CHUẨN BỊ TINH THẦN “XUNG TRẬN”
Thường thì khi bắt đầu làm một việc gì cũng vậy, chúng ta luôn có nhiều câu hỏi đặt ra cho mọi tình huống và một khi chuẩn bị tinh thần để xử lý tốt đẹp thì làm việc gì, đi đến đâu chúng ta cũng rất tự tin, không phải “phập phiều”lo lo sợ sợ. Đối với người biết lo xa thường có những câu hỏi đại loại như sau:
<table style="border-collapse: collapse; " height="222" width="100%" cellpadding="7" cellspacing="0"><tbody><tr><td height="26" valign="TOP" width="51%"> Trung tâm Giáo dục Quốc phòng ở đâu vậy ta?
</td><td rowspan="3" height="166" valign="TOP" width="49%" align="center">
</td></tr><tr><td height="72" valign="TOP" width="51%">
</td></tr><tr><td height="40" valign="TOP" width="51%">
</td></tr><tr><td colspan="2" height="28" valign="TOP">
</td></tr></tbody></table> ĐẾN TRUNG TÂM BẰNG CÁCH NÀO NHỈ?
<table style="border-collapse: collapse; " width="100%" cellpadding="7" cellspacing="0"><tbody><tr><td valign="TOP" align="justify">
</td></tr><tr><td valign="TOP" align="justify">Hai là đi bằng phương tiện cá nhân cho tiện, nhưng coi chừng "anh hai" cảnh sát giao thông “bắt giò” nhé.
</td></tr><tr><td valign="TOP" align="justify">Nhưng thôi, đi đến trường chi cho mất công vòng vo tam quốc, “go" bằng xe buýt là số “dzách” vừa mát, vừa rẻ lại an toàn, biết đâu còn làm quen được vài bạn sinh viên các trường như ĐH Nông Lâm, ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc tế, Khoa Kinh tế ĐHQG… ui da … toàn là các bạn dễ thương không hà.
</td></tr><tr><td valign="TOP" align="justify">Ý cha cha, có quá nhiều “anh buýt” mình mới lên Thủ Đức lần đầu biết đi “anh buýt” nào cho đúng tuyến đây ta?.
</td></tr><tr><td valign="TOP" align="justify">Vụ gì chứ vụ này hơi căng đây, nhưng không sao có anh “ Hugo” chỉ đường ngay ấy mà.
</td></tr><tr><td valign="TOP" align="justify">Anh “Hugo” ơi ! anh có biết “anh buýt” nào chạy ngang qua Trung tâm GDQP không anh ? có nhiều “anh buýt” ngoắc em quá không biết chọn anh nào.
</td></tr><tr><td valign="TOP" align="justify">Bạn chỉ chọn các anh “ Suối tiên - Chợ lớn”, “ Ký túc xá ĐHQG – Bến xe Miền tây”, Nói chung là anh “buýt” nào trên mình có mang hai chữSUỐI TIÊN là đuợc. Nếu bạn chọn anh “ Lê Hồng Phong – Thủ Đức – ĐH Nông lâm ”. “ Lê Hồng Phong – Thủ Đức – ĐH Khoa học Tự Nhiên ”. “ Chợ lớn – Thủ Đức – ĐH Khoa học Tự Nhiên ”. thì “ảnh” sẽ cho bạn xuống Trạm 2 (Cầu vượt) từ đó bạn phải chịu khó băng qua đường và “cuốc” bộ khoảng 1 km trên Xa lộ Hà Nội là đến, nhớ đi thẳng trên Xa lộ Hà Nội đừng quẹo tùm lum coi chừng “ đậu phụng đường” (lạc đường) đấy. Có một việc các bạn phải hết sức chú ý khi băng qua Xa lộ trước cổng Suối tiên, nơi này hết sức nguy hiểm thường xuyên xảy ra tai nạn đáng tiếc. Đặc biệt KHÔNG ĐƯỢC PHÉP TRÈO QUA CON LƯƠN trước cổng Trung tâm nhé
.
</td></tr></tbody></table>ĐẾN TRUNG TÂM CẦN MANG THEO NHỮNG GÌ?
<table style="border-collapse: collapse; " width="100%" cellpadding="7" cellspacing="0"><tbody><tr><td valign="TOP">
</td></tr><tr><td valign="TOP">
</td></tr><tr><td valign="TOP">
</td></tr><tr><td valign="TOP">
</td></tr><tr><td valign="TOP">
</td></tr><tr><td valign="TOP">
</td></tr><tr><td valign="TOP">
</td></tr><tr><td valign="TOP">
</td></tr></tbody></table>MẤY GIỜ MÌNH CÓ MẶT TẠI TRUNG TÂM?. MÌNH Ở ĐẠI ĐỘI NÀO?. LÀM SAO ĐỂ MƯỢN ĐƯỢC QUÂN TRANG? THẦY CHỦ NHIỆM MÌNH LÀ AI NHỈ. CHẲNG MAY THẦY CHỌN MÌNH LÀM ĐẠI ĐỘI TRƯỞNG BIẾT XỬ TRÍ THẾ NÀO ĐÂY?
