Announcement

Collapse
No announcement yet.

Thông báo từ CLB Sinh viên Thanh Hóa

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    mình ganh tỵ gì đâu ????? chỉ là mình không thích chơi thôi.......có lẽ chủ thớt hiểu mà.....
    Lớp AEP-03 / CTTT2010
    Trường Đại học Công Nghệ Thông Tin, ĐHQG-HCM
    Email: luuvanluc@gmail.com / Skype: luuvanluc1992 / Mobile: 0964.898.077

    Comment


    • #17
      Originally posted by uit.ngoc View Post
      la sao?k choj dc nen gah tj ha?hj
      viết có dấu đi em, không bị band nick đó.

      không đăng nhập đc bằng MSSV thì xin lại pass đi chứ nick đó không thấy đc các thông báo của trường đâu
      -----------------------------
      Mai Văn Khải
      Software Engineering, University Information of Technology
      a07d26eb5cbc98f77b36a461eb629456

      Comment


      • #18
        Tự hào truyền thống xứ Thanh ( Bài nghiên cứu Tiểu vùng văn hoá xứ Thanh)

        Đây là bài viết khá hay và toàn diện về Thanh Hóa chúng ta. Nội dung chính tại trang này Xin mạn phép tự sửa tiêu đề bài viết cho hấp dẫn !
        Xứ Thanh, một cách gọi dân gian chỉ tỉnh Thanh Hoá, một thực thể địa lý tự nhiên và văn hoá, khiến Pierre Pasquier, viên Toàn Quyền Đông Dương người Pháp trước kia coi Thanh Hoá không chỉ là một tỉnh mà là một Xứ (pays). Cái nhìn địa - văn hoá này đã được cha ông ta từ xa xưa thấu tỏ, do vậy, dù trải qua bao nhiêu triều đại, qua bao cuộc sáp nhập và phân chia thì Xứ Thanh vẫn là Xứ Thanh, Thanh Hoá vẫn là Thanh Hoá.

        Trước thời Hán, Thanh Hoá thuộc quận Cửu Chân, thời Hán quận Cửu Chân thuộc bộ Giao Chỉ. Thời nhà Lương, đổi Cửu Chân thành ái Châu. Bắt đầu thời phong kiến tự chủ, Thanh Hoá vẫn thuộc Châu ái. Đến thời Lý, năm Thuận Thiên thứ nhất, đổi thành phủ Thanh Hoá, cái tên Thanh Hoá bắt đầu có từ đấy. Sau này, trải qua các triều đại, có lúc Thanh Hoá được gọi là phủ, trấn, lộ, trại, thừa tuyên ..., thậm chí, cái tên Thanh Hóa có từ thời Lý cũng có lúc đổi thành Thanh Đô, Tây Đô, Thanh Hoa, thì cái thực thể Xứ Thanh vẫn không có gì thay đổi. Năm Thiệu Trị thứ nhất, chính thức đổi tên thành tỉnh Thanh Hoá và tồn tại tới ngày nay (Quốc sử quán triều Nguyễn, 1970).

        Có điều cần ghi nhận là, thứ nhất, do vị trí nằm giữa (trung gian) Bắc Bộ và bắc Trung Bộ, nên có lúc Xứ Thanh thuộc về bộ Giao Chỉ, có lúc thuộc quận Cửu Chân, cùng với Nghệ An và Hà Tĩnh. Như vậy, ngay từ thời xa xưa, "tiền nhân" cũng đã có sự "lưỡng lự" về sự cắt đặt vị trí hành chính của Thanh Hoá, mà dân gian hiện nay vẫn coi Thanh Hoá là "Khu Bốn đẩy ra, Khu Ba đẩy vào". Hoặc giả, khi dự báo thời tiết của Đài phát thanh hay truyền hình Việt Nam, có lúc người ta nhập Thanh Hoá vào phía đông Bắc Bộ, có lúc lại gộp chung với bắc Trung Bộ. Do vậy, tính chất trung gian của Xứ Thanh là có thật, là một thực thể địa - văn hoá, để lại dấu ấn nhiều mặt trong đời sống vật chất và tinh thần của con người Xứ Thanh.

        Thứ hai, Thanh Hoá - Xứ Thanh không phải là tứ trần nội kinh (Xứ Bắc, Xứ Đông, Xứ Đoài, Xứ Nam vây quanh Thăng Long xưa, tương ứng với các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ tiếp giáp với Hà Nội ngày nay), mà là ngoại trấn, là trại, là đất phên dậu, là vùng ngoại vi của trung tâm văn hoá - chính trị Thăng Long hay Huế- Phú Xuân. Vị trí địa - chính trị, địa - văn hoá này cũng tạo cho Xứ Thanh - Thanh Hoá những sắc thái văn hoá mang tính đặc thù.

