Announcement

Collapse
No announcement yet.

KTMT học gì? làm gì? cơ hội nghề nghiệp?

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • 09520109
    replied
    Originally posted by 13521083 View Post
    Học KHMT nhưng em có thể thiên về lập trình được k ạ :hungry:
    KHMT lập trình vào loại nhiều đó bạn :shock:

    Leave a comment:


  • 13521083
    replied
    Học KHMT nhưng em có thể thiên về lập trình được k ạ :hungry:

    Leave a comment:


  • sangnt
    replied
    Originally posted by 06520375 View Post
    À, nói thêm về chương trình học của khoa mình có vài đóng góp như sau, hi vọng các anh chị, thầy cô đọc được:
    - Về nội dung học theo mình thấy thì không nên đòi hỏi sinh viên phải biết NHIỀU vấn đề, mà hãy chỉ cho sinh viên biết cách tự đào sâu MỘT vấn đề. Cái này đòi hỏi từ người thầy, hãy cho sinh viên biết quan điểm của mình về vấn đề đó, chia sẽ cái nhìn của người thầy về vấn đề đó như thế nào. Quan trọng là cho SV thấy được học cái đó có ý nghĩa gì? Đừng để sinh viên không hiểu tại sao phải học cái đó, học để làm gì? Nếu học mà không biết học xong để làm gì thì chịu.
    - Học một ngôn ngữ lập trình không quan trọng bằng cách xây dựng hệ thống, mục đích của thiết kế, kể cả phần cứng hay phần mềm. Chẳng hạn môn học HDL, nếu em sẽ không dạy SV phải lập trình ntn, syntax ra sao, mà chỉ dạy cho sinh viên biết cách thực hiện cái mạch như thế nào, quan trọng mà specification. Ngôn ngữ để thực hiện nó thì ai cũng có thể tự học được.
    - Và chắc còn nhiều cái nữa, trong lúc làm cũng có nghĩ tới mà giờ không nhớ ra hết. Hẹn khi khác vậy.

    Chào cả nhà nhé!

    Thân mến,
    Lê Trường Sa
    Thanks về sự góp ý của Sa và chúc mừng em có được công việc ưa thích và phù hợp.
    Hiện tại Khoa đã chỉnh sửa lại chương trình đào tạo cho K6 và điều chỉnh tối ưu nhất có thể từ K7 trở về sau.
    Một điều các thầy, cô nhận thấy ở SV khoa mình là tư duy nghiên cứu bài bản hơi yếu, cái này thể hiện ở việc chọn đề tài. Hầu hết, các bạn muốn làm nhiều thứ khác nhau, những cái này tương đối dễ và phần quan trọng là có tài liệu tiếng Việt. Khi gặp một đề tài mới và hơi thách thức, thì các bạn sẽ không dám nhận làm, vì nó quá mới và không có nhiều tài liệu tiếng Việt, các bạn sợ mình sẽ làm không được và ko kịp. Điều các bạn sợ cũng đúng, nhưng nếu các bạn không dám thử thách và thử nghiên cứu bài bản thì cơ hội việc làm của bạn sau khi ra trường sẽ không tốt lắm.
    Hiện tại, xu hướng của các thầy cô trong Khoa mong muốn truyền đạt "Methodology" để giải quyết vấn đề hơn là hướng dẫn theo cách "cầm tay chỉ việc". Khi bạn đã quen với phương pháp tự đặt ra vấn đề --> gặp khó khăn --> tìm cách giải quyết vấn đề. Khi ra trường đi làm (bạn sẽ gặp rất nhiều vấn đề khác nhau), một khi bạn đã biết và quen với phương pháp giải quyết vấn đề ở trên, bạn sẽ dễ dàng giải quyết công việc mà cty đã giao.
    Thân ái,
    Sang
    Last edited by sangnt; 19-09-2013, 23:45.

