Announcement

Collapse
No announcement yet.

Cập nhật thông tin về biển đông

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Originally posted by doimotgiacmo View Post
    Bạn up thiếu 1 thông tin quan trọng nè, vnexpress vừa đưa tin :"Bộ trưởng bộ quốc phòng Trung Quốc phẫn nộ trước việc tài cá Việt Nam đâm chìm tàu chiến của Trung Quốc":funny:
    nên biết chỗ nào nên up những cái này chứ!
    Originally posted by Silverwolf View Post
    Nói ra thì buồn chứ bây h thằng Trung Quốc nó đụng binh đao thì VN chết chắc. :stick:
    Bằng chứng là từ hồi nó chiếm Hoàng Sa tới giờ, VN không những ko đòi lại được, mà còn để Trường Sa cho nó xâm lấn nữa, bao nhiêu lần lên Thời Sự, nghe bộ ngoại giao VN phản đối TQ này nọ mà chả thấy ăn thua gì.
    bằng chứng của chú định chứng minh cái gì thế? gia cát dự à @@

    Originally posted by 08520195 View Post
    "GIÚP" là do chú - 1 người VN - tự nghĩ như thế. Liệu dân Cam có nghĩ như thế không ? Theo tôi ngày xưa đem quân qua Cam đã là 1 sai lầm
    thì em là người Việt Nam và em đang nói như một người Việt Nam mà )
    mang quân qua Cam chưa chắc đã là sai lầm, cái sai lầm là cách đánh polpot, để dai dẳng quá lâu, thiệt hại lại quá nặng!
    -----------------------------
    Mai Văn Khải
    Software Engineering, University Information of Technology
    a07d26eb5cbc98f77b36a461eb629456

    Comment


    • #32
      Originally posted by 08520195 View Post
      Biết là đánh Polpot, nhưng tại sao ĐÁNH XONG MÀ Ở LẠI QUÁ LÂU?
      Biết là Tàu kích động Polpot, sao còn mắc mưu, để nó có cái cớ mà trừng phạt mình?
      Biết mình vừa giải phóng, đang nhận được sự ủng hộ của bạn bè quốc tế, sao lại đem quân qua Cam để bị thế giới lên án?
      Biết là cần yên ổn biên giới Tây Nam, sao không đem quân về vùng đó là được, cần gì tràn qua biên giới nước khác?

      VN đó giờ coi Cam như là đệ tử, dân hạng 2. Bây giờ thấy nó ngả phe khác thì các bác lên chửi rủa. Nói chung là khi xưa làm gì thì bây giờ gánh chịu hậu quả, thế thôi.
      chú nói ngang như cua... thằng PolPot lúc đó có thằng TQ hậu thuẫn... rút về khi chính quyền Campuchia chưa đủ mạnh, nó quay lại nó hốt đẹp thì cũng như không. Chú ngồi đọc hết mấy cuốn hồi kí thì rõ... Trong đó có cuốn của tướng Phạm Văn Trà và một số hồi kí của các anh lính đã từng tham chiến thì biết...

      Còn chuyện thằng Tàu nó đánh mình là do nó manh động... thế đó thì phải chịu... Chứ giờ phía Bắc, phía Tây nó dàn quân hăm he. Nội tiền duy trì quân ở biên giới để phòng thủ đủ làm nghèo VN rồi... Đó là cái kế hiểm của thằng TQ để chơi VN vì cái tội dám theo anh Nga.... nhưng mà nó ko ngờ VN dám đánh Cam nên nó buộc phải đánh VN để răn đe. chú đọc hồi kí của các tướng sẽ thấy... chả dễ dàng gì khi quyết định đánh Campuchia đâu...

      Còn chuyện dân Cam cảm kích hay oán hận thì tui chắc mẩm là có người cảm ơn có người hận... như VN giờ vẫn còn một lũ cờ vàng ba que ôm hận mấy chục năm nay ở Hải Ngoại, chỉ chực chờ VN có gì là chọc ngoáy... cùng là người Việt với nhau còn như vậy nói gì người Campuchia. Ai hưởng lợi từ Polpot thì hận Việt Nam, còn ai hưởng lợi từ VN thì cảm kích... đó là lẽ thường

      Chào các bạn! Trước đây mình được đọc một số hồi ký của các cựu chiến binh đã từng chiến đấu trên chiến trường Tây Nam(K). Một chiến trường mà chúng ta được tiếp cận rất ít những tài liệu và
      Last edited by 08520229; 30-07-2012, 13:49.
      Một khẩu súng giữ hai trời Nam Bắc,
      Một dấu chân in màu đất hai miền.