        Nếu đồng bằng Bắc Bộ là châu thổ của hệ thống sông Hồng, thì đồng bằng Thanh Hoá chính là châu thổ của hệ thống sông Mã- sông Chu, do vậy Lê Bá Thảo cho rằng, quang cảnh đồng bằng Thanh Hoá như là sự lặp lại một phần của đồng bằng châu thổ sông Hồng (Lê Bá Thảo, 1998). Đồng bằng Thanh Hoá là đồng bằng rộng nhất ở Trung Bộ, diện tích bằng 1/2 diện tích của các đồng bằng Trung Bộ cộng lại, tức khoảng 3000 km2, đất đai cũng mầu mỡ hơn. Tuy nhiên, Thanh Hoá với địa hình núi non chiếm 2/3 diện tích cả tỉnh, một số mạch núi kế tiếp mạch núi vùng Tây Bắc chạy sát ra biển, nên ở Thanh Hoá, cảnh quan đồng bằng, biển và rừng núi nối kết và cận kề nhau hơn, làm tăng tính chất rừng và biển của đồng bằng, chứ không "xa rừng, nhạt biển" như đồng bằng châu thổ Bắc Bộ.

        Đồng bằng Thanh Hoá là do hệ thống sông Mã và sông Chu bồi phủ, tuy nhiên, đồng bằng phía Nga Sơn lại là sản phẩm thành tạo, bồi phủ của sông Hồng, do vậy, đồng bằng Thanh hoá gắn kết một phần với đồng bằng sông Hồng. Hơn thế nữa, về mặt địa lý tự nhiên, Thanh Hoá được coi là thuộc khu Hoà Bình- Thanh Hoá, phân khác với địa lý vùng Nghệ Tĩnh. Đây lại là một lý do nữa chứng tỏ mối quan hệ gắn kết về tự nhiên giữa Thanh Hoá và Bắc Bộ (Lê Bấ Thảo, 1989).

        Cũng giống như sông Hồng ở Bắc Bộ, Sông Mã (có chi nhánh là sông Chu) là cái trục chính, là linh hồn của Thanh Hoá. Bắt nguồn từ Tây Bắc, chảy qua Sầm Nưa (Thượng Lào) rồi vào thượng du Thanh Hoá, nơi rừng núi trùng điệp, có nhiều đỉnh núi cao thuộc loại trung bình, như Bù Rinh (1291 m), Bù Chó (1563 m)...rồi theo hướng đông chảy ra biển vịnh Bắc Bộ. Khoảng trung lưu, sông Mã gặp nhánh sông Chu trước khi đổ ra biển, sông Mã không chỉ bồi đắp nên đồng bằng rộng lớn và tươi tốt, mà mức độ rộng lớn và phì nhiêu của nó chỉ đứng sau châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long, mà còn là đường thông thương huyết mạch giưa miền ven biên, đồng bằng với thượng lưu ở phía tây, là con đường không chỉ chuyên chở lâm thổ sản từ miền núi về miền xuôi, mà còn chuyên chở hàng thủ công, hải sản từ miền biển, đồng bằng lên miền núi. Cách đây chưa lâu, các đoàn thuyền đinh ngược xuôi tấp nập, nối liền các bến chợ dọc bờ sông, nay được bổ sung thêm hệ thống đường bộ. Sông Mã không chỉ là huyết mạch về kinh tế, mà còn là con "sông văn hoá", tạo nên hai bên bờ tả hữu những hiện tượng văn hoá vật chất và tinh thần phong phú và đa dạng, là con đường giao lưu văn hoá giữa các vùng và các tộc người.