    Leave a comment:


  • 11520034
    replied
    Sao ko ai nói về hệ thống nhúng nhỉ?Hướng này thì sao ạ!:beauty:

    Leave a comment:


  • 06520375
    replied
    Chào các anh chị, thầy cô và các bạn,

    1 phút dành cho quảng cáo:
    - Mình là Lê Trường Sa - học lớp KTMT01 - hiện đang làm tại công ty Renesas.
    - Công việc của mình là thiết kế vi mạch - mình chủ yếu làm IP cho các hệ thống Video như Video Signal Processing, Video Encode/Decode.
    - Công cụ làm việc: cái đầu biết tư duy, sáng tạo + với chút ít hiểu biết về DSP + một tẹo về các ngôn ngữ HDL (Verilog, System Verilog, System C) + một tí bé xíu về C/C++ và quan trọng nhất là phải biết nỗ lực, kiên trì, học hỏi.

    Hết 30s quảng cáo.

    Nói về việc kiến thức khoa mình dạy có đủ để đi làm việc hay không? Mình nói là: -Đủ!!! (Hệ thống chương trình khoa mình dạy cho K1 theo mình nhận định có đến 80% giống với những gì mình đang làm - trừ việc học thì không có chuyên nghiệp bằng với lại cũng không đi sâu vào vấn đề như đi làm).

    Khoa mình có dạy những cái như sau:
    - lập trình window/java/ lập trình di động...: bạn có thể làm application cho chip. không có sản phẩm phần cứng nào mà không có ứng dụng đi kèm.
    - lập trình C/C++ hướng đối tượng: bạn có thể làm middleware/firmware...
    - trình biên dịch (mình thích môn này do thầy Lung dạy): bạn có thể xây dựng một compiler riêng cho một con vi xử lý đặc thù của công ty.
    - Xử lý tín hiệu số, Hệ thống số, thiết kế vi mạch với HDL: bạn có thể làm công việc như mình đang làm, thiết kế hệ thống, thiết kế IP, thiết kế SoC,... tư duy sáng tạo của bạn sẽ được đưa vào đây một cách vô hạn, không sợ phải làm hoài 1 việc lặp đi lặp lại như một số bạn nghĩ.
    - môn Thiết kế vi mạch CMOS: môn nạy học trên trường như cưỡi ngựa xem hoa -> backend: layout, DFT, STA, ....
    - còn vài cái nữa mình không nhớ rõ lắm để mà liệt kê như hệ điều hành, mạng, ...

    Mà nói chung là học bao nhiêu không quan trọng, quan trọng nhất là Khoa đã cung cấp cho bạn một kiến thức nền, cái đó mới là quan trọng. Nền tảng vững chắc thì mới đi cao hơn cho một khía cạnh này đó. Học đại học chủ yếu là bề rộng, đi làm sẽ cung cấp cho bạn chiều sâu và bạn đừng mong là mình sẽ làm tốt hết mọi thứ - một thứ mình là tốt là đủ.

    À, nói thêm về chương trình học của khoa mình có vài đóng góp như sau, hi vọng các anh chị, thầy cô đọc được:
    - Về nội dung học theo mình thấy thì không nên đòi hỏi sinh viên phải biết NHIỀU vấn đề, mà hãy chỉ cho sinh viên biết cách tự đào sâu MỘT vấn đề. Cái này đòi hỏi từ người thầy, hãy cho sinh viên biết quan điểm của mình về vấn đề đó, chia sẽ cái nhìn của người thầy về vấn đề đó như thế nào. Quan trọng là cho SV thấy được học cái đó có ý nghĩa gì? Đừng để sinh viên không hiểu tại sao phải học cái đó, học để làm gì? Nếu học mà không biết học xong để làm gì thì chịu.
    - Học một ngôn ngữ lập trình không quan trọng bằng cách xây dựng hệ thống, mục đích của thiết kế, kể cả phần cứng hay phần mềm. Chẳng hạn môn học HDL, nếu em sẽ không dạy SV phải lập trình ntn, syntax ra sao, mà chỉ dạy cho sinh viên biết cách thực hiện cái mạch như thế nào, quan trọng mà specification. Ngôn ngữ để thực hiện nó thì ai cũng có thể tự học được.
    - Và chắc còn nhiều cái nữa, trong lúc làm cũng có nghĩ tới mà giờ không nhớ ra hết. Hẹn khi khác vậy.

    Chào cả nhà nhé!

