Announcement

Collapse
No announcement yet.

[Tân sinh viên] Cần gì để trở thành sinh viên công nghệ thông tin?

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Phần 5: Câu lạc bộ? Đội, nhóm? Mùa hè xanh, có nên không?

    Phần 5: Câu lạc bộ? Đội, nhóm? Mùa hè xanh, có nên không?

    Môi trường Đại học, bạn sẽ gặp rất nhiều bạn mới, học tập và làm việc ở môi trường mới, gặp gỡ thầy cô mới, và một món đặc sản mà ít khi thấy ở các trường cấp III tại Việt Nam: hoạt động của các CLB, đội, nhóm.
    Và hè tới, thay vì đi học thêm này nọ, bạn sẽ có lựa chọn tham gia một trong những công việc có ý nghĩa nhất đời sinh viên: chiến dịch Mùa hè xanh.

    Câu lạc bộ, đội, nhóm là gì?

    Thông thường, câu lạc bộ, đội hay nhóm là một tập thể gồm một vài, hoặc có khi cả trăm sinh viên/giảng viên/cựu sinh viên hoạt động dưới 1 danh nghĩa nào đó, và vì 1 hướng nào đó.
    Ví dụ như các câu lạc bộ có sự tham gia và hỗ trợ từ các công ty như ITIC, hoặc các câu lạc bộ/đội/nhóm do Đoàn trường tổ chức.
    Hoặc đơn giản, trong lớp tổ chức một nhóm học tập, để mỗi tháng/tuần 1-2 lần có 1 buổi gặp mặt nho nhỏ, để hướng dẫn lẫn nhau các vấn đề khó hiểu về học tập, hoặc seminar một vài vấn đề khó trên lớp.
    Hoặc đơn giản hơn nữa, là một nhóm vài người chuyên tổ chức học nhóm, làm đồ án chung, chơi game chung.

    Tham gia có ích lợi gì?
    1. Bạn sẽ được gặp nhiều bạn bè mới.
    2. Được tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa.
    Đôi khi, bạn sẽ có cơ hội được tham gia sinh hoạt gặp gỡ các trường khác, hoặc được giao nhiệm vụ nghiên cứu 1 vấn đề/đề tài và seminar nó với toàn bộ thành viên CLB/đội/nhóm.
    3. Được tham gia thực tập/tham quan tại công ty mà CLB/nhóm đó hỗ trợ. Như Fsoft, Microsoft, Intel...
    4. Có thể tham gia một số project nếu nhóm/CLB/đội của bạn có yêu cầu thực hiện phần mềm/dự án nào đó. Bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm công việc thực sự và trao dồi khả năng teamwork của mình rất nhiều.

    Thế có hại gì không?

    Cái hại nhất khi tham gia đó là bạn sẽ tốn thời gian cho công việc này.
    Bạn phải xác định rõ thời gian của mình lúc nào dành cho việc học, lúc nào dành cho việc giải quyết các vấn đề ở CLB/đội/nhóm mình tham gia. Và luôn nhớ rằng: khi bạn đã tham gia, thì phải có trách nhiệm với công việc của mình, không được bỏ dở, cũng không viện cớ này nọ mà ảnh hướng đến việc học tập hoặc công việc chung của nhóm/đội/CLB.

    Mùa hè xanh thì sao? Nghe có vẻ hấp dẫn

    Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn... :sexy:
    Hình như hơi lạc đề tí :brick:

    Chiến dịch mùa hè xanh được Thành Đoàn phát động vào mỗi dịp hè cho sinh viên các trường đại học tham gia. Nếu như hè có thời gian (không phải học lại, về quê phụ giúp gia đình) thì các bạn nên tham gia. Tuy nhiên vẫn có một số vấn đề cần lưu ý như sau:

    1. Tham gia mùa hè xanh là để làm việc.
    Sẽ không có chuyện tham gia xong rồi bạn chỉ đi để chụp hình/check-in/làm biếng.