Cấp uý:
1. Thiếu úy : Một gạch + một sao
2. Trung úy : Một gạch + hai sao
3. Thượng úy : Một gạch + ba sao
4. Đại úy : Một gạch + bốn sao
Cấp tá:
1. Thiếu tá : Hai gạch + một sao
2. Trung tá : Hai gạch + hai sao
3. Thượng tá : Hai gạch + ba sao
4. Đại tá : Hai gạch + bốn sao
MỖI KHI “TRÁI GIÓ TRỞ TRỜI” ỐM ĐAU THÌ SAO?
<dir><dir>Và ngày chia tay đang đến gần,
Bốn tuần đã khép lại…
Các bạn mang theo nhiều kỷ niệm…
Trung tâm lại được đón chào các bạn mới.
</dir></dir>
Thường thì khi bắt đầu làm một việc gì cũng vậy, chúng ta luôn có nhiều câu hỏi đặt ra cho mọi tình huống và một khi chuẩn bị tinh thần để xử lý tốt đẹp thì làm việc gì, đi đến đâu chúng ta cũng rất tự tin, không phải “phập phiều”lo lo sợ sợ. Đối với người biết lo xa thường có những câu hỏi đại loại như sau:
<table style="border-collapse: collapse; " height="222" width="100%" cellpadding="7" cellspacing="0"><tbody><tr><td height="26" valign="TOP" width="51%"> Trung tâm Giáo dục Quốc phòng ở đâu vậy ta?
</td><td rowspan="3" height="166" valign="TOP" width="49%" align="center">
</td></tr><tr><td height="72" valign="TOP" width="51%">
- Bạn đừng nói rằng bạn hổng biết Khu du lịch Suối tiên nổi tiếng ở Thủ Đức đó nha. Đối diện với nó đấy.
</td></tr><tr><td height="40" valign="TOP" width="51%">
- Dể ợt, tìm một cái “rẹt” là được ngay mà.
</td></tr><tr><td colspan="2" height="28" valign="TOP">
- “Hổng dám đâu ! ” nói vậy chứ đừng có giỡn, ghi địa chỉ vô cho chắc cú, lỡ có lạc đường còn có cái mà hỏi mấy anh “đa ôm”.Trung tâm Giáo dục Quốc phòng ĐHQG TP.HCM toạ lạc tại Khu phố 6, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, TP. HCM. Điện thoại 8 973 356 - 8 978 217 ok.
</td></tr></tbody></table> ĐẾN TRUNG TÂM BẰNG CÁCH NÀO NHỈ?
<table style="border-collapse: collapse; " width="100%" cellpadding="7" cellspacing="0"><tbody><tr><td valign="TOP" align="justify">
- Một là Nhà trường tổ chức đưa các bạn đến nhưng thường rất ít.
</td></tr><tr><td valign="TOP" align="justify">Hai là đi bằng phương tiện cá nhân cho tiện, nhưng coi chừng "anh hai" cảnh sát giao thông “bắt giò” nhé.
</td></tr><tr><td valign="TOP" align="justify">Nhưng thôi, đi đến trường chi cho mất công vòng vo tam quốc, “go" bằng xe buýt là số “dzách” vừa mát, vừa rẻ lại an toàn, biết đâu còn làm quen được vài bạn sinh viên các trường như ĐH Nông Lâm, ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc tế, Khoa Kinh tế ĐHQG… ui da … toàn là các bạn dễ thương không hà.
</td></tr><tr><td valign="TOP" align="justify">Ý cha cha, có quá nhiều “anh buýt” mình mới lên Thủ Đức lần đầu biết đi “anh buýt” nào cho đúng tuyến đây ta?.
</td></tr><tr><td valign="TOP" align="justify">Vụ gì chứ vụ này hơi căng đây, nhưng không sao có anh “ Hugo” chỉ đường ngay ấy mà.
</td></tr><tr><td valign="TOP" align="justify">Anh “Hugo” ơi ! anh có biết “anh buýt” nào chạy ngang qua Trung tâm GDQP không anh ? có nhiều “anh buýt” ngoắc em quá không biết chọn anh nào.