      ------------------------------------------------------

      Comment


      • #33
        Originally posted by 08520229 View Post
        chú nói ngang như cua... thằng PolPot lúc đó có thằng TQ hậu thuẫn... rút về khi chính quyền Campuchia chưa đủ mạnh, nó quay lại nó hốt đẹp thì cũng như không. Chú ngồi đọc hết mấy cuốn hồi kí thì rõ... Trong đó có cuốn của tướng Phạm Văn Trà và một số hồi kí của các anh lính đã từng tham chiến thì biết...

        http://danluat.thuvienphapluat.vn/bi...px?PageIndex=3
        Giỏi quá, giỏi quá thế bây giờ được cái gì? Tôi chỉ cần nhìn vào kết quả thôi. Làm dân Cam nó ghét thì giờ đừng có ngồi chửi rủa. Nói như chú thì các quốc gia trên thế giới có quyền đem quân qua đánh và chiếm nước khác để "đề phòng trường hợp bên kia mạnh nó qua hốt mình" à nếu thế t sẽ vote cho Israel qua đánh chiếm Iran có được không ?

        Tự huyễn hoặc nước đi của mình là cao siêu, là diệu kế. Hóa ra mấy chục năm sau con cháu trả giá đắt
        Bùm, Maria Ozawa Bin Laden, chuyên gia cưa bom hàng đầu Việt Nam
        Bùm, Maria Ozawa Bin Laden, chuyên gia cưa bom hàng đầu Việt Nam
        Bùm, Maria Ozawa Bin Laden, chuyên gia cưa bom hàng đầu Việt Nam
        Bùm, Maria Ozawa Bin Laden, chuyên gia cưa bom hàng đầu Việt Nam
        ...

        Comment


        • #34
          Originally posted by 08520195 View Post
          Giỏi quá, giỏi quá thế bây giờ được cái gì? Tôi chỉ cần nhìn vào kết quả thôi. Làm dân Cam nó ghét thì giờ đừng có ngồi chửi rủa. Nói như chú thì các quốc gia trên thế giới có quyền đem quân qua đánh và chiếm nước khác để "đề phòng trường hợp bên kia mạnh nó qua hốt mình" à nếu thế t sẽ vote cho Israel qua đánh chiếm Iran có được không ?

          Tự huyễn hoặc nước đi của mình là cao siêu, là diệu kế. Hóa ra mấy chục năm sau con cháu trả giá đắt
          đắt đỏ gì ở đây... chỉ có mấy đứa trên facebook với tụi NKYN chửi Campuchia chứ có ai nói gì họ đâu... họ cũng vì lợi ích quốc gia của họ chứ, trên các phương tiện truyền thông chính thống có bài nào "chửi" Campuchia hay chưa??? Vừa rồi Hunsen sang thăm Việt Nam cũng được đón tiếp đàng hoàng đấy thôi, bản chất họ có chút xíu lợi ích gì ở Biển Đông đâu mà bắt họ theo mình??? thằng Phil nó vừa điêu đứng vì chiến tranh chuối của TQ xong, bài học nhỡn tiền ngay trước mắt Cam... nếu là VN ở vào vị trí của Cam thì cũng ngậm bồ hòn làm ngọt thôi... Còn chuyện thời chiến tranh biên giới Tây Nam... đánh Campuchia là sai lầm vì thương vong quá lớn, nhưng ko đánh cũng sai lầm vì duy trì một lực lượng lớn quân thì kinh tế VN chịu không nổi... khi đó ta chỉ chọn phương án ít tệ hơn thôi, giờ nếu như vào vị thế như ngày đó... chắc chắn cũng đem quân qua đập Cam... chỉ khác là lúc đó sẽ gọi là liên quân Asean hay cái gì đại loại thế để giảm thương vong thôi....


