(Tamnhin.net) - Có một điều rõ ràng rằng đã có nhiều thay đổi ở Đông Nam Á kể từ sau cuộc chiến tranh Việt Nam. Trong suốt 25 năm qua, Việt Nam đã thay đổi hoàn toàn. Năm 2007, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của cộng đồng kinh tế toàn cầu thông qua tư cách hội viên trong Tổ chức Thương mại Thế giới.
Mười điều bạn chưa biết về sự tăng trưởng của Việt Nam
Giới thiệu tác giả:
Marco Breu Giám đốc Điều hành Văn phòng Đại diện McKinsey & Company tại Hà Nội.
Richard Dobbs giám đốc của McKinsey có trụ sở tại Seoul và là giám đốc Viện nghiên cứu toàn cầu McKinsey – bộ phận nghiên cứu kinh doanh và kinh tế của McKinsey.
Có một điều rõ ràng rằng đã có nhiều thay đổi ở Đông Nam Á kể từ sau cuộc chiến tranh Việt Nam. Trong suốt 25 năm qua, Việt Nam đã thay đổi hoàn toàn. Năm 2007, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của cộng đồng kinh tế toàn cầu thông qua tư cách hội viên trong Tổ chức Thương mại Thế giới. Việt Nam đã trở thành một cục nam châm thu hút các nguồn đầu tư nước ngoài và đang phát triển nhanh chóng từ một đất nước có nền kinh tế nông nghiệp trở thành nước có nền kinh tế sản xuất và kinh doanh dịch vụ có giá trị cao hơn. Nhưng nếu Việt Nam muốn duy trì sự tăng trưởng đáng chú ý này, quốc gia này cần phải tăng năng suất lao động trong các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ trong những năm tới.
Dưới đây là 10 điều đáng chú ý trong báo cáo của Viện nghiên cứu toàn cầu McKinsey với tiêu đề “Duy trì tăng trưởng của Việt Nam: Thách thức năng suất” có thể làm bạn ngạc nhiên.
1. Việt Nam phát triển nhanh hơn bất kỳ nền kinh tế Châu Á nào khác và xếp thứ 2 sau Trung Quốc
image001.jpg
Việt Nam – một đất nước từng bị chiến tranh tàn phá – hiện đang là một trong số những nền kinh tế thành công của Châu Á trong suốt ¼ thế kỷ vừa qua. Từ khi đảng Cộng Sản bắt đầu những cải cách với tên gọi “Đổi mới” trong năm 1986, Việt Nam đã giảm dần những rào cản thương mại, dòng vốn và mở cửa nền kinh tế đối với các doanh nghiệp tư nhân. Trong suốt thời kỳ này, kinh tế Việt Nam đã mở rộng nhanh hơn bất kỳ nền kinh tế ở Châu Á nào khác, ngoại trừ Trung Quốc, với tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm là 5.3%. Sự tăng trưởng này vẫn tiếp tục khi Việt Nam phải đối mặt với sự khủng hoảng tài chính tại Châu Á trong những năm 90 và sự suy thoái của nền kinh tế toàn cầu trong những năm gần đây (kinh tế Việt Nam tăng trưởng 7% mỗi năm trong giai đoạn 2005 – 2010). Đây là một kỷ lục hoành tráng đáng tự hào so với các nền kinh tế Châu Á khác.
2. Việt Nam đang thoát ra khỏi phạm vi những cánh đồng lúa
image002.jpg
Kinh tế Việt Nam không còn xoay quanh nền nông nghiệp nữa. Trên thực tế, sự đóng góp của khu vực nông nghiệp đối với GDP của đất nước đã giảm xuống một nửa từ 40% xuống còn 20% chỉ trong vòng 15 năm – môt sự thay đổi nhanh lẹ hơn mà chúng ta đã chứng kiến trong các nền kinh tế châu Á khác. Tại Trung Quốc, sự chuyển đổi này kéo dài 29 năm và đối với Ấn Độ là 41 năm.
Trong 10 năm qua, sự đóng góp của lao động nông nghiệp trong tổng số lao động quốc gia đã giảm 13% trong khi số lao động trong ngành công nghiệp đã tăng 9.6% và trong khối dịch vụ là 3.4%. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ đã góp phần mạnh mẽ vào quá trình mở rộng kinh tế của Việt Nam do những sự khác biệt lớn về năng suất giữa các lĩnh vực này. Kết quả là thị phần của nông nghiệp trong GDP đã giảm 6.7% trong khi thị phần công nghiệp tăng 7.2% trong suốt 10 năm qua.
3. Việt Nam vẫn là nước xuất khẩu hạt tiêu, hạt điều, lúa gạo và cà phê hàng đầu thế giới
image003.jpg
Việt Nam là nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu hạt tiêu với 116.000 tấn gia vị trong năm 2010, và là nước dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực xuất khẩu hạt điều trong 4 năm liên tiếp. Quốc gia này cũng là nước xuất khẩu lớn thứ hai trên thế giới về lúa gạo, sau Thái Lan và đứng thứ hai sau Brazil về xuất khẩu cà phê – tăng gần gấp ba lần so với 4 năm trước đó. Việt Nam cũng xếp thứ 5 trên thế giới trong sản xuất trà và xếp thứ 6 về xuất khẩu hải sản như cá tra, tôm, mực và cá ngừ.
