Announcement

Collapse
No announcement yet.

Kỹ thuật giúp thoát chết đuối dù không biết bơi

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Kỹ thuật giúp thoát chết đuối dù không biết bơi

    Kỹ thuật giúp thoát chết đuối dù không biết bơi
    Sự việc 8 nữ sinh ở Mỹ Đức, Hà Nội chết đuối chiều 12/9 khi tắm hồ là lời cảnh báo về nguy cơ khi trẻ không được học bơi. Theo các chuyên gia, mọi người có thể học kỹ thuật "bơi tự cứu" đơn giản sau để tự cứu mình nếu chẳng may rơi xuống nước.
    > Không biết bơi vẫn có thể thoát chết đuối/ Những hiểu lầm về kỹ thuật 'bơi tự cứu'
    Tiến sĩ Phạm Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm E-Bơi, Hà Nội, cho biết, người ta vẫn nghĩ chết đuối là do không biết bơi. Nếu không muốn chết đuối, phải xuống nước học một kiểu bơi nào đó, ví dụ bơi ếch, bơi sải, bơi ngửa... Thực tế, nhiều người, kể cả biết bơi, thậm chí bơi giỏi, nhưng vì chủ quan, hoặc chuột rút, hay mắc sẵn các bệnh nào đó... vẫn có thể bị đuối nước; và lại có cả trẻ em chết đuối ở những nơi nước nông không bơi được như ngã úp mặt vào xô, chậu, chum vại chứa nước trong nhà.
    Vì vậy, theo ông Tuấn, ngoài việc giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức phòng chống chết đuối với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, cần một cách khác để phòng chống đuối nước - một cách giúp mọi người có thể sống sót nếu chẳng may bị rơi xuống nước, dù họ chưa hề biết bơi. Và đó là kỹ thuật “Bơi tự cứu” hay “Bơi sống sót”.
    Luyện tập cách hít thở và thả nổi rất quan trọng trong phương pháp bơi tự cứu. Hình minh họa: Vũ Minh Chinh, E-Bơi.
    Với phương pháp này, người không biết bơi, khi rơi xuống nước vẫn có thể sống sót nhờ thực hiện 4 bước sau đây:
    - Bình tĩnh nhắm mắt, ngậm miệng, nín thở (có thể lấy tay bịt mũi) để phổi không bị sặc nước, trở thành cái phao cứu sinh đẩy người nổi dần lên.
    - Tiếp tục thả lỏng người để nước đẩy lên sát mặt nước trở về tư thế bập bênh bán an toàn, đầu nổi sát mặt nước, chân ở phía nước sâu.
    - Dùng tay hoặc chân làm mái chèo, quạt nước đẩy đầu nhô khỏi mặt nước hoặc cũng có thể quạt nước xiên, đẩy người bơi đi dễ dàng bởi trong nước người trở nên nhẹ hơn so với trên cạn.
    - Khi chuyển động lên xuống, tới trước hãy nhớ trên mặt nước, há miệng to thở vào nhanh và sâu, dưới mặt nước ngậm miệng, thở ra từ từ bằng mũi, hoặc bằng mồm.
    Theo ông Tuấn, với cách này, người ta có thể tồn tại dưới nước khá lâu, chờ người đến cứu, hoặc lợi dụng dòng chảy để chuyển vào chỗ nông hơn. Và tất cả những bước trên đều có thể luyện tập dần dần trên cạn và có thể giáo dục cho trẻ từ khi còn ở trường mầm non.
    Nhìn nhận về kỹ thuật bơi tự cứu trong việc phòng chống đuối nước, nhất là cho trẻ em, ông Nguyễn Trọng An, phó cục trưởng Cục chăm sóc và bảo vệ trẻ em cho biết, đây là một cách đi đúng, và cần phối hợp song song giữa luyện tập trên cạn và dưới nước.
    Ngoài ra, còn có thể cách học bơi trên cạn.
    Đ.S.