    2. Sắp xếp thời gian được thì mới nên tham gia.
    Nếu bạn bắt buộc phải về quê, hoặc phải đi làm thêm, hoặc học trả nợ trong dịp hè, thì mình khuyên bạn nên trở về/đi làm thêm/trả nợ. Đừng viện lý do mùa hè xanh để bỏ qua những việc khác, vì bạn có 4 năm để tham gia mùa hè xanh, và đừng tham gia mùa hè xanh khi đầu óc cứ canh cánh lo nghĩ việc khác.

    3. Cung cấp cho mình đủ những kĩ năng cần thiết để tự bảo vệ bản thân.
    Nếu bạn không biết bơi, nên tránh xa khu vực sông, suối, ao, hồ. Nếu bạn không giỏi định hướng, đừng dại dột theo bạn bè thám hiểm các khu vực hoang sơ khi đi chiến dịch.
    Nếu bạn không quen sống điều kiện khắc nghiệt như ở nhờ nhà dân/nạo vét kênh mương/tham gia làm đường thì nên chọn công việc khác phù hợp hơn như sửa máy tính/dạy vi tính.

    Đừng ham vui theo chân nhóm bạn trong khi kĩ năng của mình không đủ

    Kết

    Chung quy trong bài viết này, cái quan trọng nhất vẫn là trách nhiệm khi bạn tham gia CLB/đội/nhóm hay đăng ký tham gia chiến dịch Mùa hè xanh. Không chỉ là trách nhiệm với bản thân, còn là trách nhiệm với các thành viên tham gia chung và trách nhiệm với việc tự quản lý thời gian của bạn.
    Việc tham gia vào các phong trào trong quá trình học đại học sẽ là con đường nhanh nhất và thiết thực nhất trui rèn cho bạn nhiều kĩ năng quý báu và cần thiết để bạn trưởng thành hơn, làm tốt hơn công việc bạn định hướng trong tương lai. Và biết đâu, nếu bạn nào đó không biết sau này mình ra trường sẽ làm gì, thì lại tìm thấy việc đó trong một buổi seminar với nhóm thì sao?

    Comment


    • #17
      Hóng phần 6 đại ca ơi

      Comment


      • #18
        Phần 6: Game hay không game?

        Phần 6: Game hay không game?

        Game là một phần tất yếu của sinh viên :sexy:
        Thuở nhỏ, bạn đã từng mê mẩn với các máy điện tử 4 nút, thì nay, học ĐH với chiếc laptop sau lưng, bạn có thể dễ dàng chơi game gần như bất cứ lúc nào và bất cứ nơi nào :sure:

        Vậy, câu hỏi quan trọng bây giờ là: game và học đại học, có liên quan và ảnh hưởng đến nhau hay không?

        Game có hại gì?

        Bản thân cũng là 1 tay khá nghiệm game =] những năm 2005-2006 thì mình cũng ghiền VLTK thôi rồi :love:
        Lúc đó là lớp 11-12 nữa... Mà cứ cắm đầu cày hẳn 1 lúc 3 account cho nó máu :sure:
        Hên là cuối năm lớp 12 thì bỏ game để ôn thi ĐH chứ không thì giờ cũng không có được cái account trường cấp để ngồi đây gõ chuyện phiếm cho mọi người đọc rồi :unhappy:

        Giờ thì đỡ hơn nhưng 1 ngày cũng vài tiếng game... Hậu quả là....
        - Thời gian ngủ ít đi.
        - Lâu lâu trễ bữa. Cái này bạn nào có tiền sử đau bao tử mà còn trễ bữa thì...
        - Thời gian ngồi trước máy tính nhiều hơn thời gian ở ngoài...
        - Thời gian làm việc cũng ít lại để dành thời gian cho game :funny:

        Game có lợi ích gì?

