình ra viếng Người. Giữa những người rất đỗi trang nghiêm, rất đỗi thành tâm, có hai nàng sinh viên Báo Chí ra tạo dáng tự sướng bên xe mô tô của CSGT! Đau đớn chưa? Áo vàng cảnh sát thì đẫm ướt mồ hôi. Áo xanh tình nguyện thì hơn hớn ra tự sướng! Đau chưa? Các bạn đi viếng Đại tướng như thế! Đàn anh của các bạn thì bu theo Đàm Vĩnh Hưng chụp ảnh để phá đám tang Đại tướng! Tại sao vệ binh chưa cho lũ lều báo vài đạp? Báo chí ơi, báo chí định viết cái gì, tuyên truyền cái gì?
    Trong không gian, lại vang tiếng vĩ cầm của cụ Tạ Chí Hải, cụ vừa bị Mai Thỏ lừa đảo đi chụp ảnh cấp III với nó. Năm 69 Bác Hồ mất, cụ chơi bài Hồn tử sĩ ở giữa Sài Gòn để khóc Bác. Năm 2013 Đại tướng ra đi, cụ lại chơi lại khúc nhạc xưa ở đường Hoàng Diệu, tiễn Đại tướng về với tổ tiên.
    Rồi sẽ có ngày, mình cũng sẽ lên đường thôi. Lúc đó có tiếng đàn nào tiễn mình đi không? Các bạn có đến đưa mình về với đất không? Và quan trọng nhất, khi đến gặp Đại tướng, gặp Bác, mình sẽ nói gì? Mình, và các bạn mình, và thế hệ mình đã làm được gì? Việt Nam đang ở đâu?
    Một đời Đại tướng gian lao dựng nước giữ nước. Giờ đến thế hệ chúng ta rồi …
    Gắng lên nào các bạn của tôi ơi!"

    (Bài viết của jasminefls trên vozforums)
    Be different and always different
    http://archlinuxvn.org/
    http://theslinux.org
    http://lab.infosec.xyz

  • #2
    :love: bài viết này đọc rồi, mình thấy thích nhất là câu cuối " Một đời Đại tướng gian lao dựng nước giữ nước. Giờ đến thế hệ chúng ta rồi …".

    Nhưng mà bài viết này còn một số chỗ mình thấy chưa chính xác

    Thứ nhất: trận Điện Biên... chiến thuật lúc đầu ta bàn với cố vấn TQ là ... "đánh moi tim" tốc quyết tốc thắng dựa trên điều kiện của ta là hậu cần khó khăn, và ĐBP thời điểm đề ra chiến lược đó chưa trở thành một pháo đài bất khả xâm phạm... và chính người Pháp cũng nghĩ ta sẽ đánh Điện Biên theo cách này. Hơn nữa phương châm tác chiến này là đặc trưng của quân đội NDTQ thời điểm đó, dùng biển người để tốc quyết, dùng số lượng để khắc chế điểm yếu về chất lượng vũ khí... lời khuyên của cố vấn QS TQ ko phải là lời xúi dại. Chỉ là nó ko hợp với tình hình Điện Biên và VN

    Thứ hai: Trận Khe Sanh, chính Đại Tướng cũng chỉ rõ... trận Khe Sanh vừa là đòn nghi binh vừa là đòn chiến lược... Khe Sanh trong chống Mỹ có ý nghĩa như trận Thường Đức trong chiến tranh TQ hay Stalingrad của Liên Xô...

    Nghi binh là bởi vì, khi ta đánh Khe Sanh trong trường hợp Mỹ cố giữ thì sẽ phải điều quân ra, khi đó lực lượng Mỹ ở VN bị sẽ bị hút vào viên kẹo bọc đường Khe Sanh... Trong khi Quân Ngụy lại đang "về quê ăn tết"... thời điểm đó là thời điểm yếu nhất của đối phương, đó là cơ hội để giải phóng miền Nam.

    Đòn chiến lược: nếu nghi binh không thành công, tức quân Mỹ ko kéo ra để bảo vệ Khe Sanh bằng mọi giá... thì toàn bộ lực lượng sẽ dốc vào tiêu diệt Khe Sanh... đó là lý do quân lực của ta tập trung ở Khe Sanh không hề nhỏ... Đòn đánh Khe Sanh là một đòn vừa hư vừa thực... cái hay của tướng Giáp là ở chỗ đó.