4. Việt Nam không phải là “Trung Quốc +1”
image005.jpg
Chi phí lao động gia tăng ở Trung Quốc đã thúc đẩy một số nhà máy chuyển hướng sản xuất sang Việt Nam – nơi có nguồn lao động giá rẻ dồi dào. Xu hướng này đã thúc đẩy các cuộc thảo luận giữa các giám đốc điều hành về việc Việt Nam sẽ trở thành nền tảng tiếp theo của Châu Á đối với sản xuất xuất khẩu – là một phiên bản nhỏ hơn của Trung Quốc – hay Trung Quốc +1.
Nhưng Việt Nam khác Trung Quốc ở hai điểm. Thứ nhất, kinh tế Việt Nam đang được thúc đẩy nhiều hơn trong lĩnh vực tiêu dùng cá nhân so với Trung Quốc. Mức tiêu dùng của hộ gia đình chiếm 65% GDP của Việt Nam – một mức đóng góp cao bất thường tại Châu Á. Trong khi đó tại Trung Quốc, mức độ tiêu thụ này chỉ chiếm 36% GDP.
Thứ hai, trong khi sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc được thúc đẩy do sản xuất xuất khẩu và mức độ vốn đầu tư đặc biệt cao thì kinh tế Việt Nam lại cân bằng hơn giữa sản xuất và dịch vụ - với mỗi ngành chiếm khoảng 40% GDP. Trong 5 năm qua, sản lượng ngành công nghiệp (bao gồm xây dựng, sản xuất, khai thác mỏ và các tiện ích khác) và ngành dịch vụ đã tăng trưởng với tốc độ so sánh hàng năm là 8%.
5. Việt Nam có sức hấp dẫn mạnh đối với đầu tư nước ngoài
image007.jpg
Việt Nam nằm trong hầu hết các danh sách về các thị trường mới nổi hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Các cuộc khảo sát do Bộ Thương mại và Đầu tư Anh và Tổ chức Tình báo Kinh tế đã liên tục xếp Việt Nam là thị trường mới nổi nhất thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) sau bộ tứ BRIC – Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc. Những nguồn đăng ký FDI vào Việt Nam đã tăng từ 3.2 tỷ USD năm 2003 lên 71.7 tỷ USD năm 2008 trước khi giảm xuống 21.5 tỷ USD do sự suy thoái toàn cầu năm 2009.
Còn nữa...
Mười điều bạn chưa biết về sự tăng trưởng của Việt Nam
Giới thiệu tác giả:
Marco Breu Giám đốc Điều hành Văn phòng Đại diện McKinsey & Company tại Hà Nội.
Richard Dobbs giám đốc của McKinsey có trụ sở tại Seoul và là giám đốc Viện nghiên cứu toàn cầu McKinsey – bộ phận nghiên cứu kinh doanh và kinh tế của McKinsey.
Có một điều rõ ràng rằng đã có nhiều thay đổi ở Đông Nam Á kể từ sau cuộc chiến tranh Việt Nam. Trong suốt 25 năm qua, Việt Nam đã thay đổi hoàn toàn. Năm 2007, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của cộng đồng kinh tế toàn cầu thông qua tư cách hội viên trong Tổ chức Thương mại Thế giới. Việt Nam đã trở thành một cục nam châm thu hút các nguồn đầu tư nước ngoài và đang phát triển nhanh chóng từ một đất nước có nền kinh tế nông nghiệp trở thành nước có nền kinh tế sản xuất và kinh doanh dịch vụ có giá trị cao hơn. Nhưng nếu Việt Nam muốn duy trì sự tăng trưởng đáng chú ý này, quốc gia này cần phải tăng năng suất lao động trong các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ trong những năm tới.
Dưới đây là 10 điều đáng chú ý trong báo cáo của Viện nghiên cứu toàn cầu McKinsey với tiêu đề “Duy trì tăng trưởng của Việt Nam: Thách thức năng suất” có thể làm bạn ngạc nhiên.
1. Việt Nam phát triển nhanh hơn bất kỳ nền kinh tế Châu Á nào khác và xếp thứ 2 sau Trung Quốc
image001.jpg
Việt Nam – một đất nước từng bị chiến tranh tàn phá – hiện đang là một trong số những nền kinh tế thành công của Châu Á trong suốt ¼ thế kỷ vừa qua. Từ khi đảng Cộng Sản bắt đầu những cải cách với tên gọi “Đổi mới” trong năm 1986, Việt Nam đã giảm dần những rào cản thương mại, dòng vốn và mở cửa nền kinh tế đối với các doanh nghiệp tư nhân. Trong suốt thời kỳ này, kinh tế Việt Nam đã mở rộng nhanh hơn bất kỳ nền kinh tế ở Châu Á nào khác, ngoại trừ Trung Quốc, với tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm là 5.3%. Sự tăng trưởng này vẫn tiếp tục khi Việt Nam phải đối mặt với sự khủng hoảng tài chính tại Châu Á trong những năm 90 và sự suy thoái của nền kinh tế toàn cầu trong những năm gần đây (kinh tế Việt Nam tăng trưởng 7% mỗi năm trong giai đoạn 2005 – 2010). Đây là một kỷ lục hoành tráng đáng tự hào so với các nền kinh tế Châu Á khác.