        Thường thì đọc báo toàn thấy "Mê game, một thanh niên xyz này nọ", hoặc "Thanh niên abc vì quá mê game".
        Thế thực ra game có tác dụng gì hay chỉ là toàn hại?

        Chỉ đơn giản là một câu: Lợi hay hại, đều nằm ở chính bản thân mình.

        Có nhiều bạn, trong thời gian học ĐH, chơi game triền miên. Nói thật là coi cái lịch 1 ngày của các bạn ấy, mình thực sự hoảng:
        - Sáng, đánh răng ăn sáng, thậm chí còn không đánh răng, làm ván game đã.
        - Lên lớp ngồi ngáp được nửa tiếng thì nghỉ sớm, ra quán net làm tiếp vài ván.
        - Trưa ăn vội ít cơm ở quán đối diện tiệm net.
        - Chiều có tiết, nhưng nhờ thằng bạn điểm danh dùm, rồi lại ngồi tiếp tới 8h tối.
        - 9h lết về tới phòng cầm ổ bánh mỳ, vừa chờ match vừa gặm.
        - 2h sáng chuẩn bị ngủ, nhưng vẫn cố cày cho nốt.:beatbrick:

        Hệ quả:
        - Đi học không tập trung.
        - Ngủ không đủ giấc.
        - Ăn uống thất thường.
        - Ảnh hưởng nhiều đến học tập.
        - Làm việc nhóm kém, chỉ dựa vào bạn bè để làm bài tập nhóm hoặc qua loa cho xong môn.
        - Và quan trọng, đối với sinh viên thì chưa có thu nhập, chỉ chờ trợ cấp của gia đình thì đối với những game có trả tiền, bạn "nướng" một số tiền quá lớn hoặc nhỏ nhưng đều đặn vào game thì đó thực sự là một vấn đề đáng lo ngại.

        Và điểm quan trọng nhất: không tích lũy được kiến thức gì với thời gian bạn bỏ ra chơi game cả.

        Đánh giá 1 sinh viên nghiện game?
        Sở thích của mỗi người khác nhau, không ai có quyền phán xét, ý kiến hay nhận xét gì về sở thích của người khác cả.
        Mỗi người có toàn quyền quyết định để sử dụng thời gian của mình một cách hợp lý và phù hợp nhất.

        Nhưng nếu, có thời gian suy nghĩ, hãy nghĩ thật kĩ xem nó có ảnh hưởng nhiều đến bản thân hiện tại, và quan trọng nhất là tương lai của mình hay không, thì đó mới là điều quan trọng.

        Bạn có làm chủ được sự "nghiện game" của mình hay không?
        Nếu mỗi ngày, bạn dành vài tiếng để chơi game, và nó không ảnh hưởng đến việc học tập, thì không có vấn đề gì to tát cả.
        Nếu cuối tuần, bạn dành vài tiếng để dạo 1 vòng quanh game mình ưa thích, để xả stress sau 1 tuần làm việc học tập căng thẳng, thì không có vấn đề gì to tát cả.
        Nếu kì thi đến, bạn có thể nghỉ game trong thời gian đó để làm bài tập, hoàn thành project nhóm, ôn lại vài công thức toán để thi cho tốt, thì thật sự, bạn đang làm tốt việc cân bằng giữa sở thích, công việc và học tập.

        Còn nếu, bạn mê game đến mức chả quan tâm đến việc học hành, tương lai của bản thân nữa, thì... chẳng ổn chút nào cả :aboom:

        Kết

        Thời gian là của bạn, tuổi trẻ là của bạn. Bạn sử dụng nó để làm gì, không ai ngăn cấm hay chỉ bảo được cho bạn.
        Hãy tự cho bản thân mình câu trả lời, và tự nhìn lại quỹ thời gian mình đã sử dụng để làm gì.
        Nó đã hợp lý chưa?
        Nó đã thỏa mãn những mục tiêu khi bạn vào học đại học chưa?
        Nó có giúp gì cho tương lai vài năm sắp đến của bạn hay không?