    Thân mến,
    Lê Trường Sa

    Leave a comment:


  • sangnt
    replied
    Originally posted by wolves View Post
    Cùng là ĐHQG mà khoa này của trường ĐH CNTT không có thầy cô kỹ thuật máy tính của Bách Khoa àh
    Chào bạn,
    Hiện tại phần lớn giảng viên của khoa KTMT là từ Bách Khoa, Tự Nhiên, có một số học ở nước ngoài về như thầy Lung, thầy Huy, thầy Quân, thầy Nhân, cô Diễm... Một số đang làm nghiên cứu sinh ở nước ngoài.

    Leave a comment:


  • wolves
    replied
    Cùng là ĐHQG mà khoa này của trường ĐH CNTT không có thầy cô kỹ thuật máy tính của Bách Khoa àh

    Leave a comment:


  • sangnt
    replied
    Originally posted by 08520070 View Post
    Dear thầy Sang và các bạn,

    Như em đã đề cập, kiến thức học ở khoa là hoàn toàn hữu dụng cho việc theo đuổi các hướng đi này. Đây em xin tiếp tục chia sẽ với các bạn khóa sau về những điều em gặt hái được trong quá trình học ở trường, khoa:

    1. Không có sự phân biệt đầu vào của sinh viên, trong khái niệm của em.
    Các bạn đừng nhìn vào điểm thi đầu vào mà đánh giá SV nào giỏi hơn, trường nào tốt hơn. Thủ khoa đầu vào chưa hẳn là giỏi hơn các bạn khác. BK hay TN cũng chẳng có mấy người hơn được SV UIT đâu. Điểm khác biệt là do những người thi đầu vào cao, họ có sĩ diện của mình và luôn nghĩ là phải cố gắng phấn đấu để giữ được cái sĩ diện đó. Nếu học dỡ đồng nghĩa với nhục. Và SV BK và TN họ đã cày bừa hằng ngày để ko bị nhục. Các bạn hiểu ý mình?

    2. Tư duy tự học
    Chính vì trường còn hạn chế nhiều thứ do đó các bạn phải tự học, sau này đi làm cũng vậy. Một kinh nghiệm mà mình từng chứng kiến là: sếp giao một vấn đề, một kỹ sư trả lời là em chưa nghiên cứu bao giờ và ko bao giờ sếp gọi tên nữa. Một người khác trả lời, em có từng nghe qua dù rằng anh này cũng chả biết gì. 1 tuần cày bừa đã giúp anh này có tý kiến thức và tiếp tục nghiên cứu công việc sếp giao.

    3. Chính trong những môi trường khó khăn thì mới có những cơ hội để vươn lên. cái này không cần giải thích, xem phim, đọc truyện nhiều cũng biết.

    4. Trường luôn có những tình huống làm đau tim SV.
    Chính điều này mà SV nên trang bị cho mình "thuốc đau tim". Phần lớn những SV la oh, gào thét trên forum là những người thật sự lười biếng, vô trách nhiệm với bản thân (có thể đụng chạm). Đừng bỏ lở thời gian cho chơi bời, sao lãng, phí thời gian cho chuyện ko đâu rồi cuối cùng ngồi khóc và la. Chỉ những người có trách nhiệm mới im lặng và tìm cách giải quyết vấn đề.

    5. Thầy cô thật sự có trách nhiệm, kiến thức là vừa tầm.

    6. Tiếng anh
    Các thầy cô nên chuyển hết sang dạy tiếng anh. Phải làm cho SV xem tiếng anh là một sự bắt buộc thì họ mới chịu học. Chứ cứ lười lười cho qua thì hậu quả là tốt nghiệp rồi mà vẫn phải ngày đêm học tiếng anh. Phí thời gian, phí cơ hội. Đảm bảo chuyển sang dạy tiếng anh SV chỉ la cho có tinh thần dũng mảnh chừng 1 tháng thôi, sau đó là tự học và tìm tòi được thôi.