          "đề phòng trường hợp bên kia mạnh nó qua hốt mình" => cái này chú hỏi anh Mỹ là rõ nhất... nhưng VN đánh CAM có phải là đề phòng đâu... chú làm ơn đọc kĩ comment của mình đi rồi phán... Ngay cuối năm 75 đầu 76, Polpot đã dàn quân ở Biên Giới Tây Nam... lâu lâu lại thọc qua đánh Việt Nam... Hàng ngàn dân thường bị thảm sát... chú gọi đó là VN "đề phòng" à... VN đã nỗ lực đàm phán... nhưng khỏi nói cũng biết là cóc có kết quả gì. Pot tự tin có TQ hậu thuẫn nên đâu có coi VN ra gì... sau đó VN mới quyết định đánh Cam... diệt pot... nhưng mà diệt xong chả lẽ để nước CAM trống hoác thế à, với lại đem quân đánh người ta cũng phải có lý chứ. Lúc đó Hunsen hợp tác với VN thành lập mặt trận dân tộc giải phóng Campuchia, VN hướng dẫn về quân sự, còn đường lối chính trị là do chính người Campuchia tự xây dựng. Khi đuổi được Polpot qua Thái rồi thì Hunsen lên nắm chính quyền... nhưng trong tay lực lượng quân sự còn quá yếu, trong khi VN khi đó lại quá nghèo để có thể tặng VK hạng nặng cho quân Campuchia như Mỹ, còn đào tạo sĩ quan quân sự thì lại mất ít nhất là 2-3 năm cho một lứa hạ sĩ quan... trong khi thằng Polpot thì được TQ hậu thuẫn canh me đâm chọt--> ko để quân lại để giúp CAM thì Hunsen húp cháo mà sự hi sinh hàng ngàn lính tình nguyên VN cũng trở nên vô nghĩa... Khi quân Cam mạnh rồi, VN rút về đấy thôi - dĩ nhiên một phần cũng là do sức ép của dư luận quốc tế... nhưng bản chất là chính quyền CAM khi đó đã vững rồi, ko sợ pot nữa
          Last edited by 08520229; 30-07-2012, 14:17.
          Một khẩu súng giữ hai trời Nam Bắc,
          Một dấu chân in màu đất hai miền.

          ------------------------------------------------------

          Comment


          • #35
            Trung Quốc đang tính gì ở Biển Đông?

            Bị mê hoặc bởi trữ lượng dầu khí đáy biển, lợi dụng những điểm yếu của các bên tranh chấp ở quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc mở đợt tấn công bằng hải quân và chiếm quần đảo này. Lịch sử có thể sẽ lặp lại.
            Đây là ý kiến của Jim Holmes, giáo sư về chiến lược tại Trường Hải quân Mỹ và là đồng tác giả của nghiên cứu Red Star over the Pacific: China's Rise and the Challenge to U.S. Maritime Strategy, tạm dịch: Sao đỏ trên Thái Bình dương: sự trỗi dậy của Trung Quốc và thách thức đối với chiến lược hải dương của Mỹ. Trên tạp chí Foreign Policy số tháng 7, ông phân tích về việc tại sao Trung Quốc lại hung hăng mạnh trong thời gian gần đây, và âm mưu tiếp theo của nước này là gì.


            Trung Quốc là nước có lực lượng hải quân mạnh nhất trong các bên tranh chấp ở Biển Đông. Trong ảnh là đội tàu tên lửa cao tốc tàng hình của hải quân nước này, mới ra mắt năm ngoái. Mỗi tàu này trị giá tới 40 triệu USD, được trang bị tên lửa và khả năng tấn công chớp nhoáng. Ảnh: Chinamil
            Để biện minh cho hành động chiếm Hoàng Sa, Bắc Kinh viện dẫn lịch sử, trong đó có chi tiết đô đốc Trịnh Hòa đời Minh từng đến thăm các hòn đảo này, và áp đặt cái gọi là chủ quyền không thể tranh cãi đối với hầu hết Biển Đông.


            Cuộc hải chiến nói trên diễn ra ngày 17/1/1974.

            Lịch sử thường không lặp lại y hệt, nhưng chắc chắn ăn vần. Lúc đó, Trung Quốc đã khai thác điểm yếu của chính quyền Nam Việt Nam để chiếm quần đảo Hoàng Sa. Bây giờ, Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã công bố kế hoạch thiết lập một trạm đồn trú tại Tam Sa, một thành phố mới được thành lập trên Đảo Phú Lâm với diện tích 0,8 dặm vuông ở quần đảo Hoàng Sa. "Tam Sa" tự cho mình quyền quản lý hành chính đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cùng các vùng biển liền kề.