        Câu trả lời, là của mỗi người
        Last edited by 07520182; 25-03-2017, 17:30.

        Comment


        • #19
          Phần 7: CV là gì? Có ăn được hem?

          Phần 7: CV là gì? Có ăn được hem?

          CV là thứ đầu tiên trên con đường khẳng định năng lực của bản thân mỗi người.
          Có thể nói, CV quan trọng đôi khi còn hơn cả tấm bằng Đại học của bạn nữa :boss:
          Nhưng tại sao lại nói như vậy? Một mảnh giấy đánh vài chữ, in giấy A4 lại quan trọng hơn cả tấm bằng bạn mài mòn cả đít quần 4-5 năm trời trên giảng đường sao? :stick:

          Tầm quan trọng của bằng Đại học
          Tuy ngày nay, việc ảnh hưởng của tấm bằng ĐH đã ít nhiều giảm đi so với 2-3 năm trước, tuy nhiên bạn vẫn sẽ cần bằng ĐH để có thể qua được vòng "gửi xe" của một số công ty.
          Và mục đích của tấm bằng ĐH, thì... cũng chỉ có vậy?

          Thực ra, tấm bằng ĐH không nói lên gì quá nhiều. Nó chỉ nói lên được rằng: bạn có khả năng và trình độ làm việc ở một mức độ nào đó, để có thể sinh lợi cho công ty mà bạn đến ứng tuyển.
          Và không hơn không kém, thực sự nếu bạn không có bằng ĐH, đó cũng chẳng phải là chuyện to tát hay quá quan trọng.

          Như vậy, thứ gì có cân lượng hơn khi bạn muốn khẳng định bản thân mình với nhà tuyển dụng?

          CV là gì?

          Cơ bản, CV là một tờ giấy (hoặc nhiều tờ) đánh máy hoặc viết tay, ghi lại toàn bộ những thứ gì bạn làm được và những gì bạn có thể làm được trong tương lai.
          Nó là thứ đầu tiên và gần như là cơ hội duy nhất để bạn gây sự chú ý với bộ phận tuyển dụng của công ty mà bạn gửi vào.

          Những thông tin cơ bản nên có trong CV của một người ứng tuyển cho vị trí trong ngành IT
          - Một ít thông tin cá nhân.
          - Thông tin những ngôn ngữ lập trình/nền tảng bạn có thể sử dụng được.
          - Thông tin những dự án/đồ án bạn đã từng làm qua. Có thể là đồ án môn học, đồ án riêng với bạn bè, ở một công ty bạn thực tập, hoặc ở một công ty bạn đã từng làm trước đây.
          - Có thể ghi thêm những thứ bạn ưa thích, sở thích cá nhân, những ngôn ngữ bạn thông thạo, hoặc kĩ năng mềm mà bạn có. Chi tiết thì càng tốt.

          Thế CV có ăn được không? Và CV so với bằng ĐH thì thế nào?

          Nếu CV của bạn tốt, bạn có thể gần như 80% gây ấn tượng và nắm chắc 99% cơ hội được tuyển.
          Thông tin về bằng ĐH, bạn có thể chả cần ghi vào CV cũng được. Nếu những project của bạn đủ "độ bự" và "ấn tượng" thì mình chắc chắn, công ty nào cũng sẽ rất hoan nghênh chào đón bạn, cho dù, bạn có bỏ ngang việc học của mình để theo đuổi đam mê.

          Đó là điều khác biệt lớn nhất giữa CV và bằng ĐH: đặt lên bàn cân, tấm bằng chả quan trọng với những gì bạn làm được và ghi vào CV của mình.

          Làm thế nào để có CV "tốt"?
          Bằng nỗ lực, mồ hôi và nước mắt? :stick:
          Dẹp nha... Đang viết CV tìm việc chứ không phải đóng phim tình cảm lâm ly nhiều tập...

