Kính gửi các nhà hảo tâm, quý cơ quan, doanh nghiệp cùng quý thầy cô và các bạn sinh viên thân mến!
Hãy đến với trường Đại học Công nghệ thông tin - ĐHQG-HCM để cùng nhau thực hiện chương trình “Máy tính cũ-Tri thức mới”. Một chương trình mang ý nghĩa vô cùng to lớn và thiêt thực đang dần bước sang tuổi thứ bảy. Bảy năm cho một cuộc hành trình dài đến với 6 địa phương để lắp ráp, trao tặng hơn 160 bộ máy tính hoàn chỉnh phục vụ công tác khuyến khích, thúc đẩy phổ cập tin học cho người dân và học sinh nghèo vượt khó ở vùng sâu, vùng xa bên cạnh đó còn phục vụ quá trình học tập nghiên cứu, tiếp cận nguồn tri thức mới của mọi người. Chương trình không chỉ gắn liền với chiến dịch Mùa hè xanh của trường mà còn được được nhân rộng thành Dự án cấp Thành phố.
Tháng 3/2014, chương trình đã vinh dự nhận được giải thưởng Hồ Hảo Hớn do Thành Đoàn thành phố Hồ Chí Minh trao tặng.
Để nối tiếp thành công của chương trình “Máy tính cũ-Tri thức mới” trong suốt 7 năm qua, Hội sinh viên trường kính mong các nhà hảo tâm, quý cơ quan, doanh nghiệp, quan tâm, hỗ trợ quyên góp những máy tính, linh kiện máy tính cũ đã qua sử dụng hoặc hiện kim để một phần chung tay giúp đỡ cộng đồng cũng như giúp chương trình tiếp tục hiện thực được vai trò của mình.
Thông tin về địa điểm tiếp nhận:
Ban chỉ huy CDTN Mùa hè xanh UIT 2015:
- Km 20, Xa lộ Hà Nội, Khu phố 6, P.Linh Trung, Q.Thủ Đức, Tp.HCM
- Điện thoại: (08) 3603.0862 – Email: hoisinhvien@uit.edu.vn - Hotline: 0905077991 (Mạnh)
- Cán bộ phụ trách:
+ Nguyễn Thanh Hòa - Chỉ huy trưởng chiến dịch Mùa hè xanh 2015 - Email: uit.nth@gmail.com
+ Vũ Văn Mạnh – Đội trưởng đội hình Máy tính cũ- Tri thức mới – Email: 13520495@gm.uit.edu.vn
- Website: http://tuoitre.uit.edu.vn
- Forum: http://forum.uit.edu.vn
Thành viên ban tổ chức chương trình Máy tính cũ – Tri thức mới sẽ trực tiếp tới tận nơi, tiếp nhận những vật phẩm của các nhà hảo tâm, quý cơ quan, doanh nghiệp. Chúng tôi cam kết những vật phẩm này sẽ được sử dụng đúng mục đích của chương trình.
NHÌN LẠI HÀNH TRÌNH "MÁY TÍNH CŨ - TRI THỨC MỚI"
Khởi đầu…
Những chiếc máy tính cũ, hư hỏng, thiếu linh kiện điện tử do người dân, doanh nghiệp thải ra được các bạn xin về sàng lọc lấy linh kiện chưa hư, phần không sử dụng được đem bán ve chai, rồi bỏ thêm tiền túi mua thêm thiết bị mới.
Các chiến sĩ nhận máy từ các doanh nghiệp
Hành động…
Với những chiếc máy tính hoàn chỉnh thì khâu gian nan nhất trong hành trình có lẽ là tìm nguồn máy và vận chuyển máy ở nơi ủng hộ về đến trường. Để có được nguồn máy tính cũ, các chiến sĩ trong nhóm phải thường xuyên rao tin trên các trang mạng, mở rộng các mối quan hệ để “nhà tài trợ” biết đến và hỗ trợ. Có người cho máy, dù gần hay xa, nội thành hay ngoại thành TP.HCM, các bạn lại chạy xe máy đến nơi chở về.
