e đang dự đk NVPN là hệ thống thông tin. mấy anh chị cho e xin tí thông tin về ngành và cơ hội việc làm nữa:sad: cám ơn trước nha!!!:salute:
Announcement
Collapse
No announcement yet.
cho e hỏi về ngành hệ thống thông tin
Collapse
X
-
Chào em, em có thể tham khảo bài viết này.
Nguồn: FANPAFE NGÀY HỘI VIỆC LÀM DO KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐĂNG CAI TỔ CHỨC
Hệ thống Thông tin - Học tốt và sẽ làm gì?
Nhìn tỷ lệ chọi năm nay, cũng như mọi năm ngành Hệ thống Thông tin (HTTT) có tỷ lệ chọi thấp nhất nhì trường. Có lẽ cũng nhiều bạn chưa biết, chưa hiểu và chưa rõ học HTTT là học gì, học HTTT xong rồi làm gì? (Bài viết sau theo suy nghĩ của tác giả)
Người ta nhìn vào CNTT chỉ biết nhiều tới Kỹ thuật phần mềm và Mạng máy tính. Ngành Hệ thống thông tin cũng là một trong những ngành khá mới tại Việt Nam.
Nhìn chung thì cái gì mới cũng tồn tại cơ hội và rủi ro.
Mới -> điểm chuẩn thấp vừa (không quá cao, cũng không quá thấp) ->> có cơ hội đậu Đại học cao. Nhưng cái mới đó cũng tồn tại vớiviệc: “Ra trường rồi làm cái gì?”
Với một người tốt nghiệp ngành hệ thống thông tin và tích được sau khi gặp mặt và giao lưu cùng 10 Cựu sinh viên khoa HTTT đang làm việc đủ các lĩnh vực IT của UIT trong Ngày hội việc làm vừa rồi của trường do Khoa HTTTđăng cai tổ chức. Hy vọng cũng giúp được cho các bạn sinh viên Khoa HTTT, cho các bạn thí sinh sắp thi vào HTTT, hoặc những bạn có quan tâm HTTT là gì :”>
Đương nhiên, bài viết này cũng chỉ đề cập đến những công việc liên quan đến IT mà một Kỹ sư HTTT sau khi ra trường có thể làm!!!
Vậy tương lai ra sao?
Với khủng hoảng kinh tế như hiện giờ, tương lai vẫn TƯƠI cho những ai làm việc liên quan IT và có nhiều cơ hội việc làm cho những ai quản lí HTTT.
Nhiều người trong các bạn có thể hỏi học xong HTTT thì có thể làm việc ở đâu, loại công việc gì? Câu trả lời là bạn có thể làm việc trong bất kì doanh nghiệp nào, bất kì lĩnh vực nào có HTTT. Từ các hệ thống của chính phủ, ngân hàng, các cty tài chính cho tới các cty chế tạo và cty tư nhân hay nhà nước vì tất cả đều cần sử dụng 1 HTTT để quản lý.
Vậy làm cái gì ở những cty đó?
Quay trở lại chuyện cá nhân, khi chọn thi vào UIT, tôi đã chọn ngành khác và sau 2 năm đăng ký chuyển ngành sang HTTT. Một số bạn hiện nay cũng thế.
Nhưng đa số thì sao, tôi tin chắc rằng, chỉ khoảng một số ít(chắc 30%) theo học ngành này là vì họ thích / muốn / có định hướng theo học. Còn lại là hoàn cảnh đưa đẩy đẩy đưa, nghĩa là nguyện vọng bổ sung, nguyện vọng phân ngành 1B.
Nhưng chỉ cần là bạn thích và đam mê thì cứ đi thôi. Tôi nghĩ điểm mạnh nhất của ngành này (nếu có một sự đầu tư nghiêm túc ) sẽ mang lại cho bạn chính là kĩ năng khảo sát, phân tích, quản lý và lên kế hoạch. Mà những kĩ năng này thì cần cho mọi ngành nghề. Nên bạn có thể lựa chọn làm bất cứ ngành nghề nào mà bạn thích và đam mê, chỉ cần bạn có thể áp dụng những kĩ năng mà ngành HTTT đã kể trên vào công việc bạn chọn
Nếu bạn làm việc cho Cty phát triển phần mềm, bạn sẽ làm việc với các kĩ sư phần mềm, người phát triển phần mềm như người quản lí dự án của họ.
Nếu bạn làm việc cho Cty dùng công nghệ thông tin để cải tiến dịch vụ của mình, bạn sẽ làm việc với người dùng và khách hàng như người quản lí dịch vụ của họ.
Nếu bạn làm việc cho Cty chuyên về mua bán, bạn sẽ làm việc như người quản lí nghiệp vụ, làm việc với khách hàng để hiểu nhu cầu của họ và thương lượng hợp đồng cho Cty của bạn.
Nếu bạn làm việc cho Cty nhỏ bán phần mềm, bạn sẽ làm việc như người trợ lí cho ông chủ để phát triển chiến lược tiếp thị.
Điều đáng quan tâm về quản lí HTTT là ở chỗ người tốt nghiệp ra có thể làm việc trong nhiều khu vực, nhiều chỗ thế bởi vì CNTT là một phần của hầu hết mọi ngành công nghiệp.
Quay trở lại, Vậy công việc liên quan IT là cái gi?
Chắc các bạn, đọc đâu đó, tìm hiểu đâu đó, thì chắc chắn 100% các trường có ngành này đều có PR về cái CIO (Giám đốc thông tin – Chief of Information Officer). Nhưng thôi, nó là một thứ cực kỳ cực kỳ xa xôi vời vợi. Có ai ra trường làm CIO liền không :v. Nhưng không hẵn là không thể nếu bạn đã tích đủ kinh nghiệm và kinh qua nhiều vị trí,có cả những vị trí phía sau của bài viết này.