    Vài điều chia sẻ. Rất cám ơn thầy Sang đã có sự quan tâm đặc biệt cho SV. Các bạn khóa sau hạnh phúc lắm rồi các bạn có biết không...
    Hi Duy,
    -Ý 1. anh thấy như vầy. Thực ra khả năng thông minh nếu có chỉ hơn nhau 5% thôi, còn 95% còn lại ở khả năng "cày bừa, cuốc bẫm". Anh ko biết bên TN sao, chứ anh đánh giá khả năng cày của SV BK là khá tốt. Còn về sự sĩ diện, thì anh đã được học ở cả BK và TN, anh thấy riêng bản thân mình không dám sĩ diễn tí nào. Anh quan điểm, trong thời đại học tập và làm việc công bằng như hiện nay, nếu mình đứng yên, người khác tiến --> điều đó có nghĩa là mình đang thụt lùi. Do đó, phải cố gắng học hỏi không ngừng thôi, để hi vọng không bị bỏ lại quá xa.
    -Ý 2. em đang nói tới em à!!! Ha ha. Cố gắng làm việc nhé em! Good job you guy!
    -Ý 6. thì anh đồng ý với em. Có thể khó khăn trước mắt, nhưng sau này rất có lợi cho sinh viên khi ra trường. Tiếng Anh thì học lâu dài và kiên nhẫn. Mấy slide cũng ko giúp mình cải thiện được tiếng Anh bao nhiêu đâu. Trước mắt thì chưa chuyển qua dạy hết các môn được, nhưng trong tương lai sẽ áp dụng.
    Last edited by sangnt; 05-09-2013, 11:35.

    Leave a comment:


  • 08520070
    replied
    Originally posted by sangnt View Post
    Hi Duy,
    Phần A, em nói đúng. Khoa mình chỉ tập trung cho khâu 1 và khâu 5, nhưng thầy biết sẽ không mạnh bằng 2 trường kia. Một điều công bằng nữa, là chất lượng đầu vào SV trường mình rõ ràng cũng ko bằng 2 trường kia.
    Phần B, khâu 1 là sự tích lũy từ các môn học Hệ thống số, Kiến trúc máy tính, Tk vi mạch với HDL, ...Một thực tế, là cho dù em có học tới thạc sĩ thì ra đi làm em cũng cần công ty training lại. Ở trường chỉ em cái tổng quan, cái methodology và cách tìm tòi để giải bài toán, nhưng ở dạng đơn giản. Còn khi ra đi làm, em sẽ gặp bài toán cụ thể, gặp một tool cụ thể, em phải tìm hiểu, mày mò hoặc được training lại từ các anh đi trước. Sự khác biệt ở đây là ở khả năng tiếp thu và giải quyết vấn đề, tìm vấn đề ở đâu...Cái này, không ít thì nhiều trường cũng đã trang bị cho em.

    Thầy mới về trường nên không biết các khóa trước, thầy chỉ tham gia vào bàn thảo chương trình cho khóa 6, cũng có một số cải tiến đáng kể. Nhưng từ khóa 7, chương trình của Khoa KTMT rất hay và phù hợp với thực tế.
    Dear thầy Sang và các bạn,

    Như em đã đề cập, kiến thức học ở khoa là hoàn toàn hữu dụng cho việc theo đuổi các hướng đi này. Đây em xin tiếp tục chia sẽ với các bạn khóa sau về những điều em gặt hái được trong quá trình học ở trường, khoa:

    1. Không có sự phân biệt đầu vào của sinh viên, trong khái niệm của em.
    Các bạn đừng nhìn vào điểm thi đầu vào mà đánh giá SV nào giỏi hơn, trường nào tốt hơn. Thủ khoa đầu vào chưa hẳn là giỏi hơn các bạn khác. BK hay TN cũng chẳng có mấy người hơn được SV UIT đâu. Điểm khác biệt là do những người thi đầu vào cao, họ có sĩ diện của mình và luôn nghĩ là phải cố gắng phấn đấu để giữ được cái sĩ diện đó. Nếu học dỡ đồng nghĩa với nhục. Và SV BK và TN họ đã cày bừa hằng ngày để ko bị nhục. Các bạn hiểu ý mình?