            Đây là động thái mới nhất của Trung Quốc trong chiến dịch củng cố tuyên bố đòi tất cả các vùng biển và các đảo nằm trong một "đường chín khúc", thâu tóm hầu hết Biển Đông, bao gồm cả phạm vi thuộc các vùng đặc quyền kinh tế của các nước nằm quanh Biển Đông. Tháng này, một tàu khu trục Trung Quốc bị mắc cạn trong khu EEZ của Philippines sau khi bị cho là đã nổ súng vào ngư dân Philippines. Sự kiện trên xảy ra ngay sau một tuyên bố của Trung Quốc vào cuối tháng sáu rằng các đơn vị Hải quân của PLA sẽ bắt đầu "tuần tra sẵn sàng chiến đấu" trong các vùng biển tranh chấp.

            Đọc thêm: Trung Quốc lập đội tuần tra ứng chiến
            Một lần nữa Bắc Kinh dường như đang xem xét đến vũ lực. Tuy nhiên không giống như năm 1974, lần này các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang sử dụng sức mạnh quân sự vào thời điểm mà ngoại giao thời bình dường như mang lại cho họ một cơ hội tốt để thắng mà không cần phải đánh. Chính sách ngoại giao đó có thể được mô tả là "cây gậy nhỏ", thực chất là ngoại giao pháo hạm nhưng không cần triển khai pháo hạm thực thụ.

            Các chiến lược gia Trung Quốc có quan điểm khá rộng về sức mạnh trên biển - một sức mạnh bao gồm cả hàng hải phi quân sự. Năm 1974, bộ máy tuyên truyền của Trung Quốc đã nói đến vai trò của các ngư dân đã hành động như lực lượng bán quân sự. Các đội tàu đánh cá Trung Quốc có thể đến mọi nơi và làm những điều mà các đối thủ hoặc phải dùng quân sự để phản ứng hoặc phải từ bỏ quyền của mình.

            Đọc thêm: Trung Quốc rầm rộ đưa tàu cá vào Biển Đông

            Các con tàu không vũ trang của các cơ quan dân sự, như hải giám hay cảnh sát biển, có cấp độ sức mạnh cao hơn. Còn hạm đội Hải quân PLA được hỗ trợ với các máy bay chiến thuật có căn cứ trên bờ, các loại tên lửa, tàu chiến tấn công được trang bị tên lửa và tàu ngầm đại diện cho sức mạnh cao nhất.

            Nếu dùng "cây gậy nhỏ", Bắc Kinh có thể phái các tàu hải giám, đưa tàu ngư dân đi đánh cá trong vùng tranh chấp - như cách họ vẫn làm trước đây - để không quá phô trương trong việc bắt nạt các nước khác, và như vậy không mở cửa cho các cường quốc khác tham gia giải quyết tranh chấp. Tại sao họ không làm như vậy, dù đó có thể là chiến lược đầy hứa hẹn với Bắc Kinh?

            Bởi vì ngoại giao "cây gậy nhỏ" đòi hỏi thời gian.

            Nó cần tạo ra sự kiện trên thực địa - giống như Tam Sa - để từ đó ép buộc những người khác tin rằng thách thức lại thực tế là vô nghĩa.

            Các đối thủ khác đòi chủ quyền ở Biển Đông đang tự vũ trang. Họ có thể sở hữu các phương tiện quân sự đủ để đối lại mối đe dọa từ Trung Quốc, hoặc chí ít cũng làm cho Trung Quốc phải trả giá cao hơn nếu muốn áp đặt ý chí của mình. Ngoài ra, các nước Đông Nam Á đang tìm kiếm sự giúp đỡ từ các nước hùng mạnh bên ngoài như Mỹ. Mặc dù Washington không đưa ra quan điểm chính thức đối với các vụ tranh chấp trên biển. Đương nhiên là Mỹ có cảm tình với các nước trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Một số nước, như Philippines, là đồng minh được quy định trong hiệp ước, trong khi các chính phủ của Mỹ nhiều năm qua đã có quan hệ hữu nghị với Việt Nam.

            Do đó, các nhà lãnh đạo Trung Quốc có thể tin rằng họ phải hành động hoặc ngay bây giờ hoặc sẽ không bao giờ còn có thể. Họ cho rằng hành động trực tiếp có thể sẽ mang lại ít hậu quả hơn, họ chấp nhận bất cứ giá nào, mức độ nguy hiểm và phản ứng ngoại giao nào trong ngắn hạn.

            Động cơ của Trung Quốc vẫn không có gì thay đổi đáng kể trong những thập kỷ qua. Bản đồ mà trên đó có in đường chín đoạn là một ấn phẩm từ những năm 1940, chứ không phải điều gì họ mơ ra trong những năm gần đây. Chính quyền Tưởng Giới Thạch đã xuất bản tấm bản đồ này trước khi chạy sang Đài Loan, và hiện Bắc Kinh đang sử dụng nó.

