Tin phía dưới nếu thành sự thật thì tương lai Việt Nam sẽ trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới.
P.S Mọi người hiểu ý mình chứ
Sẽ đưa tiếng Hoa vào dạy tiểu học, THCS
Bộ GD&ĐT vừa công bố xin ý kiến rộng rãi dự thảo chương trình tiếng Hoa cấp tiểu học và cấp THCS. Theo đó, tiếng Hoa sẽ được đưa vào giảng dạy ở hai cấp học này với số lượng 4 tiết/tuần.
Ở cấp tiểu học, mục tiêu hướng đến là bước đầu hình thành năng lực giao tiếp tiếng Hoa, trong đó chủ yếu là 2 kĩ năng nghe và nói; cung cấp kiến thức cơ bản và tối thiểu về tiếng Hoa, bao gồm ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và thông qua tiếng Hoa có hiểu biết ban đầu về con người, cuộc sống, văn hóa của người Hoa ở Việt Nam; xây dựng thái độ ham mê học tập tiếng Hoa, tăng cường nhận biết về vai trò của tiếng Hoa trong đời sống cộng đồng người Hoa.
Cấp trung học cơ sở, việc dạy tiếng Hoa hướng tới củng cố và phát triển năng lực giao tiếp tiếng Hoa, trong đó chủ yếu là 2 kĩ năng đọc và viết; cung cấp kiến thức cơ sở và đặc trưng về tiếng Hoa, bao gồm ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, phong cách và thông qua tiếng Hoa mở rộng hiểu biết về con người, cuộc sống, văn hóa của người Hoa và các dân tộc anh em ở Việt Nam; bồi dưỡng tình cảm yêu quý tiếng Hoa, nâng cao nhận thức về trách nhiệm giữ gìn và phát triển ngôn ngữ và văn hóa của người Hoa ở Việt Nam.
Ngữ liệu được xây dựng theo các chủ điểm cơ bản: gia đình, trường học, thiên nhiên, cộng đồng, đất nước, văn hóa dân tộc. Ngữ liệu phù hợp với tâm lý, tình cảm, nhận thức, thẩm mỹ của học sinh người Hoa ở Việt Nam. Nguồn ngữ liệu theo tỷ lệ 70% là của người Hoa ở Việt Nam (có điều chỉnh hợp lý theo từng lớp học).
Học sinh hoàn thành chương trình tiếng Hoa cấp tiểu học và cấp THCS, có kết quả kiểm tra cuối cùng đạt điểm 5 trở lên được xét cấp chứng chỉ tiếng dân tộc theo quy định.
P.S Mọi người hiểu ý mình chứ
Sẽ đưa tiếng Hoa vào dạy tiểu học, THCS
Bộ GD&ĐT vừa công bố xin ý kiến rộng rãi dự thảo chương trình tiếng Hoa cấp tiểu học và cấp THCS. Theo đó, tiếng Hoa sẽ được đưa vào giảng dạy ở hai cấp học này với số lượng 4 tiết/tuần.
Ở cấp tiểu học, mục tiêu hướng đến là bước đầu hình thành năng lực giao tiếp tiếng Hoa, trong đó chủ yếu là 2 kĩ năng nghe và nói; cung cấp kiến thức cơ bản và tối thiểu về tiếng Hoa, bao gồm ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và thông qua tiếng Hoa có hiểu biết ban đầu về con người, cuộc sống, văn hóa của người Hoa ở Việt Nam; xây dựng thái độ ham mê học tập tiếng Hoa, tăng cường nhận biết về vai trò của tiếng Hoa trong đời sống cộng đồng người Hoa.
Cấp trung học cơ sở, việc dạy tiếng Hoa hướng tới củng cố và phát triển năng lực giao tiếp tiếng Hoa, trong đó chủ yếu là 2 kĩ năng đọc và viết; cung cấp kiến thức cơ sở và đặc trưng về tiếng Hoa, bao gồm ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, phong cách và thông qua tiếng Hoa mở rộng hiểu biết về con người, cuộc sống, văn hóa của người Hoa và các dân tộc anh em ở Việt Nam; bồi dưỡng tình cảm yêu quý tiếng Hoa, nâng cao nhận thức về trách nhiệm giữ gìn và phát triển ngôn ngữ và văn hóa của người Hoa ở Việt Nam.
Ngữ liệu được xây dựng theo các chủ điểm cơ bản: gia đình, trường học, thiên nhiên, cộng đồng, đất nước, văn hóa dân tộc. Ngữ liệu phù hợp với tâm lý, tình cảm, nhận thức, thẩm mỹ của học sinh người Hoa ở Việt Nam. Nguồn ngữ liệu theo tỷ lệ 70% là của người Hoa ở Việt Nam (có điều chỉnh hợp lý theo từng lớp học).
Học sinh hoàn thành chương trình tiếng Hoa cấp tiểu học và cấp THCS, có kết quả kiểm tra cuối cùng đạt điểm 5 trở lên được xét cấp chứng chỉ tiếng dân tộc theo quy định.
Comment