        Biển Thanh Hoá vẫn thuộc Vịnh Bắc Bộ, tuy nhiên có vẻ "mặn mòi", "biển" hơn so với biển ở các tỉnh phía bắc, như Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh ...Cũng bắt đầu từ Thanh Hoá, các dãy núi có xu thế tiến sát ra biển, kề liền với đồng bằng, thậm chí ăn ra biển xa, tạo thành các dãy đảo, các hòn, như Hòn Nẹ, Hòn Nôm, Hòn Ngư, Hòn Mê, tạo nên một hệ sinh thái đa dạng : Núi - đồng bằng - biển, mà ở đó sinh hệ khá đa dạng, thường là nơi con người tiền sử lựa chọn sinh sống. Chất biển của Thanh Hoá không chỉ thể hiện ở đường bờ biển dài hơn 200 km, ở dải "cồn cát duyên hải", dấu tích của giới hạn của các vụng biển cũ mà nay châu thổ đã lấp đầy. ở Thanh Hoá cũng như các tỉnh Trung Bộ có nhiều cửa sông chảy ra biển như cửa Đáy, Lạch Trường, Cửa Hới, nơi có nhiều tôm, cá và phát triển nghề biển. Sầm Sơn, nơi phát triển kiểu bè mảng rất độc đáo nơi bãi ngang, giúp con người có thể đi ra khơi xa để đánh bắt cá. Cần phải nói thêm rằng, bè mảng Sầm Sơn, nơi gốc tích của kỹ thuật bè mảng nước ta , chính là sự kết hợp chặt chẽ giữa biển và rừng núi, một khi nguyên liệu chính để làm loại bè mảng vượt biển độc đáo này lại lấy từ tre luồng trên đất Lam Sơn, Quan Hoá, Ngọc Lạc, theo phương thức "măng, tre đưa xuống, cá chuồn đưa lên".
        Thanh Hoá là một tỉnh đông dân, khoảng 3triệu 6 người, một tỉnh có dân số thuộc loại đông nhất ở nước ta. ở đồng bằng, tuy đất đai không phì nhiêu như Đồng bằng Bắc Bộ, nhưng mật độ dân cư khá cao, thí dụ ở Đông Sơn mật độ khoảng 1000-3000 người/km2, nơi thấp nhất cũng khoảng 500 người/km2, còn ở thành phố Thanh Hoá và Diễn Châu đạt tới 3000 người/km2. Điều đó chứng tỏ tần xuất sử dụng đất của con người ở đây đạt mức độ cao.

        Thanh Hoá là một tỉnh đa tộc người, ngoài người Kinh (Việt) sinh sống ở đồng bằng, còn có các tộc người thiểu số khác, như Mường, Thái, Khơ Mú, Thổ, Mông, Dao, thuộc các nhóm ngôn ngữ : Việt-Mường, Môn-Khơ me, Thái-Tày, Mông-Dao, tụ cư chủ yếu ở miền núi, trên địa bàn các huyện : Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hoá, Bá Thước, Thạch Thành, Cẩm Thuỷ, Ngọc Lặc, Lang Chánh, Thường Xuân, Như Xuân, Như Thành. Địa bàn này chiếm 2/3 diện tích cả tỉnh, dân số các dân tộc thiểu số kể trên khoảng 1 triệu người, chiếm khoảng 1/3 cả tỉnh ( Địa chí Thanh Hoá, T.2). Các tộc người ngày nay sinh sống xen cài với nhau, nhưng lại thuộc các vùng sinh thái tự nhiên khác nhau : Thái, Mường ở thung lũng, Thổ, Khơ mú ở rẻo giữa, còn Mông ở rẻo cao. Cũng cần nói thêm rằng, trong sự phân vùng văn hoá của chúng tôi, thì vùng núi các dân tộc Thanh Hoá và Nghệ An lại gần gũi hơn với vùng văn hoá Tây Bắc và miền núi Thanh Nghệ.

        2. Thanh Hoá cũng là một vùng đất lịch sử lâu đời.

        Có lẽ hiếm có vùng đất nào như Thanh Hoá lại có đầy đủ những mốc nổi tiếng đánh dấu các giai đoạn lớn của lịch sử, từ tối cổ đến tận ngày nay. Do vậy, thiên nhiên và văn hoá Xứ Thanh đều thấm đượm sắc màu lịch sử.

        Di chỉ Núi Đọ phát hiện năm 1960 ở huyện Thiệu Hoá, là cái mốc tối cổ, nơi tìm được dấu tích con người thuộc thời đại đá cũ sơ kỳ, cách ngày nay khoảng hai chục vạn năm*. Kế tiếp, di chỉ hang Con Moong phát hiện ở Thạch Thành, chứa đựng các dấu vết khảo cổ học từ văn hoá Sơn Vi (hậu kỳ đá cũ) ở lớp dưới, trên đó là các lớp văn hoá Hoà Bình, Bắc Sơn. Như vậy, người Con Moong đã sinh sống ở đây nối tiếp mấy chục ngàn năm, suốt từ hậu kỳ đá cũ qua sơ kỳ và trung kỳ đá mới.