</td></tr><tr><td valign="TOP" align="justify">Bạn chỉ chọn các anh “ Suối tiên - Chợ lớn”, “ Ký túc xá ĐHQG – Bến xe Miền tây”, Nói chung là anh “buýt” nào trên mình có mang hai chữSUỐI TIÊN là đuợc. Nếu bạn chọn anh “ Lê Hồng Phong – Thủ Đức – ĐH Nông lâm ”. “ Lê Hồng Phong – Thủ Đức – ĐH Khoa học Tự Nhiên ”. “ Chợ lớn – Thủ Đức – ĐH Khoa học Tự Nhiên ”. thì “ảnh” sẽ cho bạn xuống Trạm 2 (Cầu vượt) từ đó bạn phải chịu khó băng qua đường và “cuốc” bộ khoảng 1 km trên Xa lộ Hà Nội là đến, nhớ đi thẳng trên Xa lộ Hà Nội đừng quẹo tùm lum coi chừng “ đậu phụng đường” (lạc đường) đấy. Có một việc các bạn phải hết sức chú ý khi băng qua Xa lộ trước cổng Suối tiên, nơi này hết sức nguy hiểm thường xuyên xảy ra tai nạn đáng tiếc. Đặc biệt KHÔNG ĐƯỢC PHÉP TRÈO QUA CON LƯƠN trước cổng Trung tâm nhé
.
</td></tr></tbody></table>ĐẾN TRUNG TÂM CẦN MANG THEO NHỮNG GÌ?
<table style="border-collapse: collapse; " width="100%" cellpadding="7" cellspacing="0"><tbody><tr><td valign="TOP">
- Đầu tiên và lúc nào cũng thể là “tiền” để chi tiêu trong một tháng, hoặc một tuần nếu bạn có điều kiện về thăm nhà vào dịp cuối tuần. Những khoảng chi cần thiết bao gồm:
</td></tr><tr><td valign="TOP">
- Tiền ăn từ 4.000 đ đến 5.000 đ/ phần ăn, sáng trưa chiều tối ăn bao nhiêu tính bấy nhiêu, nhưng nhớ ăn nhiều nhiều để có sức mà học.
</td></tr><tr><td valign="TOP">
- Tiền thế chân mượn quân trang: 10.000 đ/người. Khoản tiền này nếu không có mất mát quân trang thì được trả lại. Thường thì vào cuối đơt học các bạn mạnh ai nấy về, để lại một mình anh (chị) Đại đội trưởng lãnh hậu quả vì không giao đủ quân trang đã mượn buộc phải bồi thường. Để chắc cú, bạn Đại đội trưởng nhà ta thu trước mỗi bạn 10.000 đồng gởi Phòng tài vụ để có cái mà “đền”, sau này về tính sổ với các bạn làm mất sau.
</td></tr><tr><td valign="TOP">
- Tiền giặt ủi 5.000 đồng/02 bộ quân phục.
</td></tr><tr><td valign="TOP">
- Tiền chụp hình làm chứng chỉ: 5.000 đ/kiểu
</td></tr><tr><td valign="TOP">
- Lệ phí làm chứng chỉ: 6.000 đ/chứng chỉ
</td></tr><tr><td valign="TOP">
- Kế đến bạn phải mang theo giầy (bata hoặc thể thao), mùng, mền, gối, quần áo ngủ, tập viết, bàn chải, kem đáng răng, khăn lau mặt….. “túm lại” là đồ dùng cá nhân. Nếu như bạn ngại khó đến nỗi “cái thân” còn lười mang đi (hổng mang đi làm sao mà học) thì đến đấy sắm cũng được. Thời buổi thị trường mà, hàng hoá “luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu” các bạn.
</td></tr><tr><td valign="TOP">
- Trung tâm sẽ cho các bạn mượn 02 bộ quân phục, mũ, chiếu, móc áo, xô chậu. Điện, nước các bạn sử dụng không phải trả tiền nhưng nhớ phải biết tiết kiệm nhé!
</td></tr></tbody></table>MẤY GIỜ MÌNH CÓ MẶT TẠI TRUNG TÂM?. MÌNH Ở ĐẠI ĐỘI NÀO?. LÀM SAO ĐỂ MƯỢN ĐƯỢC QUÂN TRANG? THẦY CHỦ NHIỆM MÌNH LÀ AI NHỈ. CHẲNG MAY THẦY CHỌN MÌNH LÀM ĐẠI ĐỘI TRƯỞNG BIẾT XỬ TRÍ THẾ NÀO ĐÂY?
