Announcement
Collapse
No announcement yet.
Bi hài ở xóm sinh viên 'vừa học vừa chạy đẻ'.
Collapse
X
-
Originally posted by 07520004 View PostBạn gái nào thấy BCS một phát tự nhiên té cái rật đòi chia tay thì thôi chủ đọng đá sớm đi mấy đứa. Đơn giản là con đó nó bị khùng, nó sống trên mây!! Rước về bay bổng mây với gió riết có ngày té lộn cổ cả 2 đứa.Originally posted by 10520526 View PostTheo em có BCS trong ví là tốt hay xấu. Lên ĐH rồi, chứ đâu phải thời áo tím nữa đâu mà sợ. Cái này là điều bình thường. Cho dù bạn gái có ý kiến thì cũng nên nói cho mà hiểu chứ....Giận mấy hồi, còn mà vì lí do mang BCS trong ví mà đòi chia tay, người như vậy nên tiễn sớm đi...Nó có yêu mình thật sự đâu. Đây là ý kiến của anh.
P/s: Ý kiến cá nhân thôi đừng ném em nhá!
Comment
-
Originally posted by huong_hk0311 View PostTheo em cái vấn đề sinh lý thì không có gì bàn cãi. Nhưng cũng chớ lấy đó làm lý do để dễ dãi. Với lại chuyện bạn gái "cho" người yêu mình không phải là thước đo của tình yêu. Con trai vốn thích phá "cái ngàn vàng" của con gái, nhưng lại cứ mong vợ mình phải "còn". Sẽ có nhiều người nói rằng quan điểm bây giờ đã khác xưa, nhưng nói thì nói thế chứ mấy ai thực sự không bận lòng khi vợ mình không phải trinh nguyên. Em thì vẫn ủng hộ con gái nên biết giữ mình và không nên sa đà vào "chuyện ấy" trước hôn nhân.
P/s: Ý kiến cá nhân thôi đừng ném em nhá!
Còn chuyện nghìn vàng nghìn vốn kia thì có vấn đề gì to tát đâu. Màng trinh bây giờ vá được rồi, nguyên hay không nguyên chỉ là cái phép tự sướng của tinh thần. Bảo nguyên mà tin thì nó là nguyên. Không tin thì nó là không nguyên, có cách gì chứng minh được đâu? Chủ yếu là lòng tin chứ làm sao giữ được một cái không thể kiểm chứng.
Comment
-
Originally posted by 11520617 View PostAnh An nói buồn cười qá )...luôn mang hàng trong người r tới lúc bạn gái bắt gặp...lại ấp a ấp úng )
Originally posted by huong_hk0311 View PostTheo em cái vấn đề sinh lý thì không có gì bàn cãi. Nhưng cũng chớ lấy đó làm lý do để dễ dãi. Với lại chuyện bạn gái "cho" người yêu mình không phải là thước đo của tình yêu. Con trai vốn thích phá "cái ngàn vàng" của con gái, nhưng lại cứ mong vợ mình phải "còn". Sẽ có nhiều người nói rằng quan điểm bây giờ đã khác xưa, nhưng nói thì nói thế chứ mấy ai thực sự không bận lòng khi vợ mình không phải trinh nguyên. Em thì vẫn ủng hộ con gái nên biết giữ mình và không nên sa đà vào "chuyện ấy" trước hôn nhân.
P/s: Ý kiến cá nhân thôi đừng ném em nhá!
Ừ con trai vốn thích phá đấy =)). Vấn đề đó là QUY LUẬT TỰ NHIÊN. Trừ những kẻ bị bệnh hoặc có tật thì mới không có hứng. Việc đó hạn chế hay không hạn chế là do văn hóa và do cái đầu. Câu nói này hết sức nhảm nhí. =)). Em có thể hỏi cái ThS tư vấn gì gì ấy sắp tư vấn vào buổi tình yêu của Khoa Mạng tổ chức ngày 3/3 đi. Ráng hỏi nhiều câu lên chứ a thấy em suy nghĩ còn lệch lạc lắm =]].
Còn việc giữ gì gì đó thì tất cả các văn hóa trên thế giới về chuyện này gần như là y chang nhau hết. Còn ai đó nói "ở nước ngoài phóng khoáng lắm" là họ chưa hiểu chuyện đấy. Nên chả ai khuyến khích là nên sa đà "bla bla bla"..... @_@
PS: cái bài này báo chí nó thổi phồng lên thôi, nhưng các bạn trẻ lại ào ào vào bla bla bla làm mình nhức cả mắt. Ngày xưa mấy cụ 5x 6x 7x còn dữ dội hơn nhiều =))Last edited by 09520019; 27-02-2012, 20:44.Khoảng cách giữa bạn và ước mơ của bạn là bao xa ?