            Nay cũng như trước kia, đường chín đoạn này biểu hiện sự quan tâm và tham vọng của Trung Quốc. Trữ lượng dầu mỏ và khí đốt tự nhiên được cho là rất giàu có dưới đáy biển luôn ám ảnh những người chủ trương mở rộng hàng hải - đặc biệt là Đặng Tiểu Bình, cha đẻ của cải cách kinh tế và chủ trương mở cửa của Trung Quốc. Nhiên liệu và các nguyên liệu khác vẫn rất quan trọng cho công cuộc phát triển quốc gia của Trung Quốc, ba thập kỷ sau khi Đặng Tiểu Bình phát động.

            Động lực phá thế bao vây của các siêu cường cũng tác động đến tính toán chiến lược của Trung Quốc. Đến cuối thập kỷ 1970, ông Đặng đi đến kết luận rằng Liên Xô khi đó đang theo đuổi một “chiến lược quả tạ” nhằm đưa hải quân Liên Xô lên vị thế thống soái ở Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương. Eo Malacca là cầu nối hai đại dương. Khi đó Liên Xô đã đàm phán để có được căn cứ quân sự tại cảng Cam Ranh sau khi Việt Nam thống nhất.

            Bắc Kinh có lẽ coi Chiến lược biển của Mỹ năm 2007 giống như sự lặp lại của chiến lược quả tạ của Moscow, bởi nó cũng xác định ưu tiên củng cố và mở rộng sự thống trị trên đại dương của Mỹ ở Ấn Độ dương và Tây Thái bình dương. Các nhà chiến lược Trung Quốc luôn băn khoăn về cái họ cho là kế hoạch bao vây của Mỹ, đặc biệt là khi Mỹ "chuyển trọng tâm" sang châu Á. Đối với Trung Quốc, dường như mọi nguy cơ cũ đang tái hiện.

            Danh dự cũng là một động lực thúc đẩy hành động của Bắc Kinh. Lấy lại danh dự và niềm kiêu hãnh của Trung Quốc sau một "thế kỷ bị sỉ nhục" dưới bàn tay của kẻ chinh phục đường biển là một động lực chủ yếu trong hành động của Trung Quốc trong năm 1974. Ngày hôm nay vẫn còn như vậy. Các vùng biển East Sea và South China Sea (Hoa Đông và Biển Đông) từ lâu được người Hoa coi là ngoại vi lịch sử của đất nước họ. Trung Quốc phải tự làm cho mình có ưu thế trong các khu vực này.

            Trong dân chúng Trung Quốc kỳ vọng đang cao ngất trời. Trung Quốc có lực lượng hải quân và quân sự vượt trội áp đảo so với bất kỳ đối thủ cạnh tranh riêng rẽ nào ở Đông Nam Á. Philippines không thể nói là có hải quân, bởi các tàu tuần tra của tuần duyên Mỹ thải ra đang là những tầu chiến mạnh nhất của nước này. Nhưng Philippines sẽ hiện đại hóa quân đội. Việt Nam có biên giới chung với Trung Quốc và lục quân mạnh. Năm ngoái Việt Nam công bố kế hoạch mua sáu tầu ngầm lớp Kilo có trang bị ngư lôi và tên lửa chống tầu của Nga. Trung Quốc sẽ tìm cách thâu tóm lợi ích ngay trước khi các đối thủ Đông Nam Á bắt đầu chống lại một cách có hiệu quả.

            Vào lúc này, cơ hội thâu tóm cho Bắc Kinh có thể nói là vẫn còn. Ngoại giao Trung Quốc vừa lập được một cú khi khiến các nước ASEAN không ra được tuyên bố chung sau cuộc họp ở Campuchia. Washington đã công bố kế hoạch "tái cân bằng" lực lượng Hải quân Mỹ, chuyển khoảng 60% số tàu về khu vực Thái Bình Dương và Ấn Độ dương. Tuy nhiên, sự tái cân bằng là một công việc khiêm tốn. Hơn một nửa lực lượng Hải quân Mỹ đã có mặt trong khu vực này, và tái cân bằng sẽ diễn ra chậm chạp, kéo dài trong tám năm tới. Nhóm bốn tàu chiến bờ biển của Mỹ sẽ chuyển cho Singapore cũng sẽ không làm được gì để cân bằng lực lượng hải quân ở Đông Nam Á. Đây không phải là những tàu chiến thiết kế để đánh trận với các tàu chiến của hải quân Trung Quốc.