    Thứ ba: Trận đồi thịt băm ... quân Mỹ chết chưa tới 100 chỉ có bị thương là nhiều, sao bảo vì thế mà Mỹ rút quân??? (trận này trong bộ phim VN cuộc chiên 1000 ngày có đề cập)... Sự thật là Chính Phủ Mỹ lừa dối, che giấu số thương vong của quân Mỹ trong suốt chiến tranh VN... ở Khe Sanh, tướng Westmorlance tuyên bố đây là Điện Biên Phủ của người Mỹ, chiến thắng đã gần kề... Chiến dịch Mậu Thân là cái tát vào mặt ông tướng Mỹ... chứng tỏ với dân Mỹ rằng cái chiến thắng ở VN còn xa lơ xa lắc... và thời gian chỉ làm tăng thêm số thương vong cho lính Mỹ...

    Thứ tư: trận Xuân Lộc, trận đó ta bắt buộc phải đánh chứ không thể nói là có thể bỏ qua... trong chiến tranh, đòn đánh đáng sợ nhất ko phải là đòn dàn quân solo với tăng,pháo và máy bay yểm trợ... đòn đánh hiểm nhất là đánh từ sau lưng và đánh thọc sườn đòn đánh này không chỉ cô lập bao vây quân địch mà còn làm giảm sút tinh thần chiến đấu của binh lính đối phương khi lâm vào thế "lưỡng đầu thọ địch" . Cụ thể ở trận đổ bộ vào Normandy (hay còn gọi là trận D-Day)... nếu không có đại đội lính dù Easy đánh thọc từ đằng sau, thì quân Mỹ đừng hòng tiến vào được bờ biển Normady chứ đừng nói là đánh thắng trận đó. Còn trận Ardenes, trận đánh dấu sự thất bại của Pháp, cũng diễn ra tương tự. Quân Pháp đã bày ra một thế phòng ngự vô cùng vững chắc để chờ quân Đức, nhưng người Pháp lại bỏ ngỏ cánh rừng Ardennes vì nghĩ tăng của Đức không thể cơ động qua cánh rừng đó được. Nhưng Pháp đã sai, quân Đức Băng qua Ardennes và đánh một đòn thọc sườn vào hệ thống phòng ngự buộc Pháp thất bại. Hay như ở chính chiến dịch Điện Biên Phủ, các chiến hào của ta ngoài tác dụng che chắn cho bộ binh còn có tác dụng chia cắt các phân khu phòng ngự của phá vỡ thế liên hoàn của hệ thống phòng thủ... và đây mới chính là nguyên nhân thất bại của con nhím Điên Biên Phủ. Nói dông nói dài như thế để thấy rằng, việc bị tập kích đằng sau và bên sườn rất rất nguy hiểm, khiến cho các lực lượng tác chiến bị cô lập và dễ dẫn đến tổn thất nặng nề.

    Những vấn đề còn lại thì mình chưa từng được nghe qua, cũng ko phải là người sống trong giai đoạn lịch sử đó nên không biết gì để lạm bàn. Nhưng bài viết có một ý rất hay, cha ông ta đã rửa nhục mất nước... còn mối nhục một nước Việt Nam nghèo nàn, lạc hậu thì đã đến lượt chúng ta phải rửa
    Last edited by 08520229; 20-10-2013, 14:17.
    Một khẩu súng giữ hai trời Nam Bắc,
    Một dấu chân in màu đất hai miền.

    ------------------------------------------------------

    Comment


    • #3
      ko ai thống kê quân ta đã nướng vào đó bao nhiêu người so với Mỹ nhỉ

      Comment


      • #4
        Originally posted by 10520549 View Post
        ko ai thống kê quân ta đã nướng vào đó bao nhiêu người so với Mỹ nhỉ
        Bạn nghĩ sao khi dùng từ "nướng"
        --Contact me--
        + Gmail: dthoang92@gmail.com
        + Skype: hoang.doan212
        Life is a Series of Choices. Life is a Series of Experiences

        Comment

        LHQC

        Collapse
        Working...
        X