2. Việt Nam đang thoát ra khỏi phạm vi những cánh đồng lúa
image002.jpg
Kinh tế Việt Nam không còn xoay quanh nền nông nghiệp nữa. Trên thực tế, sự đóng góp của khu vực nông nghiệp đối với GDP của đất nước đã giảm xuống một nửa từ 40% xuống còn 20% chỉ trong vòng 15 năm – môt sự thay đổi nhanh lẹ hơn mà chúng ta đã chứng kiến trong các nền kinh tế châu Á khác. Tại Trung Quốc, sự chuyển đổi này kéo dài 29 năm và đối với Ấn Độ là 41 năm.
Trong 10 năm qua, sự đóng góp của lao động nông nghiệp trong tổng số lao động quốc gia đã giảm 13% trong khi số lao động trong ngành công nghiệp đã tăng 9.6% và trong khối dịch vụ là 3.4%. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ đã góp phần mạnh mẽ vào quá trình mở rộng kinh tế của Việt Nam do những sự khác biệt lớn về năng suất giữa các lĩnh vực này. Kết quả là thị phần của nông nghiệp trong GDP đã giảm 6.7% trong khi thị phần công nghiệp tăng 7.2% trong suốt 10 năm qua.
3. Việt Nam vẫn là nước xuất khẩu hạt tiêu, hạt điều, lúa gạo và cà phê hàng đầu thế giới
image003.jpg
Việt Nam là nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu hạt tiêu với 116.000 tấn gia vị trong năm 2010, và là nước dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực xuất khẩu hạt điều trong 4 năm liên tiếp. Quốc gia này cũng là nước xuất khẩu lớn thứ hai trên thế giới về lúa gạo, sau Thái Lan và đứng thứ hai sau Brazil về xuất khẩu cà phê – tăng gần gấp ba lần so với 4 năm trước đó. Việt Nam cũng xếp thứ 5 trên thế giới trong sản xuất trà và xếp thứ 6 về xuất khẩu hải sản như cá tra, tôm, mực và cá ngừ.
4. Việt Nam không phải là “Trung Quốc +1”
image005.jpg
Chi phí lao động gia tăng ở Trung Quốc đã thúc đẩy một số nhà máy chuyển hướng sản xuất sang Việt Nam – nơi có nguồn lao động giá rẻ dồi dào. Xu hướng này đã thúc đẩy các cuộc thảo luận giữa các giám đốc điều hành về việc Việt Nam sẽ trở thành nền tảng tiếp theo của Châu Á đối với sản xuất xuất khẩu – là một phiên bản nhỏ hơn của Trung Quốc – hay Trung Quốc +1.
Nhưng Việt Nam khác Trung Quốc ở hai điểm. Thứ nhất, kinh tế Việt Nam đang được thúc đẩy nhiều hơn trong lĩnh vực tiêu dùng cá nhân so với Trung Quốc. Mức tiêu dùng của hộ gia đình chiếm 65% GDP của Việt Nam – một mức đóng góp cao bất thường tại Châu Á. Trong khi đó tại Trung Quốc, mức độ tiêu thụ này chỉ chiếm 36% GDP.
Thứ hai, trong khi sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc được thúc đẩy do sản xuất xuất khẩu và mức độ vốn đầu tư đặc biệt cao thì kinh tế Việt Nam lại cân bằng hơn giữa sản xuất và dịch vụ - với mỗi ngành chiếm khoảng 40% GDP. Trong 5 năm qua, sản lượng ngành công nghiệp (bao gồm xây dựng, sản xuất, khai thác mỏ và các tiện ích khác) và ngành dịch vụ đã tăng trưởng với tốc độ so sánh hàng năm là 8%.
5. Việt Nam có sức hấp dẫn mạnh đối với đầu tư nước ngoài
image007.jpg
Việt Nam nằm trong hầu hết các danh sách về các thị trường mới nổi hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Các cuộc khảo sát do Bộ Thương mại và Đầu tư Anh và Tổ chức Tình báo Kinh tế đã liên tục xếp Việt Nam là thị trường mới nổi nhất thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) sau bộ tứ BRIC – Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc. Những nguồn đăng ký FDI vào Việt Nam đã tăng từ 3.2 tỷ USD năm 2003 lên 71.7 tỷ USD năm 2008 trước khi giảm xuống 21.5 tỷ USD do sự suy thoái toàn cầu năm 2009.
Còn nữa...
Comment