Comment
-
Originally posted by 09520019 View Post=)) Bé này nói câu nghe vui tai, anh cá là em chưa bao giờ có bạn gái. =)). Cái tư duy này chỉ có ở nhóm người vừa-bảo-thủ-vừa-gia-trưởng-vừa-4ever-alone. Chắc là em chưa bao giờ xem/thấy/biết đến hội chợ BCS của trường ĐHQT-ĐHQGTPHCM rồi =P~.
) Một câu nói hết sức vơ đũa cả nắm và thiếu....suy nghĩ.
Ừ con trai vốn thích phá đấy =)). Vấn đề đó là QUY LUẬT TỰ NHIÊN. Trừ những kẻ bị bệnh hoặc có tật thì mới không có hứng. Việc đó hạn chế hay không hạn chế là do văn hóa và do cái đầu. Câu nói này hết sức nhảm nhí. =)). Em có thể hỏi cái ThS tư vấn gì gì ấy sắp tư vấn vào buổi tình yêu của Khoa Mạng tổ chức ngày 3/3 đi. Ráng hỏi nhiều câu lên chứ a thấy em suy nghĩ còn lệch lạc lắm =]].
Còn việc giữ gì gì đó thì tất cả các văn hóa trên thế giới về chuyện này gần như là y chang nhau hết. Còn ai đó nói "ở nước ngoài phóng khoáng lắm" là họ chưa hiểu chuyện đấy. Nên chả ai khuyến khích là nên sa đà "bla bla bla"..... @_@
PS: cái bài này báo chí nó thổi phồng lên thôi, nhưng các bạn trẻ lại ào ào vào bla bla bla làm mình nhức cả mắt. Ngày xưa mấy cụ 5x 6x 7x còn dữ dội hơn nhiều =))
chỉ thảo luận cách ứng xử của mỗi người về vấn đề BSC thôi mà , để rồi phát sinh nhiều vấn đề
đến hôm 3/3 ko mất công suy nghĩ câu hỏi nữa, hỏi cho nhiều cho đủ 10k )
Comment
-
Xóm bà bầu sinh viên giữa làng Đại học
Tìm đến xóm “bà bầu” ngay cạnh trường ĐH KHXH&NV, chúng tôi nghe được những câu chuyện bi hài. Nhưng kết cục tất yếu thường là buồn nhiều hơn vui.
Làng Đại học (Thủ Đức, TP.HCM) sau những đầu tư mạnh mẽ đã có nhiều đổi thay và khang trang hơn rất nhiều. Mỗi năm, ở đây đón hàng ngàn sinh viên về sinh sống, học tập. Và phía sau ghế giảng đường, là một “trang giáo án” khác mà nhiều sinh viên thường xuyên “học thuộc”: Sống thử.
“Sống thử” là khái niệm không còn xa vời với hầu hết sinh viên, vì xét cho cùng, nó cũng đã trở thành một vấn đề: “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi”.
Các cặp đôi sinh viên thường rất bạo dạn khi quyết định cùng nhau sống chung dưới một mái phòng trọ. Họ sống với nhau như những đôi vợ chồng. Nhưng kết cục tất yếu thường là buồn nhiều hơn vui.
03.jpg
Xóm trọ của những "bà bầu" sinh viên
Tân, sinh viên năm cuối trường ĐH KHXH& NV văn nhớ lại: Bi hài nhất là có lần phụ huynh lên thành phố chữa bệnh, có điện thoại thông báo trước sẽ đến kiểm tra tình hình ăn ở, học tập của con. Nào ngờ, lần ấy, Tân lại đang sống chung với bạn gái, nên cố tình né tránh, không muốn bố mẹ thất vọng.
Nghĩ đủ cách, Tân và bạn gái thống nhất phương án chạy trốn khỏi căn phòng nơi mình trú ngụ để tránh được “sự thật” khi mình là “vợ chồng sinh viên”. Thế nên chàng một mặt đặt vấn đề với những bạn trọ, mặt khác hô hào những anh em chiến hữu qua dọn dẹp đồ đạc chuyển sang phòng bên ở nhờ vài bữa nhằm che mắt phụ huynh.
Đến khi phụ huynh vừa ra về khỏi cửa, thì Tân đã lại rục rịch chuẩn bị đồ đạc dọn về phòng kêu bạn gái sang tiếp tục cuộc sống “vợ chồng”.
Hay có trường hợp bi hài khác cũng chỉ có ở xóm trọ này chính là các sinh viên nữ đối phó với cái thai ngày càng lớn dần của mình.
Ấy là những ngày đầu khi cái thai chưa lộ diện, nhiều nữ sinh dùng áo bó sát “ép” cái thai đi vào khuôn khổ để mình có được thân hình như lúc đầu. Thậm chí, khi bị bạn bạn nghi ngờ, thân hình chỉ trong thời gian ngắn đột nhiên phát phì, thì vội lý giải, do “béo”.