            Tuy nhiên sau khi đã đề ra nguyên tắc là hầu hết lực lượng hải quân Mỹ phải coi Thái Bình Dương và châu Á là nhà, Washington luôn có thể đẩy nhanh tiến trình tái cân bằng lực lượng ở đây, chuyển thêm lực lượng về đây và thâm chí có thể thương lượng về quyền tiếp cận căn cứ với các nước trong hoặc xung quanh Đông Nam Á. Bắc Kinh hiểu rõ điều này.

            Bắc Kinh có thể đã đi kết luận rằng ngoại giao kiên nhẫn sẽ tước mất tham vọng của họ ở Biển Đông. Trong mắt của người Trung Quốc thì tốt hơn hết là hành động ngay từ bây giờ để chặn trước một cuộc cạnh tranh. Bài học năm 1974 với họ là: Thời gian là tất cả.

            Phạm Ngọc Uyển (Theo Foreign Policy)
            link bài viết: http://vnexpress.net/gl/the-gioi/pha...i-o-bien-dong/
            Trần Trung Ngôn UIT-CE 08520257
            My Blog

            Comment


            • #36
              'Bản đồ cổ đã đập tan những luận điệu của Trung Quốc'

              Những tấm bản đồ như “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” đã vạch rõ, đập lại luận điệu mà vẫn Trung Quốc vẫn rêu rao, tạo lợi thế cho Việt Nam nếu đưa vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa ra đàm phán hoặc lên tòa án quốc tế.

              Là người từng bảo vệ thành công luận án tiến sĩ về luật biển tại Bỉ, ông Nguyễn Toàn Thắng, cho rằng, những tấm bản đồ cổ như Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ hoàn toàn có thể sử dụng được trong quá trình đàm phán với Trung Quốc. Đây là một chứng lý có lợi cho Việt Nam khi đặt trong hồ sơ đến cơ quan tài phán quốc tế.

              Tuy nhiên, tiến sĩ Thắng lưu ý, đây chỉ là một loại bằng chứng và giá trị không phải ở tính riêng rẽ. Muốn khẳng định và thuyết phục được về chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa tại cơ quan tài phán quốc tế, thì Việt Nam phải có hồ sơ đầy đủ bằng chứng về pháp lý, lịch sử, tài liệu cho đến việc chiếm hữu trong thực tế. Các loại bằng chứng này bổ trợ cho nhau thì mới có giá trị.


              Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ ấn hành năm 1904 với cực nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam. Ảnh: N.H.
              “Việt Nam phải chứng minh được toàn bộ quá trình lịch sử là mình chiếm hữu như thế nào, thực thi việc quản lý ra sao, có liên tục không... Không thể dựa vào một bằng chứng mà khẳng định ngay được”, ông Thắng phân tích.

              Chuyên gia ngành luật quốc tế này cho hay, để chứng minh chủ quyền đối với các quần đảo trên Biển Đông, Trung Quốc cũng có những cách làm riêng rất đáng lưu tâm. Đơn cử như việc thay vì trưng ra các bản đồ tương tự như Việt Nam tìm thấy thì Trung Quốc đẩy mạnh tìm kiếm các di vật khảo cổ ở Hoàng Sa như một cách để phản hồi. Dù cách làm này không đi sâu về mặt pháp lý (và thậm chí không loại trừ việc phát hiện di vật là “ngụy tạo”) song, tiến sĩ Thắng cho rằng, nó có tác dụng về mặt tuyên truyền kiểu như phổ cập thông tin "xuất hiện, có mặt trên thực địa trước". Dư luận vì thế sẽ cho rằng Trung Quốc cũng có lý.

              “Đó là một 'chiêu' tuyên truyền để lấy dư luận, còn giá trị pháp lý thì phải tranh luận chứ không khẳng định ngay được. Trong thực tế, bên nào chứng minh được việc quản lý nhà nước trong thời gian dài hơn, thuyết phục hơn thì đấy là bằng chứng quan trọng để xem xét”, tiến sĩ Thắng nói.

              Chia sẻ quan điểm với tiến sĩ Nguyễn Toàn Thắng, ông Hoàng Việt (Quỹ nghiên cứu Biển Đông) cho rằng, với các tấm bản đồ cổ được công bố trong thời gian qua để đưa ra tòa án quốc tế là một câu chuyện dài. Đi kèm với các bản đồ đó còn cần rất nhiều chứng lý khác, đặc biệt là về việc thực thi chủ quyền.