        Văn hoá khảo cổ Đa Bút ở lưu vực sông Mã là một phát hiện quan trọng của giới khảo cổ học, vì Đa Bút là sự phát triển nối tiếp của văn hoá Hòa Bình - Bắc Sơn trong quá trình chinh phục đồng bằng ven biển Thanh Hoá thời đá mới, cách ngày nay khoảng trên dưới 6000 năm. Đây cũng là thời kỳ "cách mạng đá mới" phát sinh nông nghiệp, khai phá đồng bằng, làm quen với biển cả, phát triển đồ gốm cổ, thời kỳ từ văn hoá Hoà Bình thống nhất hình thành các văn hoá địa phương khá đa dạng, một dấu hiệu mang tính tộc thuộc (Trần Quốc Vượng, Bùi Vinh, 200

        3).
        Văn hóa Hoa Lộc là văn hoá khảo cổ thuộc sơ kỳ thời đại kim khí , phát hiện ở huyện Hậu Lộc, phân bố chủ yếu ở vùng ven biển, có niên đại khoảng 4000 năm. Về mặt di vật đồ đá, đồ gốm của văn hoá Hoa Lộc có mối quan hệ với các nền văn hoá ven biển khác ở nước ta, như văn hoá Hạ Long ở phía bắc và Bàu Tró ở phía nam. Người ta giả thuyết rằng có thể cư dân Hoa Lộc và các văn hoá ven biển khác cùng thời thuộc về tổ tiên của cư dân nói ngôn ngữ Nam Đảo (Austronesiens).

        Đông Sơn là văn hoá thời đại kim khí (đồ đồng, sơ kỳ sắt) , phát hiện lần đầu tiên năm 1924 tại làng Đông Sơn, huyện Đông Sơn, Thanh Hoá, trở thành tên gọi Văn hoá Đông Sơn, một nền văn hoá khảo cổ có diện phân bố rộng, trong đó trung tâm là châu thổ sông Hồng và sông Mã. Các di chỉ khảo cổ Đông Sơn tìm thấy nhiều nhất trên đát Thanh Hoá, hiện vật tiêu biểu của văn hoá Đông Sơn là trống đồng cũng tìm thấy nhiều ở đây với các kiểu dạng khác nhau. Đây là giai đoạn phát triển rực rỡ của văn hoá, văn minh Việt Nam trên cơ sở phát triển nông nghiệp ruộng nước, kỹ thuật đúc đồng, rèn sắt, từ đó hình thành nhà nước cổ đại, hình thành tộc người Việt Cổ, hình thành và định hình cơ tầng của văn hoá Việt Nam cổ truyền.

        Như vậy, hơn bất cứ một địa phương nào khác, Thanh Hoá là nơi đã phát hiện được các di chỉ khảo cổ học thuộc hầu hết các thời đại khảo cổ học lớn của nước ta thời tiền sử và sơ sử. Đây không phải là ngẫu nhiên mà là một tất yếu, bởi vì Thanh Hoá về mặt tự nhiên cũng như văn hoá, nó là một “Việt Nam thu nhỏ”. Thanh Hoá cùng với đồng bằng châu thổ Bắc Bộ là cái nôi hình thành dân tộc Việt nam, quốc gia Việt Nam và nền văn hoá Việt Nam. Chẳng thế mà trên mảnh đất Xứ Thanh, đây đó chúng ta có thể bắt gặp những "mô thức" huyền thoại về Tản Viên, Thánh Gióng, Mỵ Châu - Trọng Thủy của "đất tổ" đồng bằng Bắc Bộ được "địa phương hóa" ở đây. Có chăng chỉ trong thời Bắc Thuộc, nhất là thời phong kiến tự chủ với trung tâm là kinh đô Thăng Long, Thanh Hoá mới ít nhiều trở thành nơi biên viễn, ngoại trấn.

        Bước vào thời kỳ lịch sử của dân tộc, trên mảnh đất Xứ Thanh cũng để lại nhiều dấu ấn quan trọng. Sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng ở Mê Linh với sự hưởng ứng của "65 huyện thành", khởi nghĩa của Triệu Thị Trinh (Bà Triệu) ở Thanh Hoá nổ ra năm 248 được nhân dân cả quận Giao Chỉ và Cửu Chân hưởng ứng, giết chết viên thứ sử Giao Châu, khiến sử Ngô cũng phải ghi chép : Năm 248 "toàn thể châu Giao đều chấn động" (Lịch sử Việt Nam, tập I, 1971). Cuộc khởi nghĩa cuối cùng thất bại trước sự đàn áp dã man của kẻ thù. Nay lăng mộ và đền thờ của Bà trên núi Tùng ( xã Phú Điền, Hậu Lộc, Thanh Hoá), cũng chính là nơi Bà đã anh dũng hy sinh. Tuy nhiên hình ảnh và sự tích về Bà vẫn không phai nhạt trong tâm tưởng của nhân dân:

        "Ru con con ngủ cho lành
        Để mẹ gánh nước rửa bành con voi
        Muốn coi lên núi mà coi
        Có Bà Triệu tướng cưỡi voi bành vàng"

        Như vây là, trong các thế kỷ đầu của thời Bắc thuộc, hai cuộc khởi nghĩa lớn đều do thủ lĩnh là hai phụ nữ khởi xướng : Bà Trưng và Bà Triệu, một ở Bắc Bộ, một ở Thanh Hoá. Cho tới nay hàng năm nhân dân đều mở hội tưởng niệm hai Bà.

        Thanh Hoá từ lâu được mệnh danh là đất của các bậc đế vương sáng nghiệp, ít nhất cũng đã từng có 3 dòng họ đế vương như vậy gốc tích từ Xứ Thanh : Vương triều Hồ, Vương triều Lê và Vương triều Nguyễn. Đấy là chưa kể Lê Hoàn có phải là người Xứ Thanh (làng Sộp, xã Trung Lập, huyện Thọ Xuân) hay không thì hãy còn tranh luận (Trần Quốc Vượng, 1998). Hồ Quý Ly có gốc tích từ Nghệ An, tuy nhiên đến đời thứ 4 tính từ Hồ Quý Ly trở lên, tổ tiên đã chuyển về Thanh Hoá. Ông vốn là một quý tộc vương triều Trần, nhưng sau xây dựng thế lực lật đổ vương triều Trần lúc đó đã trở nên thối nát, lập ra vương triều mới : Triều Hồ (Lích sử Việt Nam T.,1). Do vậy, sau khi lên ngôi, ông xây dựng kinh đô mới An Tôn, dân gian gọi là thành Nhà Hồ, tức Tây Đô (nay thuộc Vĩnh Lộc, Thanh Hoá) và thực hiện một loạt cải cách quan trọng. Nơi đây, vẫn còn đền thờ Hồ Quý Ly và truyền tụng nhiều truyền thuyết, huyền thoại về thành nhà Hồ và về vương triều ngắn ngủi này.

        Một vương triều khác kế tiếp, vương Triều Lê với vị vua sáng nghiệp là Lê Lợi đã thai nghén và dựng nghiệp lớn từ mảnh đất Lam Kinh, Xứ Thanh. Đây là một triều đại phong kiến lớn và rực rỡ nhất của chế độ quân chủ Việt Nam. Ngoài những gì sử sách ghi chép thì trong dân gian, những di tích và truyền thuyết về Lam Sơn vẫn để lại những dấu ấn đậm nét. Nổi tiếng nhất là sự tích gươm thần và việc Vua Lê Lợi trả kiếm cho Rùa Vàng, để lại cái tên hồ Hoàn Kiếm ở trung tâm Thăng Long.

        Ngoài ra, ở Lam Kinh và các vùng khác ở Xứ Thanh liên quan tới cuộc khởi nghĩa Lê Lợi, thì trong tâm thức người dân vẫn không phai mờ những sự tích, truyền thuyết, trong đó Lê Lợi là nhân vật trung tâm. Đó là các truyền thuyết, sự tích gắn với núi Mục Sơn, nơi tiền đồn của nghĩa quân Lam Sơn, đến núi Voi, một môtíp về truyện con voi bất nghĩa, về Núi Rồng có mắt rồng canh gác bảo vệ nghĩa quân thời còn non yếu, Núi Dầu gắn với sự tích Ông bán dầu, tức Trần Nguyên Hãn trước khi gặp Lê Lợi, hay Bà hàng dầu, người chuyên tiếp tế dầu cho nghĩa quân, truyền thuyết về Lê Lai liều mình cứu chúa. Rồi hàng loạt truyền thuyết khác liên quan tới Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn, tạo thành một vùng truyền thuyết Lam Sơn, phổ biến không chỉ ở người Kinh mà cả người Mường nữa (Truyền thuyết và cổ tích Lam Sơn, 1973).