1321498221-cothaivoinguoisapcuoivo-tam-eva3.jpg
Khi lỡ dính bầu, nhiều cặp đôi tỏ ra hoang mang, lo sợ. Ảnh M.H
Nguyễn Hoàng Sơn, sinh viên trường ĐH Công nghệ thông tin, giờ đã có một mái ấm bên cô vợ trẻ học sau mình một khóa tủm tỉm: Lúc trước gia đình bên vợ em gia giáo lắm, chỉ cần bố mẹ nghe tiếng con gái biết yêu là sẵn sàng bỏ việc chạy lên đây để dọa nạt. Ngày đó vì quá yêu nên em đánh liều “kích hoạt bom nổ chậm”, chỉ tội cô ấy lo lắng quá nên bỏ học gần hai tuần liền khi biết mình mang bầu.
Tìm mọi cách động viên, cô ấy cũng tạm thời nguôi ngoai và đồng ý đến trường. Mỗi khi lên lớp, biện pháp bạn gái dùng để che giấu là may áo bên trong bó sát, ôm chặt cái thai đang dần lộ diện. Đến ngày gần sinh mà cô ấy vẫn còn áp dụng chiêu thức đó để che mắt mọi người. Cũng may, sau đó “sự việc cũng đã rồi” nên bố mẹ vợ phải chấp nhận cho hai đứa đám cưới.
Nhờ những cặp đôi biết chấp nhận “liều mình” như Tân, Sơn nên giờ ở ngay cạnh trường ĐH KHXH& NV đã hình thành nên xóm “bà bầu” sinh viên. Ở đây, các sinh viên mang bầu thường tụ tập về đây sinh sống, bởi họ không muốn bạn bè nhìn vào bằng ánh mắt coi thường, hơn nữa lại dễ tìm được sự đồng cảm từ những người “cùng cảnh ngộ”.
songthu2.jpg
Trong cuộc sống "vợ chồng", nhiều sinh viên chấp nhận cảnh vừa học vừa nuôi con. Ảnh M.H
Chúng tôi tìm đến phòng trọ của một cặp “vợ chồng” sinh viên đang sinh sống mới thấy hết những khó khăn mà họ phải đối mặt. Dường như họ đã già hơn so với cái tuổi chỉ biết ăn và học. Căn nhà nhỏ chỉ có vài đồ dùng cho sinh hoạt cùng những kệ sách, ở góc phòng là đồ của con nít được xếp gọn gàng.
Bữa cơm của đôi vợ chồng cũng thật đạm bạc, một đĩa rau muống, vài miếng đậu phụ kho lẫn thịt là cả hai vợ chồng cùng em bé ăn cả ngày. Khi còn yêu nhau, hai người còn có thời gian rảnh đi chơi với nhau, cùng nhau đi uống cà phê, ăn vài ly chè kem, nhưng từ khi có em bé thời gian của hai người đã bó hẹp hơn, chi tiêu cũng tằn tiện hơn. Toàn bộ tiền sinh hoạt trong tháng đều phải trông chờ từ tiền phụ cấp của gia đình gửi.
Ở xóm sinh viên “bà bầu” có những điều khác biệt so với xóm trọ khác, dường như cuộc sống ở đây không có sự ngăn cách. Ở đó, tình người, tình bạn, tình hàng xóm… được thắt chặt nhiều hơn làm cho cuộc sống của những đôi vợ chồng sinh viên bớt đi những cơ cực và ở nơi ấy đầy ắp tinh thần nhân ái.
Trong căn phòng nhỏ, ngổn ngang đồ dùng được vứt tứ phía, mùi khai nồng nặc của trẻ con hắt lên, Ngân vẫn không kịp ngước lên nhìn khách, vén áo quá ngực cho con bú, đứa trẻ mới gần 5 tháng tuổi khóc ngặt. Nhìn vợ “vô tư” trước mặt khách, Hoàng nhắc khéo: “Em bồng con lên gác cho nó bú, ở đây có bạn anh mới đến chơi”. Ngân chẳng buồn ngó ngàng, nói xong chuyện: “Trên đó nóng, con lại khó chịu”. Hoàng nói lảng chủ đề, đưa ánh mắt ái ngại nhìn chúng tôi.
Qua những câu chuyện, Hoàng bảo hai “vợ chồng” vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường nhưng “vỡ kế hoạch” nên phải chấp nhận. Vợ đang học năm cuối, phải xin nhà trường bảo lưu kết quả, chờ cho con cứng chút rồi gửi về bên nội nhờ chăm nuôi.