    2. Tư duy tự học
    Chính vì trường còn hạn chế nhiều thứ do đó các bạn phải tự học, sau này đi làm cũng vậy. Một kinh nghiệm mà mình từng chứng kiến là: sếp giao một vấn đề, một kỹ sư trả lời là em chưa nghiên cứu bao giờ và ko bao giờ sếp gọi tên nữa. Một người khác trả lời, em có từng nghe qua dù rằng anh này cũng chả biết gì. 1 tuần cày bừa đã giúp anh này có tý kiến thức và tiếp tục nghiên cứu công việc sếp giao.

    3. Chính trong những môi trường khó khăn thì mới có những cơ hội để vươn lên. cái này không cần giải thích, xem phim, đọc truyện nhiều cũng biết.

    4. Trường luôn có những tình huống làm đau tim SV.
    Chính điều này mà SV nên trang bị cho mình "thuốc đau tim". Phần lớn những SV la oh, gào thét trên forum là những người thật sự lười biếng, vô trách nhiệm với bản thân (có thể đụng chạm). Đừng bỏ lở thời gian cho chơi bời, sao lãng, phí thời gian cho chuyện ko đâu rồi cuối cùng ngồi khóc và la. Chỉ những người có trách nhiệm mới im lặng và tìm cách giải quyết vấn đề.

    5. Thầy cô thật sự có trách nhiệm, kiến thức là vừa tầm.

    6. Tiếng anh
    Các thầy cô nên chuyển hết sang dạy tiếng anh. Phải làm cho SV xem tiếng anh là một sự bắt buộc thì họ mới chịu học. Chứ cứ lười lười cho qua thì hậu quả là tốt nghiệp rồi mà vẫn phải ngày đêm học tiếng anh. Phí thời gian, phí cơ hội. Đảm bảo chuyển sang dạy tiếng anh SV chỉ la cho có tinh thần dũng mảnh chừng 1 tháng thôi, sau đó là tự học và tìm tòi được thôi.

    Vài điều chia sẻ. Rất cám ơn thầy Sang đã có sự quan tâm đặc biệt cho SV. Các bạn khóa sau hạnh phúc lắm rồi các bạn có biết không...

    Leave a comment:


  • wolves
    replied
    Originally posted by 08520598 View Post
    Cái này mà đem vào áp dụng luôn ngay cho mấy môn chuyên ngành cơ bản thì e rằng sẽ có nhiều vấn đề:
    + Khả năng tiếng anh của sv chưa tốt lắm, nên khó tiếp thu thêm nữa các từ chuyên ngành khó hiểu. Nếu 1 slide mà có đến cả chục từ chuyên ngành mà hỏi hết luôn thì cũng hơi ngại. Nhưng đôi khi thầy cô lại nghĩ là mình biết rồi nên bỏ qua ..

    + Kiến thức về phần cứng nó như là 1 dòng chảy xuyên suốt, nếu mà bị ngắt quãng, k hiểu ngay từ đầu rồi thì mấy phần sau, môn sau coi như bỏ luôn. SV khi đó học cảm thấy mệt mỏi chán nản, chẳng biết lối nào mà lần.

    + Nên em nghĩ phải tập trung vào các kiến thức cơ sở nhất của phần cứng, có những demo trực quan, thực hành chi tiết.

    + Dường như khoa chưa thực sự quan tâm đến sinh viên, nắm bắt năng lực, tình hình của sinh viên, chưa có sự khảo sát về kiến thức đạt được của khóa trước sau khi học xong hay ra trường. Khung đào tao đưa ra giống như 1 chuẩn, 1 tầm cao định sẵn mà sv với tay mãi không tới :salute:
    - sao biết tụi em với tay không tới anh :funny:

    Leave a comment:


  • 08520598
    replied
    Originally posted by sangnt View Post
    dạy bằng slide tiếng Anh
    Cái này mà đem vào áp dụng luôn ngay cho mấy môn chuyên ngành cơ bản thì e rằng sẽ có nhiều vấn đề:
    + Khả năng tiếng anh của sv chưa tốt lắm, nên khó tiếp thu thêm nữa các từ chuyên ngành khó hiểu. Nếu 1 slide mà có đến cả chục từ chuyên ngành mà hỏi hết luôn thì cũng hơi ngại. Nhưng đôi khi thầy cô lại nghĩ là mình biết rồi nên bỏ qua ..