        Ngày nay, trên mảnh đất Lam Sơn, nơi quê hương của Lê Lợi và vương triều Lê vẫn còn tồn tại một quần thể di tích Lam Kinh với những lăng mộ, bia ký của các vua Lê, nền cung điện, những chạm khắc đá tiêu biểu cho kiến trúc và mỹ thuật thời Lê. Đó là những chứng tích vật chất cùng với các chứng tích phi vật thể kể trên, tạo nên tâm thức lịch sử và lòng tự hào trong lòng người dân Xứ Thanh.

        Một vương triều khác, tuy không xây dựng trên chính mảnh đất Xứ Thanh, nhưng những người sáng nghiệp lại có gốc rễ từ đây, đó là nhà Nguyễn, vương triều cuối cùng của chế độ phong kiến nước ta. Người khởi nghiệp các Chúa Nguyễn Đàng Trong là Nguyễn Hoàng. ông là con Nguyễn Kim, quê ở làng Gia Miêu, huyện Hà Trung, Thanh Hoá, là viên tướng của Chúa Trịnh, với con mắt nhìn xa trông rộng đã vận động xin vào trấn thủ Thuận Hoá và Quảng Nam, từ đó xây dựng thanh thế trở thành tập đoàn Chúa Nguyễn Đàng Trong. Nguyễn Hoàng và những người kế nghiệp, như Nguyễn Phúc Chu, Nguyễn Phúc Khoát..., một mặt đối địch với Chúa Trịnh ở Đàng ngoài, mặt khác, tăng cường mở rộng lãnh thổ, khai phá vào phía nam, tạo nên giang sơn riêng. Trong quá trình khai phá phương nam như vậy, Chúa Nguyễn vận động nhiều cư dân vùng Thanh Nghệ vào lập nghiệp, là tổ tiên chính của người Việt ở vùng trung và nam Trung Bộ ngày nay. Do vậy, những mối dây liên hệ về xã hội và văn hoá giữa Thanh Hoá với đàng trong, nhất là các tỉnh miền trung là một thực tế lịch sử. Công bằng mà nói, việc Chúa Nguyễn cát cứ khai thác Đàng trong, về phương diện nào đó tạo nên một động lực lịch sử cho quá trình mở mang bờ cõi và định hình cương vực quốc gia Việt Nam. Sau này, Nguyễn ánh khi đánh bại Tây Sơn, khôi phục vương triều dòng họ Nguyễn thì vẫn coi Thanh Hoá là đất tổ của mình.

        Xứ Thanh còn là quê hương của nhiều sự kiện và nhân vật lịch sử khác nữa, như Lê Phụng Hiểu, một võ tướng có công lớn với vua Lý, người duy nhất được hưởng lộc "thác đao điền", khi mất trở thành một vị thánh - Thánh Bưng, Thánh Tến, được thờ phụng và hàng năm tổ chức nghi lễ có trò Chèo Chải ở Hoằng Sơn quê Ông; như Nguyễn Hữu Cảnh, người đất Hà Trung, có công lớn trong việc chinh phục Chiêm Thành, Chân Lạp, làm trấn thủ nhiều vùng phiên trấn ở phương Nam; như Đào Duy Từ, một người văn võ song toàn, vừa là tác giả của cuốn binh thư Hổ trướng khu cơ, bàn về việc xây đắp thành, vừa là một nhà nghệ thuật sân khấu với các vở tuồng nổi tiếng, phụ trách nhà hát tuồng thời chúa Nguyễn (Địa chí Thanh Hoá, t.,2)...

        Không rõ có phải Xứ Thanh là vùng đất "địa linh nhân kiệt", vùng đất của những "quân vương" nên con người Xứ Thanh luôn có tâm lý "hướng thượng", muốn thành "đầu lĩnh", cứ có đến hai người Thanh Hoá trở lên là họ ít khi "chịu" nhau, do vậy ở người Xứ Thanh tính cố kết địa phương có phần giảm thiểu hơn người Xứ Nghệ ?

