Announcement

Collapse
No announcement yet.

xin thầy cô và các anh chị giúp em về nhóm ngành CNTT

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • xin thầy cô và các anh chị giúp em về nhóm ngành CNTT

    em chuẩn bị đang ký vào trường CNTT và còn phân vân rất nhiều giữa các ngành và cơ hội sau khi ra trường.thấy cô và anh chị nào có thể cho em thông tin về đối tượng nghiên cứu cũng như cơ hội sau này của các ngành sau được không ạ:
    Kỹ thuật máy tính
    khoa học máy tính
    kỹ thuật phần mềm
    nick của em đây ai nhiệt tình có thể add vào giúp đỡ em với ạ :hoang_nam131094

  • #2
    bạn có thể cho biết rõ hơn là bạn thích gì và muốn làm gì được ko ?

    Comment


    • #3
      bác Thành nói đúng roài,trc tiên phải xác định thích gì và muốn làm gì thì ngta mới tư vấn đc chứ

      Comment


      • #4
        Công nghệ thông tin, viết tắt CNTT, (tiếng Anh: Information Technology hay là IT) là ngành ứng dụng công nghệ quản lý và xử lý thông tin
        CNTT là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền, và thu thập thông tin. Người làm việc trong ngành này thường được gọi là dân CNTT (IT specialist) hoặc cố vấn quy trình doanh nghiệp (Business Process Consultant)
        Ở Việt Nam: Khái niệm CNTT được hiểu và định nghĩa trong nghị quyết Chính phủ 49/CP kí ngày 04/08/1993: Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội.
        Trong hệ thống giáo dục Tây phương, CNTT đã được chính thức tích hợp vào chương trình học phổ thông. Người ta đã nhanh chóng nhận ra rằng nội dung về CNTT đã có ích cho tất cả các môn học khác.
        Với sự ra đời của Internet mà các kết nối băng tần rộng tới tất cả các trường học, áp dụng của kiến thức, kỹ năng và hiểu biết về CNTT trong các môn học đã trở thành hiện thực. Hiện nay hầu hết các ngành học đều áp dụng CNTT trong chuyên ngành của mình nhằm nâng cao hiệu quả,...
        Công nghệ thông tin ở Việt Nam có các chuyên ngành sau:
        1. Khoa học máy tính:
        Khoa học máy tính (tiếng Anh: computer science hay computing science) là ngành nghiên cứu các cơ sở lý thuyết về thông tin và tính toán cùng sự thực hiện và ứng dụng của chúng trong các hệ thống máy tính. Khoa học máy tính có nhiều nhánh; một số nhánh nhấn mạnh vào việc tính toán (chẳng hạn đồ họa máy tính), trong khi các nhánh khác lại liên hệ đến tính chất của những vấn đề có thể giải quyết được dùng phương pháp máy tính, (ví dụ như Lý thuyết độ phức tạp tính toán). Còn lại những nhánh khác thì tập trung vào những khó khăn trong việc thực thi những phương pháp dùng để tính toán, lấy ví dụ, ngành Lý thuyết ngôn ngữ lập trình chẳng hạn. Đây là chi nhánh nghiên cứu những phương thức khác nhau tiếp cận việc mô tả cách tính toán, trong khi ngành Lập trình ứng dụng những Ngôn ngữ lập trình cụ thể để giải các bài toán.

        Các bộ môn của khoa Khoa học Máy tính bao gồm:

        Bộ môn Tính toán mềm.

        Bộ môn Máy học và Công nghệ Tri thức.

        Bộ môn Đồ họa và Xử lý ảnh.

        Bộ môn Xử lý Ngôn ngữ Tự nhiên.


        2. Công nghệ phần mềm:

        Khoa trang bị cho sinh viên kiến thức tổng quát về quy trình xây dựng, quản lý và bảo trì hệ thống phần mềm; có khả năng phân tích, thiết kế và quản lý các dự án phần mềm; cung cấp phương pháp luận và công nghệ mới để sinh viên có thể nắm bắt và làm chủ các tiến bộ khoa học. Sinh viên được cung cấp kiến thức cơ bản về tổ chức và quản lý công nghệ phần mềm để có khả năng xây dựng mô hình và áp dụng các nguyên tắc của công nghệ phần mềm vào thực tế.


        Các bộ môn của khoa Công nghệ Phần mềm bao gồm:

        Bộ môn Kỹ thuật Phần mềm.

        Bộ môn Phần mềm nhúng.

        Bộ môn Phần mềm Game.