    + Kiến thức về phần cứng nó như là 1 dòng chảy xuyên suốt, nếu mà bị ngắt quãng, k hiểu ngay từ đầu rồi thì mấy phần sau, môn sau coi như bỏ luôn. SV khi đó học cảm thấy mệt mỏi chán nản, chẳng biết lối nào mà lần.

    + Nên em nghĩ phải tập trung vào các kiến thức cơ sở nhất của phần cứng, có những demo trực quan, thực hành chi tiết.

    + Dường như khoa chưa thực sự quan tâm đến sinh viên, nắm bắt năng lực, tình hình của sinh viên, chưa có sự khảo sát về kiến thức đạt được của khóa trước sau khi học xong hay ra trường. Khung đào tao đưa ra giống như 1 chuẩn, 1 tầm cao định sẵn mà sv với tay mãi không tới :salute:

    Leave a comment:


  • 08520598
    replied
    Originally posted by 06520091 View Post
    List danh sách cty ở HCM hiện nay cho ngành KTMT không hề ít nha các bạn:
    - Nhúng: Renesas, Bosch, Data Logic, DEK, Innova, TMA, ...
    - TKVM: Renesas, AMCC, ICDREC, Intel, TMA, Arrive,...

    Chịu khó tìm hiểu thì ra rất nhiều. Chủ yếu các bạn có định hướng rõ mình học hướng nào ko? Và có kiên trì trang bị cho mình những cái mình đang thiếu như kĩ năng và English ko? Còn nhà trường cố gắng cung cấp nhiều nhất những kiến thức bạn có thể học thôi.
    TKVM :TMA -->E hiện đang làm enginer ở đây nhưng chưa từng nghe công ty có mảng này, không biết có sự nhầm lẫn không nhỉ?

    Leave a comment:


  • sangnt
    replied
    Một điều thầy và các thầy, cô khác trong khoa KTMT muốn nhắn nhủ các bạn SV còn học ở trường là, hiện tại các thầy cô đang rất nổ lực cải tiến mọi mặt, để có thể đào tạo SV khoa mình ra trường làm đúng chuyên ngành nhiều hơn và làm việc tốt hơn. Thầy, cô trong khoa cũng xác định rõ ràng là cơ hội đối với ngành mình trong thời gian tới là rất lớn.
    Vì thế, một cải tiến mà thầy Lung (trưởng khoa) đề nghị và đã áp dụng cho nhiều môn trong học kì này là, dạy bằng slide tiếng Anh. Điều này, đòi hỏi giảng viên phải chuẩn bị nhiều hơn. Thầy, cô cũng xác định là các em có thể tiếp thu chậm hơn, nhưng chỗ nào chưa hiểu, hoặc thuật ngữ chuyên ngành nào chưa hiểu thì các em có thể hỏi lại, thầy cô sẽ vui vẻ giải thích lại. Về lâu dài, thì việc này sẽ giúp ích cho các bạn rất nhiều khi ra trường đi làm, vì đối với ngành mình, gần như sử dụng tiếng Anh để phỏng vấn, để đọc tài liệu hay viết báo cáo khi đi làm.

    Một thực tế là, Khoa mình (trường mình) thành lập cũng chưa lâu, nên về danh tiếng và đội ngũ giảng viên cũng sẽ không bằng Bách Khoa và Tự nhiên. Thầy tin cũng có một vài bạn suy nghĩ, nếu năng lực mình giỏi thì mình sẽ thi vào BK hoặc TN, nhưng có thể khả năng mình chưa tới, nên mình chọn vừa sức là thi vào trường mình.
    --> Điều thầy muốn nhắn nhủ là, học ở trường nào cũng vậy. Nếu các bạn cố gắng và học tập tốt thì ra trường làm việc cũng sẽ tốt như nhau.
    --> Do dó, bên cạnh sự nổ lực của các GV trong khoa, cũng cần sự cố gắng nổ lực tối đa từ các bạn SV, để trước mắt là giúp cho các bạn sau khi ra trường có được kiến thức chuyên môn đầy đủ, đáp ứng được công việc. Xa hơn nữa, nhiều bạn sẽ làm việc đúng với chuyên ngành đã chọn và làm việc thật tốt --> Nâng cao chất lượng đào tạo của Khoa.