              Tuy nhiên, những bằng chứng như Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ đã góp phần vạch rõ, đập lại luận điệu mà từ trước tới nay Trung Quốc vẫn rêu rao rằng, mình là người đầu tiên phát hiện, nghiên cứu, đo vẽ về Hoàng Sa, Trường Sa. “Trung Quốc đến đó lúc nào, đến bằng cái gì, Có ghi lại đâu? Theo logic, khi anh đã đưa ra bằng chứng không chính xác, làm sao anh kết luận được?”, ông Việt phân tích.


              Trong khi đó, trong An Nam đại quốc họa đồ ấn hành từ đầu thế kỷ 19 đã có xác định vị trí quần đảo Hoàng Sa với tên gọi Paracel - Cát Vàng (mũi tên chỉ). Ảnh: Tư liệu.
              Theo ông, qua các triều đại Trung Quốc, có rất nhiều bản đồ được lưu lại nhưng tất cả bản đồ trước năm 1909 đều không nói tới Hoàng Sa, Trường Sa. Không chỉ thế, từ chính sử cho tới địa phương chí cũng không nhắc tới hai quần đảo này. Những cái Trung Quốc rêu rao gần đây chỉ là “ngụy tạo, bịa đặt”. Trong hoàn cảnh đó, những bản đồ cổ được công bố trong thời gian qua là lợi thế để làm cho dư luận, làm cho thế giới hiểu đúng về chủ quyền biển, đảo của Việt Nam.

              Theo học giả Dương Danh Dy, bản đồ vừa được tiến sĩ Mai Ngọc Hồng công bố, trao tặng bảo tàng lịch sử Quốc gia là một “bằng chứng thật”. Nó ngay lập tức khiến dư luận Trung Quốc lúng túng. Tuy nhiên, ông Dy lưu ý, có những giai đoạn dài, Việt Nam đã buông lỏng trận địa truyền thông về chủ quyền biển đảo, để mặc Trung Quốc lũng đoạn.
              Nguyễn Hưng
              link bài viết: http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2012/...ua-trung-quoc/
              Trần Trung Ngôn UIT-CE 08520257
              My Blog

              Comment


              • #37
                Thắp sáng Trường Sa bằng 'điện sạch'

                Mỗi khi đêm xuống, dàn đèn quanh các đảo ở Trường Sa lấp lánh như chuỗi kim cương giữa biển khơi. Đèn được thắp sáng liên tục nhờ công sức bền bỉ của con người, mang điện mặt trời và gió đến.
                Dự án tổng thể năng lượng sạch chiếu sáng quần đảo Trường Sa và Nhà Dàn DK" vừa đoạt giải Năng lượng toàn cầu năm 2012, thắp sáng 48 đảo và nhà dàn thuộc quần đảo Trường Sa.

                Được triển khai từ năm 2007 đến 2010, dự án đã mang đến nguồn ánh sáng cho Trường Sa. Trước khi có dự án, Trường Sa chỉ có điện vài tiếng đồng hồ mỗi ngày. Đến nay, các đảo được thắp sáng liên tục, đảm bảo đủ điện sinh hoạt. Dự án đã lắp đặt hơn 5.700 tấm pin năng lượng mặt trời, 120 tua bin gió, hơn 4.000 bình ắc quy, gần 1.000 bộ đèn LED sử dụng năng lượng mặt trời chiếu sáng sân đường, tường kè...
                Trong số các công việc của quá trình thi công, khâu vận chuyển thiết bị và lắp đặt là khó nhất. Các chuyên viên kỹ thuật của Công ty Solar BK - đơn vị triển khai dự án, phải làm việc trong các điều kiện thiếu thốn nhiều thứ.
                Công nhân vận chuyển thiết bị từ đất liền ra các đảo. "Có những đảo sóng rất cao. Hàng phải chở bằng cano, thuyền nhỏ vào bờ", ông Lê Quang Dư, phụ trách kỹ thuật của công ty, cũng vừa đi bảo trì thiết bị từ Trường Sa về, cho biết.