Khi hàng trăm máy tính cũ, linh kiện, thiết bị điện tử được các chiến sĩ xin từ khắp nơi chở về, chất thành đống. Đó cũng là lúc các bạn lên kế hoạch và phân chia công việc. Một nhóm chiến sĩ giữ nhiệm vụ “phẫu thuật máy” miệt mài tháo rã những chiếc CPU, màn hình vi tính cũ bám đầy bụi, mạng nhện, rồi lấy từng linh kiện lau chùi, đem gắn vào máy chạy thử .Cứ thế, vài gờ trôi qua đã có hàng loạt máy cũ được các “bác sĩ máy tính” trẻ đem ra “phẫu thuật”, chọn lấy những linh kiện còn sử dụng được, chùi rửa, phân loại cho vào tủ.
Với những linh kiện còn nguyên vẹn, các chiến sĩ bắt tay vào việc lắp ráp thành những bộ máy tính mới, hoàn chỉnh. Bên cạnh đó, có rất nhiều máy không đủ thiết bị, các chiến sĩ linh động chở mớ thiết bị không sử dụng được đến bán cho vựa phế liệu, rồi góp thêm chút tiền túi mua linh kiện còn thiếu để máy chạy ổn định.
Khi hoàn thành thành phẩm, các chiến sĩ liên hệ với chính quyền, các cơ sở Đoàn vùng sâu vùng xa để chọn những trường học thực sự khó khăn, có nhu cầu và cho xe chở đến. Khởi xướng mô hình “Máy tính cũ – tri thức mới” từ năm 2009, đến nay nhóm sinh viên Trường Đại học Công nghệ thông tin đã tặng hàng trăm máy tính, giúp học sinh, cán bộ ở các huyện nghèo, vùng sâu vùng xa như Cần Giờ, Củ Chi (TPHCM); Châu Phú, Thoại Sơn (tỉnh An Giang); Trường THCS – THPT Ngô Văn Nhạc (tỉnh Tiền Giang) được phổ cập tin học, “máy tính hóa” trong công tác lưu trữ văn thư, tài liệu…
Không chỉ dừng lại ở đó, khi phần cài đặt thực hiện xong, các bạn sinh viên sẽ thực hiện việc giảng dạy tin học căn bản, tin học văn phòng A, B cho người dân, thanh niên địa phương. Với điều kiện dòng điện được ổn định, bảo quản tốt, máy tính có thể sử dụng được thêm 2 – 3 năm nữa. Các bạn sinh viên cũng là “nhân viên bảo trì” cho máy tính hoạt động để phục vụ nhu cầu trong 2 – 3 năm tiếp đó. Mô hình “Máy tính cũ – Tri thức mới” đã giúp sinh viên trưởng thành hơn, rèn luyện được thêm kiến thức đã học ở nhà trường và góp phần mình cho xã hội.
Các chiến sĩ phổ cập tin học và hướng dẫn các em nhỏ sử dụng máy
Cuộc hành trình gian nan, khó khăn là thế nhưng làm sao thiếu được hững giọt mồ hôi đâu đó nhễ nhại trên những nụ cười hạnh phúc. Đó chính là sức trẻ, lòng nhiệt huyết mà các chiến sĩ UIT luôn mang trong mình với mong muốn hòa vào niềm vui của những ngươi dân, những học sinh khó khăn.. Mô hình “máy tính cũ – tri thức mới” không chỉ thể hiện sự sáng tạo, năng động, linh hoạt của giới trẻ; khơi dậy tình thương yêu, biết chia sẻ của chiến sĩ với mọi người mà nó còn giúp các chiến sĩ của trường được cọ xát thực tế, nắm bắt các kỹ năng, các kiến thức cơ bản về công nghệ máy tính.
Thành phẩm được mang tới những vùng sâu, vùng xa
"Máy tính cũ - Tri thức mới" - Một trong 6 mô hình xuất sắc được trao giải thưởng Hồ Hảo Hớn năm 2014
Thành quả…
Trải qua 6 năm ra đời và trưởng thành cùng chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh, chương trình “Máy tính cũ – Tri thức mới” đã trở thành một nét đặc trưng riêng của các bạn sinh viên trường ĐH Công nghệ Thông tin (ĐHQG TP.HCM). Nét đặc trưng ấy cũng chính là một trong sáu mô hình, chương trình được trao tặng giải thưởng Hồ Hảo Hớn năm 2014 của Thành Đoàn TP.HCM. Với sự hữu ích và thiết thực mà mô hình “Máy tính cũ – Tri thức mới” mang lại mong rằng, mô hình “Máy tính cũ – Tri thức mới” sẽ phát triển mạnh mẽ và giúp được nhiều địa phương hơn nữa trong tương lai.