    Chúc các bạn nhiều sức khỏe để còn chinh chiến,
    Sang

    Leave a comment:


  • sangnt
    replied
    Originally posted by 08520070 View Post
    Nhân topic này mình cũng xin góp một số ý kiến cá nhân như sau:
    Trong giới hạn hiểu biết của mình thì SV khoa KTMT có thể tham gia vào 2 hướng công việc như sau:

    A. Phân tích thiết kế mạch (điện tử), quy trình tương tự như thầy Sang và bạn Thông đã đề cập:

    1)System design hay logic design - Phân tích thiết kế hệ thống
    2)Simulation - Mô phỏng hệ thống trên phần mềm
    3)Layout and Fabrication - Bố trí mạch và sản xuất.
    4)Implement - Hàn linh kiện
    5)Embedding and testing. - Nhúng chương trình và kiểm tra

    Theo như kinh nghiệm của mình thì khâu quan trọng nhất và khó khăn nhất là khâu 1. Khâu này đòi hỏi kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm và tầm nhìn. Việc hệ thống hoạt động chính xác hay không, độ tin cậy như thế nào, có tối ưu hay không là do khâu này quyết định chủ yếu. Các cty khác biệt nhau cũng do khâu này. Thầy Sang cũng đã có kinh nghiệm thực tế nên chắc biết, nếu khâu này tốt thì đã định hình được cho các khâu còn lại sẽ làm gì rồi.

    Yêu cầu của khâu này: kiến thức về vật lý, điện tử, (một cái mới từ thực tế của mình là trường điện từ (EM-Electromagnetic) nếu bạn muốn đón đầu ở VN), phân tích hệ thống, phân tích yêu cầu.

    Nhận định khoa mình cho tới khóa 3 thì hầu như không đáp ứng được cái nào --> Các bạn phải định hướng tự học và thầy cô nên xem xét cho các khóa sau.
    Khoa mình mạnh nhất là khâu 5, SV nên đẩy cao thế mạnh của mình và mở rộng kiến thức cho các khâu khác. Theo như mình biết, BK và TN đã đầu tư cho khâu 1 và đẩy mạnh khâu 5 nên SV trường mình có thể bị thua trong cuộc chạy này nếu ko cố gắng. Các khâu còn lại là kỹ năng nghề nghiệp thôi, thay đổi tùy hệ thống, các bạn dĩ nhiên được học khi làm việc, nhà trường không thể dạy.

    B. Thiết kế vi mạch, quy trình bao gồm

    1. System design.
    2. Schematic design and simulation (pre-layout simulation)
    3. Layout design and Checking (DRC, LVS, ERC, Softcheck...)
    4. Parasitic Extraction
    5. Pos-Layout simulation
    6. Fabrication and Packaging
    7. Testing.

    Có nhiều cách chia nhỏ khác nhau, mình chỉ chia theo hiểu biết và kinh nghiệm về vai trò có thể đảm nhiệu của một kỹ sư.
    Khâu quan trọng nhất vẫn là khâu 1.
    Nhận định về khoa KTMT, các khóa khác không biết sao chứ khóa 3 dường như chưa đáp ứng được bất kì khâu nào. Nhưng kiến thức học ở khoa hoàn toàn hữa dụng để tiếp tục theo đuổi ngành này.

    ---Làm việc cái, trưa nói tiếp---
    Hi Duy,
    Phần A, em nói đúng. Khoa mình chỉ tập trung cho khâu 1 và khâu 5, nhưng thầy biết sẽ không mạnh bằng 2 trường kia. Một điều công bằng nữa, là chất lượng đầu vào SV trường mình rõ ràng cũng ko bằng 2 trường kia.
    Phần B, khâu 1 là sự tích lũy từ các môn học Hệ thống số, Kiến trúc máy tính, Tk vi mạch với HDL, ...Một thực tế, là cho dù em có học tới thạc sĩ thì ra đi làm em cũng cần công ty training lại. Ở trường chỉ em cái tổng quan, cái methodology và cách tìm tòi để giải bài toán, nhưng ở dạng đơn giản. Còn khi ra đi làm, em sẽ gặp bài toán cụ thể, gặp một tool cụ thể, em phải tìm hiểu, mày mò hoặc được training lại từ các anh đi trước. Sự khác biệt ở đây là ở khả năng tiếp thu và giải quyết vấn đề, tìm vấn đề ở đâu...Cái này, không ít thì nhiều trường cũng đã trang bị cho em.

