Announcement

Collapse
No announcement yet.

Thế trận binh lực của Trung Quốc: Không quân dày đặc phía nam

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Thế trận binh lực của Trung Quốc: Không quân dày đặc phía nam

    Trung Quốc đang bố trí lực lượng hùng hậu gồm máy bay tiêm kích, cường kích và ném bom ở khu vực biên giới phía nam của nước này.
    Theo báo cáo Military and Security Developments Involving the People’s Republic of China 2012 của Bộ Quốc phòng Mỹ, không quân Trung Quốc hiện có 29 sư đoàn gồm các loại: máy bay tiêm kích, máy bay cường kích, máy bay ném bom và máy bay vận tải. Ngoài ra, 3 hạm đội hải quân nước này cũng được biên chế tổng cộng 6 sư đoàn máy bay chiến đấu. Trong đó, Trung Quốc hiện có tổng cộng 8 sư đoàn chiến đấu cơ và 1 sư đoàn máy bay vận tải ở khu vực sát biên giới phía nam. Cụ thể, số sư đoàn chiến đấu cơ tại đây gồm: 1 sư đoàn tiêm kích của quân khu Thành Đô, 4 sư đoàn tiêm kích và 1 sư đoàn ném bom của quân khu Quảng Châu, 2 sư đoàn gồm máy bay tiêm kích, cường kích và ném bom của hạm đội Nam Hải. Theo đó, một lực lượng máy bay chiến đấu đông đảo của Trung Quốc đang đồn trú trên đảo Hải Nam (cách quần đảo Hoàng Sa Việt Nam khoảng 430 km). Vùng sát biên giới phía nam trở thành khu vực tập trung lực lượng chiến đấu cơ Trung Quốc dày đặc nhất.

    Sơ đồ bố trí lực lượng không quân Trung Quốc - Đồ họa: Hoàng Đình
    Để tăng cường khả năng tác chiến cho lực lượng trên không hùng hậu, Bắc Kinh ra sức nâng cấp, hiện đại hóa các loại chiến đấu cơ. Về máy bay tiêm kích, Trung Quốc đang chủ yếu sử dụng các loại gồm J-7, J-8, J-10, J-11 do nước này tự sản xuất và Su-27, Su-30 được Nga chế tạo. Số máy bay trên hầu hết là chiến đấu cơ đa nhiệm, được trang bị đầy đủ các loại vũ khí gồm súng pháo, tên lửa đối không, đối hạm, tấn công mặt đất và bom. Tuy nhiên, Trung Quốc đang dần thay thế 2 dòng chiến đấu cơ J-7 và J-8 bằng các loại hiện đại hơn như J-10, J-11, JF-17. Gần đây, J-10, J-11 và JF-17 trở thành niềm tự hào của Bắc Kinh nhờ vào năng lực tác chiến tầm xa. Điển hình như máy bay tiêm kích đa năng J-10 có tốc độ tối đa trên 2.000 km/giờ, bán kính chiến đấu lên đến 1.600 km (khi được tiếp nhiên liệu trên không).
    Đối với máy bay cường kích, Trung Quốc chủ yếu dựa vào loại JH-7 có bán kính tác chiến lên đến 1.700 km. Ngoài ra, Bắc Kinh còn nâng cấp số máy bay ném bom H-6, vốn có nguồn gốc từ dòng Tu-16 của Nga, đạt bán kính chiến đấu 1.800 km và mang được 9 tấn bom, tốc độ xấp xỉ 1.000 km/giờ. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn bổ sung hàng chục máy bay do thám, cảnh báo sớm tối tân cho lực lượng không quân.
    Ngoài việc tăng cường năng lực không quân, Bắc Kinh còn phát triển nhiều dòng tên lửa tấn công. Đến nay, tên lửa DF-5 của Trung Quốc đạt tầm bắn lên đến 13.000 km, đủ sức bao trùm khu vực Nam Thái Bình Dương lẫn toàn bộ châu Phi.
    Phân bổ lực lượng không quân

    Quân khu
    Lực lượng
    Bắc Kinh
    3 sư đoàn máy bay tiêm kích
    2 sư đoàn máy bay vận tải
    Lan Châu
    2 sư đoàn máy bay tiêm kích
    1 sư đoàn máy bay ném bom
    Nam Kinh
    3 sư đoàn máy bay tiêm kích
    1 sư đoàn máy bay cường kích
    1 sư đoàn máy bay ném bom
    Quảng Châu
    4 sư đoàn máy bay tiêm kích
    1 sư đoàn máy bay ném bom
    1 sư đoàn máy bay vận tải
    Tế Nam
    2 sư đoàn máy bay tiêm kích
    1 sư đoàn máy bay cường kích
    Thành Đô
    2 sư đoàn máy bay tiêm kích
    1 sư đoàn máy bay vận tải
    Thẩm Dương
    3 sư đoàn máy bay tiêm kích
    1 sư đoàn máy bay cường kích
    Hạm đội Nam Hải
    2 sư đoàn chiến đấu cơ
    Hạm đội Đông Hải
    2 sư đoàn chiến đấu cơ
    Hạm đội Bắc Hải
    2 sư đoàn chiến đấu cơ
    (nguồn: Bộ Quốc phòng Mỹ)

    Lực lượng tên lửa tấn công của Trung Quốc

    Chủng loại
    Tầm bắn
    (km)
    Số lượng
    tên lửa
    Số lượng bệ phóng
    Tên lửa liên lục địa
    Trên 5.500
    50 - 75
    50 - 75
    Tên lửa đạn đạo tầm xa
    3.000 - 5.500
    5 - 20
    5 - 20
    Tên lửa đạn đạo tầm trung
    1.000 - 3.000
    75 - 100
    75 - 100
    Tên lửa đạn đạo tầm ngắn
    Dưới 1.000
    1.000 - 2.000
    200 - 250
    Tên lửa hành trình
    Trên 1.500
    200 - 500
    40 - 55
    Ngô Minh Trí
    -------------------------------------
    Đời là bể khổ.
    Quay đầu là bờ ai ngờ là đại dương.
    ------------------------------------------------------------------------

  • #2
    Dạo này này anh An để ý lực lượng quân sự của TQ ghê gớm quá!
    Giờ em mới biết là mấy cái tên lửa tầm xa xa là cứ 1 tên lửa là 1 bệ phóng, phí quá!

    Comment

    LHQC

    Collapse
    Working...
    X