Ban chỉ huy Chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh - Trường ĐH Công nghệ Thông tin năm 2015
Hãy đến với trường Đại học Công nghệ thông tin - ĐHQG-HCM để cùng nhau thực hiện chương trình “Máy tính cũ-Tri thức mới”. Một chương trình mang ý nghĩa vô cùng to lớn và thiêt thực đang dần bước sang tuổi thứ bảy. Bảy năm cho một cuộc hành trình dài đến với 6 địa phương để lắp ráp, trao tặng hơn 160 bộ máy tính hoàn chỉnh phục vụ công tác khuyến khích, thúc đẩy phổ cập tin học cho người dân và học sinh nghèo vượt khó ở vùng sâu, vùng xa bên cạnh đó còn phục vụ quá trình học tập nghiên cứu, tiếp cận nguồn tri thức mới của mọi người. Chương trình không chỉ gắn liền với chiến dịch Mùa hè xanh của trường mà còn được được nhân rộng thành Dự án cấp Thành phố.
Tháng 3/2014, chương trình đã vinh dự nhận được giải thưởng Hồ Hảo Hớn do Thành Đoàn thành phố Hồ Chí Minh trao tặng.
Để nối tiếp thành công của chương trình “Máy tính cũ-Tri thức mới” trong suốt 7 năm qua, Hội sinh viên trường kính mong các nhà hảo tâm, quý cơ quan, doanh nghiệp, quan tâm, hỗ trợ quyên góp những máy tính, linh kiện máy tính cũ đã qua sử dụng hoặc hiện kim để một phần chung tay giúp đỡ cộng đồng cũng như giúp chương trình tiếp tục hiện thực được vai trò của mình.
Thông tin về địa điểm tiếp nhận:
Ban chỉ huy CDTN Mùa hè xanh UIT 2015:
- Km 20, Xa lộ Hà Nội, Khu phố 6, P.Linh Trung, Q.Thủ Đức, Tp.HCM
- Điện thoại: (08) 3603.0862 – Email: hoisinhvien@uit.edu.vn - Hotline: 0905077991 (Mạnh)
- Cán bộ phụ trách:
+ Nguyễn Thanh Hòa - Chỉ huy trưởng chiến dịch Mùa hè xanh 2015 - Email: uit.nth@gmail.com
+ Vũ Văn Mạnh – Đội trưởng đội hình Máy tính cũ- Tri thức mới – Email: 13520495@gm.uit.edu.vn
- Website: http://tuoitre.uit.edu.vn
- Forum: http://forum.uit.edu.vn
Thành viên ban tổ chức chương trình Máy tính cũ – Tri thức mới sẽ trực tiếp tới tận nơi, tiếp nhận những vật phẩm của các nhà hảo tâm, quý cơ quan, doanh nghiệp. Chúng tôi cam kết những vật phẩm này sẽ được sử dụng đúng mục đích của chương trình.
NHÌN LẠI HÀNH TRÌNH "MÁY TÍNH CŨ - TRI THỨC MỚI"
Khởi đầu…
Những chiếc máy tính cũ, hư hỏng, thiếu linh kiện điện tử do người dân, doanh nghiệp thải ra được các bạn xin về sàng lọc lấy linh kiện chưa hư, phần không sử dụng được đem bán ve chai, rồi bỏ thêm tiền túi mua thêm thiết bị mới.
Các chiến sĩ nhận máy từ các doanh nghiệp
Hành động…
Với những chiếc máy tính hoàn chỉnh thì khâu gian nan nhất trong hành trình có lẽ là tìm nguồn máy và vận chuyển máy ở nơi ủng hộ về đến trường. Để có được nguồn máy tính cũ, các chiến sĩ trong nhóm phải thường xuyên rao tin trên các trang mạng, mở rộng các mối quan hệ để “nhà tài trợ” biết đến và hỗ trợ. Có người cho máy, dù gần hay xa, nội thành hay ngoại thành TP.HCM, các bạn lại chạy xe máy đến nơi chở về.
Khi hàng trăm máy tính cũ, linh kiện, thiết bị điện tử được các chiến sĩ xin từ khắp nơi chở về, chất thành đống. Đó cũng là lúc các bạn lên kế hoạch và phân chia công việc. Một nhóm chiến sĩ giữ nhiệm vụ “phẫu thuật máy” miệt mài tháo rã những chiếc CPU, màn hình vi tính cũ bám đầy bụi, mạng nhện, rồi lấy từng linh kiện lau chùi, đem gắn vào máy chạy thử .Cứ thế, vài gờ trôi qua đã có hàng loạt máy cũ được các “bác sĩ máy tính” trẻ đem ra “phẫu thuật”, chọn lấy những linh kiện còn sử dụng được, chùi rửa, phân loại cho vào tủ.