    Thầy mới về trường nên không biết các khóa trước, thầy chỉ tham gia vào bàn thảo chương trình cho khóa 6, cũng có một số cải tiến đáng kể. Nhưng từ khóa 7, chương trình của Khoa KTMT rất hay và phù hợp với thực tế.

    Leave a comment:


  • 08520070
    replied
    Nhân topic này mình cũng xin góp một số ý kiến cá nhân như sau:
    Trong giới hạn hiểu biết của mình thì SV khoa KTMT có thể tham gia vào 2 hướng công việc như sau:

    A. Phân tích thiết kế mạch (điện tử), quy trình tương tự như thầy Sang và bạn Thông đã đề cập:

    1)System design hay logic design - Phân tích thiết kế hệ thống
    2)Simulation - Mô phỏng hệ thống trên phần mềm
    3)Layout and Fabrication - Bố trí mạch và sản xuất.
    4)Implement - Hàn linh kiện
    5)Embedding and testing. - Nhúng chương trình và kiểm tra

    Theo như kinh nghiệm của mình thì khâu quan trọng nhất và khó khăn nhất là khâu 1. Khâu này đòi hỏi kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm và tầm nhìn. Việc hệ thống hoạt động chính xác hay không, độ tin cậy như thế nào, có tối ưu hay không là do khâu này quyết định chủ yếu. Các cty khác biệt nhau cũng do khâu này. Thầy Sang cũng đã có kinh nghiệm thực tế nên chắc biết, nếu khâu này tốt thì đã định hình được cho các khâu còn lại sẽ làm gì rồi.

    Yêu cầu của khâu này: kiến thức về vật lý, điện tử, (một cái mới từ thực tế của mình là trường điện từ (EM-Electromagnetic) nếu bạn muốn đón đầu ở VN), phân tích hệ thống, phân tích yêu cầu.

    Nhận định khoa mình cho tới khóa 3 thì hầu như không đáp ứng được cái nào --> Các bạn phải định hướng tự học và thầy cô nên xem xét cho các khóa sau.
    Khoa mình mạnh nhất là khâu 5, SV nên đẩy cao thế mạnh của mình và mở rộng kiến thức cho các khâu khác. Theo như mình biết, BK và TN đã đầu tư cho khâu 1 và đẩy mạnh khâu 5 nên SV trường mình có thể bị thua trong cuộc chạy này nếu ko cố gắng. Các khâu còn lại là kỹ năng nghề nghiệp thôi, thay đổi tùy hệ thống, các bạn dĩ nhiên được học khi làm việc, nhà trường không thể dạy.

    B. Thiết kế vi mạch, quy trình bao gồm

    1. System design.
    2. Schematic design and simulation (pre-layout simulation)
    3. Layout design and Checking (DRC, LVS, ERC, Softcheck...)
    4. Parasitic Extraction
    5. Pos-Layout simulation
    6. Fabrication and Packaging
    7. Testing.

    Có nhiều cách chia nhỏ khác nhau, mình chỉ chia theo hiểu biết và kinh nghiệm về vai trò có thể đảm nhiệu của một kỹ sư.
    Khâu quan trọng nhất vẫn là khâu 1.
    Nhận định về khoa KTMT, các khóa khác không biết sao chứ khóa 3 dường như chưa đáp ứng được bất kì khâu nào. Nhưng kiến thức học ở khoa hoàn toàn hữa dụng để tiếp tục theo đuổi ngành này.

    ---Làm việc cái, trưa nói tiếp---
    Last edited by 08520070; 04-09-2013, 10:00.

    Leave a comment:

LHQC

Collapse
Working...
X