- Developer: (Dev)
Thực tiễn hơn, như bao ngành khác của IT. Bạn có thể trở thànhmột lập trình viên (Developer). Web, Mobile hoặc Software.
Ngành HTTT vô chuyên ngành, lập trình từ C#, Java, JSP, PHP, ASP đều phải có đồ án yêu cầu cả các bước khảo sát, phân tích, thiết kế, code, đóng gói, test. Nhưng đại học mà,trên trường chỉ gợi ý, còn tự học TỰ BƠI LÀ CHÍNH. Bạn có thể tự học hoặc đến trung tâm.
Thông thường 1 số cty khi tuyển dụng fresher (nghĩa là mới ratrường) chủ trọng vào tư duy logic, thuật toán, khả năng giải quyết bài toán hơn là đòi hỏi phải RÀNH một ngôn ngữ nào đó
Vị trí developer cũng giúp bạn có thể nhiều kinh nghiệm khi chuyển sang làm Business Analyst (BA) nếu muốn. Đề cập phía sau/
- Bạn có thể làm việc trong những công ty cung cấp sản phẩm IT (ví dụ software, giảipháp ERP, BPM, Cloud Computing) trong vị trí cố vấn hoặc sale: Kiến thức về HTTT sẽ giúp bạn thêm tự tin khi giới thiệu sản phẩm.
- Bạn cũng có thể làm ở vị trí Data Analyst, IT support, Database Admin tại các Cty,Ngân hàng: khả năng giải quyết vấn đề, làm việc với nhiều bộ phận khác nhau,phân tích … được rèn luyện trong quá trình học sẽ là ưu điểm của bạn khi làmcông việc này, thêm vào đó bạn có hiểu biết về IT, có tiếng Anh tốt – Đó là lợi thế của bạn.
Là sinh viên mới, nhiều người bắt đầu là người phân tích HTTT. Việc làm này yêu cầu kĩ năng quản lí vận hành hệ thống, đảm bảo việc dùng nó hiệu quả nhất. Là người phân tích, thiết kế, bạn dự liệu các vấn đề và lấy hành động phòng ngừa để cho chúng sẽ không xuất hiện trong vận hành.
- Sát với ngành học hơn là làm việc cho các công ty cung cấp giải pháp HTTT như SAP trong vị trí Consultant.Thông thường thì phải có kinh nghiệm khoảng 2 – 3 năm hoặc có kiến thức, kinh nghiệm (chẳng hạn SAP). Nếu có định hướng vị trí này thì nên tự học từ khi còn đang học ĐH thì tốt hơn.
- Đi dạy
- Kiểm toán phần mềm:
Xem thêm để rõ hơn ở đây http://www.pcworld.com.vn/articles/q...oi-o-viet-nam/
Hoặc http://www.misa.com.vn/tabid/91/news...-nhap-cao.aspx
HTTT Khóa 2 hiện tại có 1 anh đang làm kiểm toán hệ thống tại Ernst&Young, 1 trong 4 công ty Kiểm toán thuộc Big Four của thế giới
- Một số vị trí khác rất gần và liên quan nhiều đến những gì ngành học này đào tạo, mà có định hướng nghề nghiệp (Career path) khá rõ ràng,nhu cầu tuyển dụng cũng khá nhiều. Đó là vị trí Business Analyst. Bạn có thể làm cho công ty IT hoặc cả những cty không chuyên về IT. (Tìm hiểu thêm tại Cộng đồng BA Việt Nam http://vinabac.com/.
Công việc của một BA đòi hỏi nhiều kĩ năng phân tích, giải quyết vấn đề, giao tiếp hơn là lập trình hoặc chuyên sâu về database, hệ thống. Như vậy thì rất gần với ngành học HTTT mà các bạn chọn lựa.
Nhìn chung để làm một BA tốt thì cần rất nhiều kĩ năng, như cả tiếng Anh, khả năng làm document, IT … tất cả đòi hỏi bạn hiểu rộng biết nhiều hơn là chuyên biệt như lập trình.
Thông thường các công ty có xu hướng tuyển BA có kinh nghiệm.Nhưng KHÔNG GÌ LÀ KHÔNG THỂ.
- Giám đốc thông tin - Chief Information Officer (CIO)
Sau nhiều năm kinh nghiệm, bạn có thể đi lên vị trí Giám đốc thông tin - Chief Information Officer (CIO), đây là mức cao nhất trong HTTT nơi bạn làm việc với Giám đốc điều hành - Chief Executive Officer (CEO) để lập các mục tiêu chiến lược cho Cty.
Bạn phải đảm bảo rằng vai trò của bạn (hỗ trợ ra quyết định), của HTTT sẽ tạo khả năng cho cty đạt tới lợi nhuận, tăng trưởng, hay các mục đích doanh nghiệp khác. Bạn sẽ nhận diện và trao đổi các mục tiêu chiến lược và xác định các hành động cụ thể cho người quản lí của mình. Đương nhiên bạn cũng cần update công nghệ mới, và các kế hoạch và những thay đổi.
Bài viết đương nhiên không thể kể hết được các công việc mà KS HTTT ra trường và có thể đảm nhận.
Trong những năm tới nhu cầu về HTTT là rất lớn. Bởi vì cạnh tranh, nhiều cty đang cố tự động hoá nghiệp vụ của mình bằng việc sử dụng các HTTT quản lý – hỗ trợ và họ cần người có tri thức và kĩ năng để quản lí hệ thống của họ.
NHU CẦU TUYỂN DỤNG CAO + CÓ KIẾN THỨC + CÓ KỸ NĂNG = LƯƠNG CAO
Longdp + Sưu tầm"We hold information,we own the world"
------------o0o------------
Comment