        4. Cũng như đồng bằng Bắc Bộ, Thanh Hóa là nơi con người tụ cư và khai phá từ rất sớm, xứng đáng là cái nôi ra đời các làng xã cổ và nền văn hóa truyền thống. Tương tự với cơ cấu xã hội được gọi là làng, ở Thanh Hóa còn có nhiều tên gọi khác, như kẻ, xá, trang, hương, phưòng, vạn ... Với hiểu biết cho tới nay, tên gọi kẻ phân bố từ Bắc Bộ đến trung Trung Bộ, tuy nhiêm đậm đặc hơn cả vẫn là ở Bắc Bộ và Thanh Hóa, thậm chí ở Thanh Hóa tên gọi kẻ còn thấy nhiều hơn cả ở Bác Bộ. Kẻ là tên gọi khá cổ, xuất phát từ tên gọi nơi tụ cư, cộng cư của các gia đình tiểu nông, mà sau này nó đồng nghĩa với tên gọi làng, thôn. Hiện tại có nhiều cách cát nghĩa tên "kẻ", có người cho rằng tên kẻ bắt nguồn từ "quel" trong tiếng Mường, mà sau này thành từ "quê" (về quê, quê hương) trong tiếng Việt. ở Bắc Bộ tên "kẻ" thường bị Hán - Việt hóa thành tên "cổ", như Cổ Loa (Hà Nội), Cổ Lễ (Nam Định), còn ở Thanh Hóa vốn là địa bàn người Việt sống gần gũi với người Mường nên tên "kẻ" còn lưu lại nhiều hơn.
        Tên gọi "xá" kèm theo tên một dòng họ cũng là một hiện tượng khá phổ biến ở Bắc Bộ và Thanh Hóa, như Cao Xá, Ngô Xá, Đỗ Xá, Hoàng Xá, Lê Xá ...Đó là đấu tích của các làng xưa có một dòng họ hay dòng họ lớn, dòng họ đầu tiên lập nên làng. Các làng ven sông, biển ở Thanh Hóa quen gọi là Vạn, phường, như Vạn Biện Thượng (Vĩnh Lộc), Vạn ái Sơn (Đông Sơn), Phường Thượng Sa (Thiệu Hóa), Phường Mỹ Quan (Hà Trung) ... Những tên gọi trên mách bảo chúng ta rằng, làng xã Thanh Hóa còn lưu giữ các hình thức tên gọi khá cổ xưa.
        Xét về nghề nghiẹp và một số đặc trưng xã hội, làng ở Thanh Hóa cũng khá đa dạng, như làng thuần nông, làng thủy cơ chuyên nghề đáng cá hay kết hợp đánh cá với nông nghiệp, làng có nghề thủ công, làng khoa cử, làng có các trò diễn nổi tiếng ...

        (Địa chí Thanh Hóa, tập II- Văn hoâxã hội, 2003).
        Last edited by 09520354; 15-12-2011, 17:49.
        " Sống là không chết, còn sống là còn bước "[/CENTER]

        Comment


        • #19
          [Thanh Hóa] Học bổng cho SVTH tại TP HCM

          HỘI ĐỒNG HƯƠNG TỈNH THANH HÓA
          TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
          CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
          Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
          CÂU LẠC BỘ SINH VIÊN THANH HÓA
          TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
          Số: 74 /TB-SVTH
          TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 12 năm 2011
          THÔNG BÁO
          Trao tặng học bổng cho SVTH tại TP. Hồ Chí Minh

          Kính gửi: Toàn thể các anh, chị và các bạn SVTH tại TP. Hồ Chí Minh.

          Nhằm tuyên dương, khen thưởng, hỗ trợ, khuyến khích những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn nỗ lực vươn lên trong học tập, rèn luyện tốt, những sinh viên có thành tích xuất sắc đạt giải cao trong học tập và rèn luyện, trong công tác xã hội.
          Được sự chấp thuận của Hội đồng hương tỉnh Thanh Hóa tại TP. Hồ Chí Minh, nay BCH CLB Sinh viên Thanh Hóa tại TP. Hồ Chí Minh thông báo về việc xét, trao tặng học bổng cho SVTH tại TP. Hồ Chí Minh với những nội dung như sau:

          1. Suất học bổng.
          Hội đồng Hương tỉnh sẽ trao tặng 20 suất học bổng.

          2. Thời điểm trao học bổng. Vào ngày họp mặt Hội đồng hương tỉnh Thanh Hóa tại TP. Hồ Chí Minh. ( thời điểm cụ thể sẽ thông báo sau)

          3. Điểm để xét trao học bổng là điểm của học kỳ 2 năm học 2010-2011.

          4. Tiêu chuẩn.
          a) Sinh viên Thanh Hóa ( có hộ khẩu thường trú, hoặc có cha, mẹ là người Thah Hóa) đang học tập tại các Trường Đại học, Cao đẳng, trung cấp, dạy nghề đóng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
          b) Sinh viên có điểm tổng kết từ 8,0 trở lên.
          c) Sinh viên có điểm tổng kết từ 7,0 trở lên thuộc diện khó khăn cần hỗ trợ ( có sổ hộ nghèo, gia đình hoàn cảnh khó khăn được chính quyền địa phương xác nhận).
          d) Sinh viên có đóng góp tích cực cho các hoạt động của Câu lạc bộ, góp phần thúc đẩy sự phát triển của CLB có điểm tổng kết từ 7,5 trở lên đối với đối tượng thuộc điểm b và từ 6,5 trở lên đối với đối tượng thuộc điểm c.