        3. Kỹ thuật máy tính:
        Nghành Kỹ thuật máy tính (tên tiếng anh Computer Engineering) nhằm nghiên cứu các nguyên lý, phương pháp để thiết kế và phát triển các hệ thống phần cứng và những phần mềm phục vụ cho hoạt động của các thiết bị phần cứng đó. Kỹ thuật máy tính được nói đến trong nhiều khía cạnh của máy tính, từ thiết kế các mạch điện tử đơn giản đến thiết kế vi xử lý, máy tính cá nhân và kể cả các siêu máy tính. Đặc biệt trong việc thiết kế các hệ thống nhúng dùng trong hầu hết các thiết bị điện-điện tử như điện thoại di động, xe hơi, các bộ điều khiển trong các máy móc, các robot công nghiệp,…

        Đặc điểm độc đáo của các chuyên ngành đào tạo của Khoa là nghiên cứu thiết kế, chế tạo các thiết bị, giải pháp có phạm vi ứng dụng rất lớn, từ các ứng dụng cao cấp trong công nghiệp cho đến các bình dân như cácc thiết bị gia dụng. Nói chung, các lĩnh vực công nghệ cao còn nhiều mới mẻ ở Việt Nam, nhưng chắc chắn có một tốc độ phát triển rất nhanh trong thời gian tới. Nhu cầu nguồn nhân lực chuyên sâu cho các ngành công nghệ cao này rất lớn


        Bộ môn Hệ thống nhúng

        Đào tạo Kỹ sư và Thạc sỹ theo hướng thiết kế các hệ thống nhúng (cả phần cứng lẫn phần mềm). Nghiên cứu thiết kế các thiết bị nhúng trong ô tô, điện thoại di động,…Đặc biệt chú trọng phát triển công nghệ làm phần mềm nhúng trong điện thoại di động và ô tô.


        Bộ môn Vật lý điện tử - Thiết kế vi mạch


        Ngày nay nền công nghiệp vi mạch đã được nâng lên hàng đầu và trở thành một trong những ngành công nghiệp chiến lược của nhiều quốc gia bởi vì Vi mạch (microcircuits), hay Mạch tích hợp (Integrated Circuits - IC), là linh kiện cơ bản, là trái tim, là bộ não của các thiết bị máy điện tử. Nói cách khác, tất cả các máy móc, thiết bị có ứng dụng công nghệ thông tin, tự động, đo lường, tính toán, v.v. phục vụ cho mọi hoạt động của xã hội ngày nay đều đựoc tạo ra từ các IC. Với tầm quan trọng như vậy, Bộ môn “Vật lý điện tử - thiết kế vi mạch” đã chọn hướng nghiên cứu khoa học chính của bộ môn là “Thiết kế vi mạch” với những mục đích cụ thể như sau:

        Đào tạo những kỹ sư lành nghề và thiết kế vi mạch

        Chuyển giao công nghệ thiết kế vi mạch

        Tham gia đào tạo sau đại học và thiết kế vi mạch

        Nghiên cứu thiết kế các vi mạch phục vụ cho nhu cầu của các nền công nghiệp liên quan.



        Bộ môn Robotics và Mechatronics


        Đào tạo Kỹ sư và Thạc sỹ theo hướng thíêt kế robot và các hệ thống cơ điện tử. Hướng nghiên cứu chính là thiết kế và chế tạo các robot và các hệ điều khiển cho các sản phẩm cơ điện, các phần mềm điều khiển tự động hóa trong công nghiệp.
        4. Hệ thống thông tin:
        Tổng quan về khoa hệ thống thông tin
        HỆ THỐNG THÔNG TIN LÀ GÌ?

        Hệ thống thông tin là sự kết hợp của phần cứng, phần mềm và mạng truyền thông được xây dựng và sử dụng để thu thập, tạo, và phân phối các dữ liệu, thông tin và tri thức hữu ích một cách đặc trưng trong bối cảnh của tổ chức. Các tổ chức sử dụng các hệ thống thông tin với nhiều mục đích khác nhau: đạt được lợi thế cạnh tranh, nắm bắt được nhiều khác hàng hơn hoặc cải tiến dịch vụ.

        Trong bối cảnh nền kinh tế tri thức hiện tại và tương lai, việc xây dựng một hệ thống thông tin nhằm hỗ trợ cho các tổ chức là một nhu cầu tất yếu. Hệ thống thông tin tác động đến mọi người làm việc trong các tổ chức, đặc biệt là các nhân viên làm việc trong lĩnh vực Công nghệ thông tin. Vì vậy, khoa Hệ thống thông tin đưa ra chương trình đào tạo nhằm đào tạo các sinh viên của mình thành những người có kiến thức và kĩ năng vững vàng trong việc xây dựng cũng như vận hành một hệ thống thông tin.