                "Nếu gặp sóng lớn lật thuyền là mất máy móc, thiết bị ngay. Một lần, hai chiếc thuyền nhỏ của chúng tôi bị sóng đánh va đập vào nhau, một kỹ thuật viên thoát chết trong gang tấc".
                Ông Đỗ Công Thành, Phó tổng giám đốc Công ty Solar BK, cho biết việc thi công ở các nhà dàn đặc biệt nguy hiểm, phải lợi dụng sóng và có kinh nghiệm mới có thể đưa thiết bị lên nhà dàn. "Khi thi công ban đêm trên đảo, thiếu điện, chúng tôi phải bỏ đèn vào xe đẩy đưa tới nơi cần lắp đặt. Mọi người làm việc ngày đêm mà vẫn cố gắng hết sức để thi công", ông Thành tâm sự.
                Thợ kỹ thuật leo lên cao lắp các tuabin gió. Mỗi nhóm kỹ sư ra Trường Sa có kế hoạch 15-20 ngày hoàn tất lắp đặt, nhưng thực tế đến gần 40 hoặc 50 ngày mới xong.
                Công nhân lắp đặt tấm thu năng lượng mặt trời trên mái nhà ở đảo.
                Hệ thống thắp sáng và tuabin gió trên đảo.
                Một trụ đèn chạy bằng pin năng lượng mặt trời tỏa sáng kè đảo vào ban đêm.
                Khi đêm xuống, dàn đèn quanh đảo như một chuỗi ngọc trang sức cho biển đảo ở Trường Sa.
                Kiên Cường
                (Ảnh: Solar BK)
                link bài viết: http://vnexpress.net/gl/khoa-hoc/201...ang-dien-sach/

                Mong mọi người giúp sức.
                Trần Trung Ngôn UIT-CE 08520257
                My Blog

                Comment


                • #38
                  Các bác phải hết sức bình tĩnh, tránh manh động, tránh bức dây động rừng:happy:
                  ----------------------Lê Văn Lịch - CNPM 5 - 533 -----------------------
                  Giường số 2, phòng 108, tầng 1, nhà A19, ktx ĐH Quốc gia, Thủ Đức, tp.HCM, Việt Nam, Đông Nam Á, Châu Á, Trái Đất, Thái Dương hệ, Ngân Hà.........., 1 hạt bụi nhỏ.:sosad:

                  Comment


                  • #39
                    nếu một ngày nào đó có chiến tranh xảy ra liệu bạn sẽ mạnh giạn xung phong ra chiến trường không?

                    Comment


                    • #40
                      Originally posted by 08520126 View Post
                      nếu một ngày nào đó có chiến tranh xảy ra liệu bạn sẽ mạnh giạn xung phong ra chiến trường không?
                      ở nhà chế bom nguyên tử hợp lý hơn :funny:
                      Một khẩu súng giữ hai trời Nam Bắc,
                      Một dấu chân in màu đất hai miền.

                      ------------------------------------------------------

                      Comment


                      • #41
                        Cách này xài được không



                        Và đây là tuyên bố về chủ quyền VN không thể chuẩn hơn:vip:



                        Cuối cùng , tuy chuyện này có thật , nhưng em cũng là một troller đó ạ:sunglasses:



                        Extra ::hungry:


                        Comment


                        • #42
                          Originally posted by bichngoc88
                          Em ủng hộ bác nhiệt tình à,cơ mà bác nghĩ liệu bác làm chân gì trong công cuộc chế tạo bom nguyên tử đó nhỉ ?
                          test thử chất lượng :beatbrick::beatbrick:
                          Hãy đếm những điều mà bạn hạnh phúc, đừng đếm những điều phiền muộn :baffle:

                          Comment


                          • #43
                            Theo k7 nghĩ nên mời vị Đại tá đã nói chuyện trong trung tâm GDQP về các trường đại học để nói về chuyện này! ^^ có ai tin trog vòng 90p cả hội trường đều chăm chú lắng nghe và vổ tay hem? :happy:
                            Lúc mới vào UIT :byebye:
                            Học xong năm 1: :haha:
                            Học xong năm 2: :sexy:
                            Học xong năm 3: :baffle:

                            Comment


                            • #44
                              ai thì tôi không biết chứ tôi thì sẽ ngồi nge hết cho dù là 1 ngày
                              Originally posted by 12520018 View Post
                              Theo k7 nghĩ nên mời vị Đại tá đã nói chuyện trong trung tâm GDQP về các trường đại học để nói về chuyện này! ^^ có ai tin trog vòng 90p cả hội trường đều chăm chú lắng nghe và vổ tay hem? :happy:

                              Comment

                              LHQC

                              Collapse
                              Working...
                              X