          5. Chỉ tiêu trao tặng.
          - Đối tượng thuộc điểm b: Chỉ tiêu dành cho 5 suất.
          - Đối tượng thuộc điểm c. Chỉ tiêu dành cho 7 suất.
          - Đối tượng thuộc điểm d: Chỉ tiêu dành cho 8 suất.

          6. Quy tắc xét học bổng.
          - BCH sẽ thống kê số lượng sinh viên đăng ký hồ sơ đề nghị xét học bổng, chốt danh sách sau đó thảo luận, xem xét đối với từng đối tượng.
          - Chỉ tiêu lấy từ cao xuống thấp cho đến khi đủ số lượng theo chỉ tiêu trao tặng.

          7. Hồ sơ đề nghị xét tặng gồm:
          - Đơn đề nghị trao tặng học bổng ( theo mẫu- Trang sau)
          - Bảng điểm học kỳ 2 năm học 2010-2011, có xác nhận của khoa, trường.
          - Giấy chứng minh nhân dân ( bản phô tô)
          - Sổ hộ nghèo hoặc giấy chứng nhận gia đình có hoàn cảnh khó khăn được chính quyền địa phương xác nhận ( nếu có)

          8. Đăng và gửi thông tin hồ sơ.
          - Đăng thông tin đề nghị xét học bổng trên diễn đàn svth.net.
          - Hồ sơ gửi về địa chỉ:
          Chị Lê Thị Thanh Hiền
          Số nhà 334/36 đường Lê Quang Định, Phường 11, Quận Bình Thạnh.

          9. Thời hạn gửi hồ sơ.
          Thời gian kết thúc nhận hồ sơ vào ngày 15 tháng 02 năm 2012. ( theo dấu bưu điện)

          Trên đây là thông báo toàn bộ nội dung thông báo xét học bổng.

          TM. BAN CHẤP HÀNH
          CHỦ TỊCH
          (đã ký)
          Dương Đắc Chí

          Nguồn: http://svth.net/forum/tu-bll-svth-ta...tml#post221888
          " Sống là không chết, còn sống là còn bước "[/CENTER]

          Comment


          • #20
            tiếp tục điểm danh nào. Anh em SVTH ở UIT đông lắm cơ mà
            " Sống là không chết, còn sống là còn bước "[/CENTER]

            Comment


            • #21
              Nơi ở hiện tại: làng ĐH Thủ Đức
              Last edited by 09520695; 11-05-2015, 18:45.

              Comment


              • #22
                Làm tí:
                Tên : Bên trái kia kìa.
                Ngày sinh: You are not allowed to view.
                Y|H: blue_stone93
                Đang ở: KTX.
                ----------------------------------------------------------------------------
                Onemp Music Player : Light and powerful android music player

                My APK : APK Extractor and MORE with friendly UI

                Comment


                • #23
                  ở môi trường ĐH thế này mà vẫn còn tư tưởng phân biệt định kiến, nhà giột từ nóc.
                  " Sống là không chết, còn sống là còn bước "[/CENTER]

                  Comment


                  • #24
                    đã sắp chôt xe Sinh viên Thanh Hóa. còn bạn nào nấn ná chưa đăng ký , thì đăng ký nhanh nhé.
                    " Sống là không chết, còn sống là còn bước "[/CENTER]

                    Comment


                    • #25
                      Chưa là SV ở Thủ Đức nhưng cho mềnh đặt gạch cái nhé ;
                      RS => Restart : Một sự khởi đầu mới !

                      Comment


                      • #26
                        Originally posted by rs_36™ View Post
                        Chưa là SV ở Thủ Đức nhưng cho mềnh đặt gạch cái nhé ;
                        Báo danh đê
                        -----------------------------
                        Mai Văn Khải
                        Software Engineering, University Information of Technology
                        a07d26eb5cbc98f77b36a461eb629456

                        Comment


                        • #27
                          Originally posted by 09520133 View Post
                          Báo danh đê

                          Nguyễn Anh Dũng
                          Quê Nông Cống !
                          sdt 0919549468
                          Sắp thi zô uit à )
                          RS => Restart : Một sự khởi đầu mới !

                          Comment

                          LHQC

                          Collapse
                          Working...
                          X