        NGÀNH HỆ THỐNG THÔNG TIN TRANG BỊ CHO SINH VIÊN NHỮNG GÌ?
        Khoa Hệ thống thông tin đưa ra các chương trình cung cấp cho sinh viên theo học ngành này:
        Kiến thức cơ bản và chuyên sâu về hệ thống thông tin nhằm tạo nền tảng giúp sinh viên có thể tiếp tục học tập và nghiên cứu ở các bậc học cao hơn.
        Kĩ năng phân tích, thiết kế và xây dựng các hệ thông thông tin cho việc quản lý kinh tế, hành chính và dịch vụ.
        Năng lực triển khai hệ thống thông tin.
        Năng lực tham mưu tư vấn và thực hiện nhiệm vụ với tư cách như là một chuyên viên trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

        CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN NGÀNH HỆ THỐNG THÔNG TIN?

        Sinh viên tốt nghiệp ngành Hệ thống thông tin có thể làm việc ở nhiều vị trí khác nhau:
        Phân tích viên hệ thống (systems analyst), tích hợp hệ thống (system integrator), quản trị cơ sở dữ liệu, phân tích hệ thống thông tin.
        Quản trị hệ thống thông tin trong cơ quan, xí nghiệp.
        Lập trình quản lý cơ sở dữ liệu.
        Quản lý cơ sở dữ liệu, hỗ trợ ra quyết định cho lãnh đạo.
        Đào tạo và hướng dẫn các nhân viên ở các bộ phận khác sử dụng thông tin và hệ thống một cách có hiệu quả.
        Đảm nhận vai trò của một CIO (giám đốc thông tin).
        Cán bộ quản lý dự án trong các hướng ngành đang có nhu cầu rất lớn của xã hội: giáo dục điện tử (elearning), thương mại điện tử (e-commerce), chính phủ điện tử (e-government), các hệ thống thông tin địa lý (GIS)...
        Nghiên cứu viên, giảng viên.

        5. Mạng máy tính và truyền thông:
        Mạng máy tính và truyền thông đào tạo các bộ môn nhằm giúp sinh viên khi ra trường có thể nắm vững có nguyên lý hoạt động của hệ thống mạng máy tính, điều khiển, lập trình, quản lý hệ thống mạng. Kỹ sư mạng máy tính có thể chịu trách nhiệm bảo mật hệ thống mạng chống lại xâm nhập, thiết kế hệ thống và bảo trì hệ thống mạng cho doanh nghiệp, tổ chức.

        Nguồn: wikipedia, uit.edu.vn, forum.uit.edu.vn
        * Các bạn cứ góp ý nhe.
        ===========
        Mình thấy cái này cũng hay nè, ko biết có chi hội sinh viên nào làm không.
        Ở tỉnh đồng tháp mình có tổ chức 1 ngày hội gọi là ngày hội "cổng trường đại học".
        Nội dung ngày hội: các anh chị cựu học sinh của các trường trong khu vực thành phố đang học tập tại các trường đại học trong & ngoài nước sẽ trực tiếp tư vấn - hướng nghiệp cho các em, giới thiệu về ngôi trường mình đang học.
        các em học sinh lớp 12 trong thành phố có thể gặp trực tiếp các anh chị để hỏi và tư vấn.
        Mỗi trường đại học sẽ có 1 gian hàng - trong gian hàng của trường đó sẽ có vài bạn chịu trách nhiệm giới thiệu về khoa mình đang học.
        Trường nào ko có đủ sinh viên để lập gian hàng thì lập thành 1 gian hàng chung - vì các em muốn học trường xyz nhưng trường xyz không có gian hàng thì có thể tìm đến gian hàng chung đó để hỏi thăm.
        Có 1 khu vực gọi là "bệ phóng": do các anh sv năm 4 hoặc đã ra trường đi làm rồi sẽ tư vấn cho các bạn chưa biết học ngành gì, chưa chọn được trường. Tư vấn về tương lai của ngành mình đang học, sẽ đi làm ở đâu, tình hình công việc như thế nào. để các em hiểu rõ hơn.

        Nghe nói là: kết nối giữa sinh viên và học sinh lớp 12 để tư vấn, hướng nghiệp cho các em - kết nói sinh viên và các anh đã đi làm rồi để các anh hỗ trợ cho sv sau khi tốt nghiệp.
        =========
        Ngày hội do các bạn sinh viên tự tổ chức và thực hiện (thiết kế sân khấu do sv của ngành kiến trúc, PR do sv marketing... ) - được hổ trợ của UBND Tỉnh.