    Nguồn: http://vnexpress.net/gl/suc-khoe/201...hong-biet-boi/
    :boss:
    -------------------------------------
    Đời là bể khổ.
    Quay đầu là bờ ai ngờ là đại dương.
    ------------------------------------------------------------------------

  • #2
    Mấy bạn đang học GDQP sau khi đọc bài này xong đừng sang Hồ Đá thử đó nhe :beatbrick:
    ...mỗi ngày tôi chọn một niềm vui... :happy:
    ...chọn tới chọn lui...hết một ngày...
    :nosebleed:

    Comment


    • #3
      đừng có nói bậy bạ kẻo có đứa làm thiệt đó
      hồi trước GDQP có thông báo đường hoàng mà vẫn nghe đâu có mấy vụ
      mà sao hồ đá nguy hiểm vậy nhỉ? cả biết bơi vẫn dính chấu

      Comment


      • #4
        Quan trọng nhất vẫn là bình tĩnh và làm chủ bản thân tránh tình huống xấu như lời nói bên dưới, cố vùng vẫy tránh chìm sâu trong nước. Thường thì bị rơi trên một chỗ đủ cao xuống nước thì chận bạn có thể chạm tới đáy hồ là ít, đá sắc có thể làm rách da bạn, hoặc đáy bùn bị chôn chân, hoặc vướng phải cành cây lớn chìm trong nước. Tình huống đó khó, bất cứ ai cũng có thể dính phải chưa kể đến dòng nước lớn. Tốt nhất là bạn phải biết bơi, để tăng thêm khả năng sống sót để lên đc bờ. Không nên xem nhẹ được.
        Living to bring what is best for you and everyone around to more meaningful life!

        Comment


        • #5
          vì Hồ Đá càng xuống sâu càng rất lạnh khi nhảy xuống hoặc lặn xuống rất dễ bị chuột rút, đậy cũng là 1 nguyên nhân thui.

          PS: may mà mình biết bơi :funny:
          Last edited by 12520333; 14-09-2012, 23:09.
          Hãy cứ sống một cách thật tuyệt vời, rồi những điều tốt đẹp sẽ đến với bạn !!

          Comment


          • #6
            hồ đá ko ngờ lại đẹp đến vậy. chắc đó cũng là 1 phần của lí do bạn nào cũng :dreaming:muốn tắm tiên
            Đặng Thị Kim Luyến
            kimluyen.ce@gmail.com
            (+84)169.790.1226
            University of Information Technology (UIT)

            Comment


            • #7
              Học cái này thà học bơi còn nhanh hơn. :nosebleed:
              Ta đã trở lại . :choler:

              Comment


              • #8
                Mình nghĩ khi rớt tỏm xuống nước lúc đó sẽ mất bình tỉnh nên hok nhớ gì đâu. Bản thân mình từng 2 lần như thế nên khuyên các bác học bơi cho lành
                not..

                Comment


                • #9
                  Học cái này thà học bơi còn nhanh hơn. :nosebleed:
                  cần gì phải học, cứ nhảy xuống nước 2 tay thay phiên nhau đập về phía trước (tay nào đập thì nghiêng đầu về tay đó) thế là nó tự nổi, cái nì người ta gọi là 'bơi sải"
                  Hãy cứ sống một cách thật tuyệt vời, rồi những điều tốt đẹp sẽ đến với bạn !!

                  Comment


                  • #10
                    nhớ hồi học bơi, sau khi bám thành đạp nước được 3 bữa... ông thầy đạp xuống bên hồ 2.2m :sweat:... ngáp ngáp rồi nín thở đạp nước lết qua khu 1.4 m ... ổng đạp cho 2 lần như vậy sốt luôn nghỉ học bơi... sau này đi biển bị mấy thằng bạn kéo ra chỗ nước lút đầu, đạp đạp riết rồi biết bơi :sunglasses:... nhưng mà biết bơi là 1 chuyện... biết đạp nổi thì phải luyện thêm mấy tháng trời mới đạp được vì xuống nước mà hổng chân là có cảm giác sợ udency:... Cái kỹ thuật ở trên tương tự như đạp nổi, vấn đề là có đủ bình tĩnh hay sợ ngợp nước rồi chìm nghỉm
                    Last edited by 08520229; 14-09-2012, 23:24.
                    Một khẩu súng giữ hai trời Nam Bắc,
                    Một dấu chân in màu đất hai miền.