Từ lúc về sống chung với nhau, không cần cưới hỏi, không nghề nghiệp, khiến cuộc sống của đôi “vợ chồng” trẻ thêm khốn khó trăm bề. Trước Hoàng còn hay nhậu nhẹt, hay la cà cà phê, hút thuốc, nhưng nay thì bỏ tiệt, tiết kiệm có tiền mua sữa cho con.
Cũng may, dù cuộc sống tất bật, bộn bề với những lo toan nhưng “vợ chồng” Hoàng may mắn khi luôn có những hàng xóm cùng cảnh ngộ chia sẻ, đặc biệt là các bạn học cùng lớp, thường xuyên ghé đến thăm, giúp đỡ.
“Có lần vợ ốm, em luống cuống không biết làm sao để chăm sóc đứa bé thì có mấy bạn gái của bên “vợ” thường xuyên qua lại dọn dẹp, chăm sóc cháu bé rất chu đáo”- Hoàng kể.
Màn đêm buông xuống, vang vọng trong xóm trọ “bà bầu” sinh viên là tiếng à ơi ru con, tiếng nói cười của các bạn trẻ, tiếng thủ thỉ của từng cặp tình nhân hò hẹn. Và, phía sau mỗi đêm tình sinh viên ấy, xóm “bà bầu” lại có thể đón nhận thêm một hàng xóm mới.Last edited by prettyboy2031; 27-02-2012, 23:02.
Comment
-
Originally posted by 11520447 View Poste thấy mọi người đâu bàn luận về bài báo này
chỉ thảo luận cách ứng xử của mỗi người về vấn đề BSC thôi mà , để rồi phát sinh nhiều vấn đề
đến hôm 3/3 ko mất công suy nghĩ câu hỏi nữa, hỏi cho nhiều cho đủ 10k )
P/s: Em là em chưa có bạn gái (hay bạn trai), vì em xấu trai quá , mà em lại thích gái đẹp,ngoan,hiền cơ (trai phải là đô con, đẹp trai) em mới chịu. haha. chém tí cho vui, chứ topic dần chuyển sang trạng thái "tranh cãi, phản pháo" thay vì "xây dựng, góp ý"
Comment
-
Comment
-
Originally posted by 07520004 View PostTại sao cứ đổ thừa con trai thích phá cái gì đó của con gái? Con gái cũng thích được vậy? Chính cái kiểu đổ thừa này là lý do con trai phát sinh tâm lý: "Ờ! tao thích vậy đó! Ai kêu mày ngu cho thì ráng chịu, đồ dễ dãi". Lúc làm thì cả 2 cùng làm. Làm xong thì đổ thừa lẫn nhau vậy là không có tốt.
Còn chuyện nghìn vàng nghìn vốn kia thì có vấn đề gì to tát đâu. Màng trinh bây giờ vá được rồi, nguyên hay không nguyên chỉ là cái phép tự sướng của tinh thần. Bảo nguyên mà tin thì nó là nguyên. Không tin thì nó là không nguyên, có cách gì chứng minh được đâu? Chủ yếu là lòng tin chứ làm sao giữ được một cái không thể kiểm chứng.
Comment
-
Originally posted by huong_hk0311 View PostỪ ừ thì vá được rồi. Nhưng sự chân thật thì mới đáng quý chứ. Em có dám đổ thừa đâu, nhưng theo nghiên cứu thì đó là tình hình chung, khuyên các bạn gái đừng dễ dãi thôi mà.
Còn cái chân thật hay vá víu thì nó cũng dựa vào niềm tin thôi. Có nhiều tai nạn khiến cái đó bị rách và có nhiều cách vá mà không phải bác sĩ khám nghiệm thì chả bao giờ biết được. Đã tin nhau thì nói thế nào nó cũng là chân thật, còn người ta đã không tin thì em có khóc lên khóc xuống mà thanh minh em cũng là đồ giả.
Comment
-
Originally posted by 07520004 View PostNghiên cứu nào em? Tác giả nào nghiên cứu? Công bố ở đâu? Đơn vị nào tài trợ nghiên cứu? Đại học rồi, trường mình nhà khoa học đầy rẫy, nghiên cứu cả đống, không phải cứ thấy chữ nghiên cứu là người ta sợ đâu, coi chừng phản tác dụng đấy.
Còn cái chân thật hay vá víu thì nó cũng dựa vào niềm tin thôi. Có nhiều tai nạn khiến cái đó bị rách và có nhiều cách vá mà không phải bác sĩ khám nghiệm thì chả bao giờ biết được. Đã tin nhau thì nói thế nào nó cũng là chân thật, còn người ta đã không tin thì em có khóc lên khóc xuống mà thanh minh em cũng là đồ giả.Be different and always different
http://archlinuxvn.org/
http://theslinux.org
http://lab.infosec.xyz
Comment
Comment