        Ngày hội được tổ chức trước khi các em nghỉ tết.
        Đây là intro của ngày hội năm nay
        Thấy hay hay - share coi có chi hội sinh viên tỉnh nào làm không.
        Nghe nói dạo này hột vịt lộn 5 ngàn 1 trứng, ko biết cụ thể thế nào hay chỉ là tin đồn thôi.
        À mà mình có bán hosting để làm website, forum, các bạn có nhu cầu thì ủng hộ mình nha - http://host.myth.vn

        Comment


        • #5
          cám ơn các anh nhiều.em thích mảng phần mềm ứng dụng và mạng.em cũng tìm hiểu khá kỹ ngành kỹ thuật phần mềm nhưng do điểm cao nên em cũng không dám thử sức và đang nhắm tói ngành khoa học máy tính.các anh cho em hỏi thêm về cơ hội trong tương lai của ngành này luôn được không ạ

          Comment


          • #6
            Originally posted by hoang_nam131094 View Post
            cám ơn các anh nhiều.em thích mảng phần mềm ứng dụng và mạng.em cũng tìm hiểu khá kỹ ngành kỹ thuật phần mềm nhưng do điểm cao nên em cũng không dám thử sức và đang nhắm tói ngành khoa học máy tính.các anh cho em hỏi thêm về cơ hội trong tương lai của ngành này luôn được không ạ
            Ngành nào của trường cũng có thể lập trình phần mềm ứng dụng hay lập trình mạng được hết. Mỗi ngành sẽ thiên về cái này nhiều cái kia ít nhưng nhìn chung là như nhau hết. Kiến thức là tài sản chung mà. Cái khác biệt chủ yếu là nội dung bài tập và đồ án, và các "mối" giới thiệu thực tập. Ví dụ CSC (computer science corporation) thì thường ưu ái sinh viên Khoa học máy tính và Công nghệ phần mềm, trong khi đó Renesas ưu ái sinh viên Kỹ thuật máy tính hơn, FPT-IS thì ưu ái hệ thống thông tin, v.v...

            Riêng nói về ngành khoa học máy tính thì đây là ngành rộng lớn nhất trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Chương trình học thiên về thuật toán, kỹ thuật lập trình hơn các khoa khác và rất thoải mái về mặt công nghệ. Khoa không ép buộc sinh viên phải đi thực tập nên thời gian đào tạo ngắn hơn các khoa khác, và là đơn vị chủ quản chương trình cử nhân tài năng.

            Về cơ hội trong tương lai thì ngắn gọn là - tương đương với các khoa khác nhưng có nhiều hướng đi hơn. Vì khoa không gò em vào một chương trình hay một nền tảng công nghệ nào cụ thể nên em có thể tự chọn hướng đi cho mình. Như lứa của anh bây giờ có người đi lập trình web, có người lập trình ứng dụng .NET, có người đi lập trình di động, thậm chí có người làm graphic designer.

            Comment


            • #7
              Originally posted by hoang_nam131094 View Post
              cám ơn các anh nhiều.em thích mảng phần mềm ứng dụng và mạng.em cũng tìm hiểu khá kỹ ngành kỹ thuật phần mềm nhưng do điểm cao nên em cũng không dám thử sức và đang nhắm tói ngành khoa học máy tính.các anh cho em hỏi thêm về cơ hội trong tương lai của ngành này luôn được không ạ

              Em thích cái gì thì theo cái đó.
              Ở cái tuổi của em anh và hầu hết các bạn đều chả biết mình thích gì vì không được định hướng, đến lúc thành sinh viên cũng vẫn thế , thằng em anh cũng sắp thi Đại Học nên anh hiểu đa số đều mất phương hướng.

              Nếu em đã chắc chắn muốn theo CNTT, thì cứ chọn 1 ngành vừa sức em (về điểm) rồi thi vào. Em có thể học cái này trên trường nhưng làm cái khác ở nhà là chuyện hết sức bình thường và chả có gì là muộn cả.

              Mấy cái giới thiệu về các ngành phía trên anh đọc đúng 1 lần trước khi thi Đại Học . Nó rất chung và trừ khi em đã tự mày mò trước, không thì cũng hiểu mơ màng thôi à.
              Last edited by 08520206; 16-01-2012, 21:27.

              Comment


              • #8
                Originally posted by hoang_nam131094 View Post
                cám ơn các anh nhiều.em thích mảng phần mềm ứng dụng và mạng.em cũng tìm hiểu khá kỹ ngành kỹ thuật phần mềm nhưng do điểm cao nên em cũng không dám thử sức và đang nhắm tói ngành khoa học máy tính.các anh cho em hỏi thêm về cơ hội trong tương lai của ngành này luôn được không ạ
                Công Nghệ Phần Mềm và Khoa Học Máy Tính là hai nghành lập trình tương đối nhiều. Nếu sở thích của bạn thiên về hành thì chọn Phần Mềm hay qua Mạng cũng được, còn nếu thích cắm cúi thì sang Khoa Học.
                Hãy là chính mình!

                Comment


                • #9
                  trên wiki có trang web về trường mình nè, bạn có thể tìm hiểu qua về nó http://vi.wikipedia.org/wiki/UIT

                  Comment

                  LHQC

                  Collapse
                  Working...
                  X