          Lời khuyên của mình dành cho những bạn sắp ra trường, đang ở giữa thời gian học ĐH hoặc thậm chí là mới vào trường: hãy tận dụng thời gian thật tốt!

          Đừng ngại bỏ thời gian để học 1 ngôn ngữ mới.
          Đừng ngại tham gia 1 khóa học miễn phí ở trường.
          Đừng ngại bắt tay vào nghiên cứu 1 project mà mình hứng thú, mặc dù nó chả liên quan gì tới môn mình học hoặc chả giúp ích gì cho những gì mình làm trong trường cả.
          Đừng ngại thử sức với vai trò intern ở một công ty xa lạ, bạn sẽ học được nhiều điều thú vị và có thêm 1 gạch đầu dòng quý giá vào CV của mình.

          Và, quan trọng nhất là, đừng ngại hết lòng vì đam mê của mình.
          Bạn có thể học Khoa học máy tính hoặc hệ thống thông tin hoặc một khoa nào đó chả liên quan nhiều đến lập trình, nhưng nếu đam mê lập trình game/web hoặc thậm chí là về bảo mật, thì đừng ngại thử sức và làm thứ gì đó nhỏ nhỏ cho đam mê đó của mình.

          Đừng tự bó buộc mình trong khuôn khổ môn học trong trường.
          Học phần mềm, không nhất thiết phải đi làm lập trình.
          Học khoa học máy tính, không nhất thiết phải đi nghiên cứu.
          Vâng vâng và vâng vâng.


          Trích lời một dân Khoa học máy tính và ra trường đi lập trình Web :boss:

          Kết

          Quan trọng nhất không phải là bạn học được gì trên giảng đường đại học, mà quan trọng nhất, là những gì bạn học được khi đang ngồi trên giảng đường Đại học.
          Hãy làm thật tốt, và làm hết mình cho đam mê của bản thân. Lúc nào đó, bạn sẽ thấy đam mê của mình trở thành niềm vui và giúp ích rất nhiều cho công việc sau này.
          Last edited by Admin; 26-03-2017, 14:02.

          Comment


          • #20
            Hóng phần tiếp theo huynh ơi :v

            Comment


            • #21
              Bonus: Làm thế nào để CV đẹp và ấn tượng? Một số lỗi thường gặp khi viết CV.

              Hiện nay tình trạng chung của sinh viên mới ra trường (và thậm chí là cả sinh viên ra trường lâu năm) gặp phải khi viết CV gần như rất sơ đẳng, tuy nhiên nếu không nhắc, chắc cũng chẳng bạn nào để ý.

              Một số lỗi thường gặp khi viết CV:
              1. Nhét quá nhiều thông tin vào CV.

              Nhiều bạn nhồi nhét 1 đống thứ vào CV, kể cả hình thẻ :shot:
              Bạn nên nhớ rằng: CV không phải là sơ yếu lí lịch. Nếu bạn cần một tờ giấy để biên đủ thông tin gồm tiểu học học ở đâu, trung học trường gì, điểm số ra sao, hạnh kiếm thế nào, thông tin gia đình vâng vâng và vâng vâng, thì bạn làm riêng 1 cái sơ yếu lý lịch.
              Đối với các ngành kỹ thuật, kinh tế (không phải nhà nước) thì chả ai quan tâm cuộc đời của bạn trước năm 18 tuổi cả.

              Hãy dành khoảng trống đó để ghi vào những thông tin quan trọng hơn: bạn biết những ngôn ngữ nào, đã làm quen được bao nhiêu ngôn ngữ lập trình, đã làm việc với nền tảng mà công ty đó đang tuyển được bao lâu. Những thứ này sẽ làm dài và rõ ràng hơn CV của bạn, chứ không phải thông tin cá nhân về tiểu sử cuộc đời.