Với những linh kiện còn nguyên vẹn, các chiến sĩ bắt tay vào việc lắp ráp thành những bộ máy tính mới, hoàn chỉnh. Bên cạnh đó, có rất nhiều máy không đủ thiết bị, các chiến sĩ linh động chở mớ thiết bị không sử dụng được đến bán cho vựa phế liệu, rồi góp thêm chút tiền túi mua linh kiện còn thiếu để máy chạy ổn định.
Khi hoàn thành thành phẩm, các chiến sĩ liên hệ với chính quyền, các cơ sở Đoàn vùng sâu vùng xa để chọn những trường học thực sự khó khăn, có nhu cầu và cho xe chở đến. Khởi xướng mô hình “Máy tính cũ – tri thức mới” từ năm 2009, đến nay nhóm sinh viên Trường Đại học Công nghệ thông tin đã tặng hàng trăm máy tính, giúp học sinh, cán bộ ở các huyện nghèo, vùng sâu vùng xa như Cần Giờ, Củ Chi (TPHCM); Châu Phú, Thoại Sơn (tỉnh An Giang); Trường THCS – THPT Ngô Văn Nhạc (tỉnh Tiền Giang) được phổ cập tin học, “máy tính hóa” trong công tác lưu trữ văn thư, tài liệu…
Không chỉ dừng lại ở đó, khi phần cài đặt thực hiện xong, các bạn sinh viên sẽ thực hiện việc giảng dạy tin học căn bản, tin học văn phòng A, B cho người dân, thanh niên địa phương. Với điều kiện dòng điện được ổn định, bảo quản tốt, máy tính có thể sử dụng được thêm 2 – 3 năm nữa. Các bạn sinh viên cũng là “nhân viên bảo trì” cho máy tính hoạt động để phục vụ nhu cầu trong 2 – 3 năm tiếp đó. Mô hình “Máy tính cũ – Tri thức mới” đã giúp sinh viên trưởng thành hơn, rèn luyện được thêm kiến thức đã học ở nhà trường và góp phần mình cho xã hội.
Các chiến sĩ phổ cập tin học và hướng dẫn các em nhỏ sử dụng máy
Cuộc hành trình gian nan, khó khăn là thế nhưng làm sao thiếu được hững giọt mồ hôi đâu đó nhễ nhại trên những nụ cười hạnh phúc. Đó chính là sức trẻ, lòng nhiệt huyết mà các chiến sĩ UIT luôn mang trong mình với mong muốn hòa vào niềm vui của những ngươi dân, những học sinh khó khăn.. Mô hình “máy tính cũ – tri thức mới” không chỉ thể hiện sự sáng tạo, năng động, linh hoạt của giới trẻ; khơi dậy tình thương yêu, biết chia sẻ của chiến sĩ với mọi người mà nó còn giúp các chiến sĩ của trường được cọ xát thực tế, nắm bắt các kỹ năng, các kiến thức cơ bản về công nghệ máy tính.
Thành phẩm được mang tới những vùng sâu, vùng xa
"Máy tính cũ - Tri thức mới" - Một trong 6 mô hình xuất sắc được trao giải thưởng Hồ Hảo Hớn năm 2014
Thành quả…
Trải qua 6 năm ra đời và trưởng thành cùng chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh, chương trình “Máy tính cũ – Tri thức mới” đã trở thành một nét đặc trưng riêng của các bạn sinh viên trường ĐH Công nghệ Thông tin (ĐHQG TP.HCM). Nét đặc trưng ấy cũng chính là một trong sáu mô hình, chương trình được trao tặng giải thưởng Hồ Hảo Hớn năm 2014 của Thành Đoàn TP.HCM. Với sự hữu ích và thiết thực mà mô hình “Máy tính cũ – Tri thức mới” mang lại mong rằng, mô hình “Máy tính cũ – Tri thức mới” sẽ phát triển mạnh mẽ và giúp được nhiều địa phương hơn nữa trong tương lai.
Ban chỉ huy Chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh - Trường ĐH Công nghệ Thông tin năm 2015
Comment