                    ------------------------------------------------------

                    Comment


                    • #11
                      Originally posted by 08520270 View Post
                      Học cái này thà học bơi còn nhanh hơn. :nosebleed:
                      Siêu Nhiên nói sai rồi. Học bơi, đầu tiên cũng học hít thở đều, cũng tương tự ở trên. xuống nước thì thở ra bằng mũi, ngốc đầu lên thì mở miệng ra hít hơi vào, ko được hít vào bằng mũi vì bị sặc nước, cứ lên xuống vậy nhiều lần, tập cho quen sau đó mới tập động tác bơi.

                      Comment


                      • #12
                        Mới rớt xuống thì ko đủ bình tĩnh để bơi sải đâu . Chắc chắn lun .
                        Mình dân biển , bơi cũng tốt mà nhìn cái hồ đá cũng thấy sợ thấy mồ :shy: , mình nhìn thấy có vẻ sâu quá , mà chưa biết có con nào ghê ghê sống dưới đó ko nữa ( hê hê tại coi phim kinh dị nhìu quá đó mà :happy: ) . Bạn nào nhảy xuống thì công nhận cam đảm thật ( liều mạng thì đúng hơn :stick: )

                        Comment


                        • #13
                          ^^!!!!!!!!!!!!!!!!!
                          Last edited by 10520247; 14-09-2012, 23:29.
                          Living to bring what is best for you and everyone around to more meaningful life!

                          Comment


                          • #14
                            Originally posted by 08520229 View Post
                            nhớ hồi học bơi, sau khi bám thành đạp nước được 3 bữa... ông thầy đạp xuống bên hồ 2.2m :sweat:... ngáp ngáp rồi nín thở đạp nước lết qua khu 1.4 m ... ổng đạp cho 2 lần như vậy sốt luôn nghỉ học bơi... sau này đi biển bị mấy thằng bạn kéo ra chỗ nước lút đầu, đạp đạp riết rồi biết bơi :sunglasses:... nhưng mà biết bơi là 1 chuyện... biết đạp nổi thì phải luyện thêm mấy tháng trời mới đạp được vì xuống nước mà hổng chân là có cảm giác sợ udency:... Cái kỹ thuật ở trên tương tự như đạp nổi, vấn đề là có đủ bình tĩnh hay sợ ngợp nước rồi chìm nghỉm
                            Vui ghê đc thầy đạp lun, bị đạp vậy chắc KHÓC quá (lấy nước hồ thay nước mắt) phải để ng ta đạp cho chừa mới bít bơi. Xem ra chưa thấy quan tài chưa đổ lệ ^^!
                            Last edited by 10520247; 14-09-2012, 23:33.
                            Living to bring what is best for you and everyone around to more meaningful life!

                            Comment


                            • #15
                              Các bạn có đọc bài chưa? Người viết cũng đã có nói ngụ ý rằng việt này chỉ mong giúp được chính bản thân người bị nạn có thể thở được thêm vài nhịp nữa. (Tức là có nhiều lắm cũng vài lần hớp hơi nữa). Để tăng thời gian dã gạo chờ người đến cứu thôi. Vì qua sự việc vừa rồi thì các em ấy ra đi rất nhanh dù nhiều người gần đó nghe thấy và đến ứng cứu ngay nhưng không kịp thời.
                              Còn biết bơi và bơi được là 1 vấn đề khác xa nhau. Hồ bơi dù có sâu cũng cảm giác khác nhiều so với ghềnh nước. (Ai đã đi bắt ốc ở ghềnh nước thì biết). Cũng đừng nói chi biết bơi mà ra biển khi biển động. :nosebleed:
                              -------------------------------------
                              Đời là bể khổ.
                              Quay đầu là bờ ai ngờ là đại dương.
                              ------------------------------------------------------------------------

                              Comment

                              LHQC

                              Collapse
                              Working...
                              X