              2. Không dám ghi về project mình đã thực hiện,
              Lời khuyên cho bạn là: dù là project nhỏ, nhưng nếu nó thú vị hoặc bao quát về ngôn ngữ đó, và cho thấy bạn đã sử dụng tốt ngôn ngữ đó, thì đừng ngại ghi vào. :byebye:

              3. Ghi không rõ ràng, đầy đủ về project
              Rất nhiều bạn gặp phải trường hợp này: một project thường sẽ gồm nhiều người tham gia. Tuy nhiên, bạn chỉ ghi mỗi tên project vào hoặc kèm thêm 1 chút thông tin như project đó về gì, năm nào, ngôn ngữ gì và... hết.
              Đó là một điều cực kì tai hại: Nếu bạn ghi như vậy, vô hình chung người xem sẽ tự hiểu là bạn 1 mình hoàn thành hết project. :what:

              Hãy ghi thật rõ ràng: bạn làm gì trong project, những khâu nào và hoàn thành những phần nào. Đặc biệt là đối với các bạn sau khi trải qua thời gian Intern thường ghi theo kiểu này, nên dòm ở trên thì Inter tại công ty xyz, và làm hẳn project ABC bự của công ty đó :sexy: quá dữ.

              4. Format màu mè, lòe loẹt, khó đọc, dùng nền hoa lá hẹ
              Cái này cũng thường gặp, nhất là ở các bạn làm về design hoặc thậm chí là một số bạn dev. :amazed:
              - Dùng font quá to hoặc quá nhỏ.
              - Dùng CV nền màu hoặc chữ có màu.
              - Chèn hình đẹp đẹp vào CV.
              - Dùng nhiều font chữ trên CV.
              - Không canh chỉnh cho CV.
              Cách sửa:
              - Arial hoặc bất cứ Font phổ dụng gì với size 12 đến 13 là lựa chọn hàng đầu. Tốt nhất bạn có thể tick thẳng 1 template mẫu khi tạo file mới trong word, font chữ và kích thước sẽ được chọn sẵn cho bạn.
              - Chỉ dùng nền trắng, chữ đen.
              - Không chèn bất cứ hình gì vào CV, nếu bạn làm design và muốn trưng project của mình, hãy làm 1 file khác chỉ gồm project - tên ghi chú bên dưới dạng album ảnh.
              - Chỉ dùng duy nhất 1 font chữ trên CV.
              - Hãy canh justify cho CV của bạn nếu cần. Việc này sẽ làm cho CV trông vuông vức và dễ đọc hơn.

              Lý do cần hạn chế và sửa những điểm trên:
              - Đảm bảo CV của bạn dễ đọc trên màn hình máy tính.
              - Hãy suy nghĩ thật kĩ: nhà tuyển dụng sẽ làm gì với CV của bạn?
              Bộ phận HR sẽ in ra, đưa cho bộ phận cấp cao hơn duyệt hoặc dùng bản in để vào buổi phỏng vấn vừa đọc lại, vừa ghi chú, vừa gạch chân, vừa tick vào những gì bạn ghi trong CV.
              Mà với 1 vị trí có 30 đơn tuyển thì chả ai đi in màu cả, và nếu bạn dùng nhiều màu/hình/font/size chữ thì khi in ra CV của bạn hoặc là sẽ nát, hoặc là sẽ... đen thui vì dính cái hình. Điều này thì người đọc dòm vào cái CV sẽ nhăn mặt, và bạn sẽ mất điểm ngay.

              Vì vậy, hãy format vừa đủ, cho CV của bạn dễ đọc nhất, dễ nhìn nhất cho dù nó được in trắng đen trên mặt sau của một tờ tài liệu cũ :haha:

              Và khi gửi CV, một số thứ khác lòi ra
              - Gửi file word.
              - Thư tiêu đề cộc lốc, ví dụ: "Ứng tuyển", "Gửi công ty xyz".
              - Thư nội dung trống hoác.
              - Tên file không rõ ràng.
              - Địa chỉ email "có vấn đề"
              Sửa:
              - Convert file sang pdf. Việc mở file word hiện đã được hỗ trợ trong Gmail nhưng nếu hệ thống không có font chữ mà bạn sử dụng, nó sẽ gây nhiều vấn đề. Thêm nữa không chắc chắn người đọc sẽ sử dụng Microsoft Office để mở file này, thế nên format của bạn có thể bị lệch/bể/rớt.
              Định dạng PDF sẽ giải quyết cho bạn tất cả vấn đề trên.
              - Cố gắng chia tag hoặc bọc tóm gọn tiêu đề vào. Ví dụ: [Ứng tuyển Junior web] Công ty ABC, hoặc Kính gửi công ty ABC - CV ứng tuyển vị trí Junior web developer...
              - Hãy cố gắng gõ vài dòng vào nội dung thư. Nếu bạn biết họ tên người sẽ nhận email thì "Chào anh/chị A" mở đầu sẽ cho người đọc cảm giác dễ chịu trước tiên. Sau đó thì ví dụ có thể là "Em tên là ..., cho em gửi CV ứng tuyển vào công ty vị trí xyz..." và chốt "Nếu nội dung CV có gì chưa rõ anh/chị vui lòng liên hệ với em qua email hoặc số điện thoại..."
              - Tên file nên cố gắng làm sao để khi tải file của bạn bỏ vào chung thư mục với file của người khác, thì tên file sẽ dễ phân biệt và dễ đọc. Format họ tên - vị trí - CV là một ví dụ: Nguyen_Van_A-Junior_Web-CV.pdf
              Và mở cái email ra mà file đính kèm Untitled.pdf thì chả ai muốn mở ra xem cả.
              - Nếu địa chỉ email của bạn đại loại như nammoanhgoitenem@ hoặc langtudatinh123@ hoặc dasaudacam@... thì đừng bất ngờ khi email của bạn cứ gửi mà ít khi nhận được hồi âm. Hãy tạo và sử dụng một địa chỉ email chững chạc hơn trước khi gửi CV của bạn đi.

              Làm thế nào để CV đẹp và ấn tượng?

              Nếu bạn đã hoàn thành xong những điều trên thì... CV của bạn đã khá dễ đọc và chuẩn. Việc còn lại là sắp xếp câu từ, chính tả và liệt kê project bạn đã làm vào để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng thôi.

              Hi vọng bài viết này giúp ích được phần nào đó cho các bạn :byebye:

              Comment


              • #22
                Originally posted by hoaphu
                hồi trước lúc mới mua máy về nâng như nâng trứng, sau 1 năm thì tã vãi đái ra rồi vì cái tội hơi tý cài lại, hơi tý tháo máy vệ sinh =))
                liên quan vãi :sexy:

                Comment


                • #23
                  lâu rồi chưa update CV :shame:
                  dạo này tóc anh mọc lại chưa anh Khương
                  mấy cái CV liên quan gì đám tân sinh viên đại ca
                  Be different and always different
                  http://archlinuxvn.org/
                  http://theslinux.org
                  http://lab.infosec.xyz

                  Comment


                  • #24
                    next. Bước tiếp. Học...

                    Comment


                    • #25
                      Hãy tập sử dụng LinkedIn thay vì facebook. :funny:
                      _________________________________
                      Handphone No. : 0165 304 6757
                      Email : buihuuhiep.uit@gmail.com

                      Comment


                      • #26
                        Ra phần 8 senpai ơi,cuốn hút quá

                        Comment


                        • #27
                          Originally posted by 18520427 View Post
                          Ra phần 8 senpai ơi,cuốn hút quá
                          3 năm rồi ((
                          chắc senpai cưới vợ sinh con rồi

                          Comment


                          • #28
                            Originally posted by 19522244 View Post

                            3 năm rồi ((
                            chắc senpai cưới vợ sinh con rồi
                            Chưa nha bạn do mình... lười thôi =)))

                            Comment

                            LHQC

                            Collapse
                            Working...
                            X