- Thường thì bắt đầu mỗi đợt học vào ngày thứ hai, ngày này bạn phải có mặt tại Trung tâm lúc 7g30 sáng để biên chế thành các đại đội, tiểu đội giống như trong quân đội vậy, lúc này các bạn đã trở thành “chiến sỹ ” rồi đó.
- Các bạn biết không, mỗi đại đội có từ 120 đến 150 sinh viên tùy vào lượng sinh viên học tập trung ở mỗi đợt. Trong mỗi đại đội (gọi là “C”) có 8 tiểu đội ( gọi là: “a”), có 01 đại đội trưởng (gọi là C trưởng – Ct) và 02 đại đội phó (gọi là C phó - Cp). Mỗi tiểu đội có 01 tiểu đội trưởng và 01 tiểu đội phó.
- Thông thường thì Thầy Chủ nhiệm chọn cán bộ lớp hoặc cán bộ đoàn vào các “ vai” này.
- Đối với các Trường học ngay từ đầu năm học chưa có cán bộ lớp thì sao ?.
- Có gì đâu, lúc này Thầy Chủ nhiệm sẽ sử dụng giác quan thứ 6 “chỉ” một phát là trúng ngay ấy mà, các thầy ở đây thâm niên đều cao, kinh nghiệm đầy mình các bạn không phải lo xa, không tin hãy chứng tỏ bản lĩnh của mình đi…
- Tới nơi rồi! Mừng quá! nhưng làm sao biết mình ở C nào ? tập trung ở đâu ? Thầy Chủ Nhiệm của mình đâu rồi sao không ra đón nhỉ, Thầy có trẻ và đẹp trai không vậy ta.
- Phải công nhận rằng các bạn có trí tưởng tượng phong phú thật. Nhưng phải bình tĩnh, chuyện gì đến rồi sẽ đến. Bạn cứ thẳng qua cổng vào (nhớ nếu đi xe thì gởi nhà xe bên tay phải), trên con đường trước mặt qua khỏi Nhà ăn bên tay phải là Bản sơ đồ hướng dẫn, nhìn vào đây các bạn sẽ biết được mình ở C nào, Thầy Chủ nhiệm là ai, địa điểm tập trung ở đâu. Thông thường các bạn sẽ được biên chế thành các đại đội theo lớp học hay ngành học tùy vào số lượng. Có khi một đại đội có ½ lớp này và ½ lớp kia. Nói vậy chứ không có gì rắc rối lắm đâu, bạn cứ đến đấy các Thầy Chủ nhiệm sẽ hướng dẫn.
- Khi các bạn đã tập trung đầy đủ từng đại đội, Thầy chủ nhiệm sẽ đến sinh hoạt hướng dẫn các bạn liên hệ mượn quân trang ở đâu, mượn những gì, giới thiệu sơ lược về Trung tâm, phòng học, phòng ở, bãi tập…. Có gần 20 bãi tập, các bạn phải định vị được chúng ở đâu để sau này khi nhìn vào lịch học mà đến đúng địa chỉ.
- Các bạn phải ổn định chỗ ở trong buổi sáng. Buổi chiều, khoảng 15giờ Thầy chủ nhiệm hướng dẫn các bạn sắp xếp nội vụ (tức là sắp xếp mùng, mền, giầy dép, khăn mặt, đồ dùng cá nhân…..), lấy ví dụ sắp xếp mùng mền như sau: Mùng mền được gấp gọn vuông góc, mùng để trong mền, đặt ngay chính giữa đầu giường phía trong.
- Khoảng 16giờ các bạn được hướng dẫn bài tập thể dục buổi sáng. Buổi tối khoảng 19giờ các bạn sẽ được sinh hoạt về Quy chế học tập tại Trung tâm.
- Đến đây các bạn muốn biết lịch sinh hoạt trong ngày, trong tuần như thế nào xin mời các bạn bấm chuột chuyển sang trang Thông tin cần biết. Ở trang này ngoài thông tin về lịch sinh hoạt các bạn sẽ được biết thêm các thông tin về các vấn đề như: Đối tượng nào thì đuợc miễn học, miễn một phần hay toàn phần. Khi nào được hoãn học, thi cử ra sao, học lại, thi lại, vấn đề nội trú, tác phong trong học tập và sinh hoạt, vân vân và vân vân.
- Thầy Chủ nhiệm của các bạn trẻ trung, vui vẻ nhưng rất nghiêm túc trong huấn luyện, các bạn không tuân thủ đúng nội qui là bị phạt ngay, có khi cả đại đội phải đứng nhìn cột cờ trong đêm sương đấy. Nếu như cá nhân nào vi phạm Nội qui trong tuần thì được đứng riêng “làm gương” cho các bạn khác nhìn trong giờ chào cờ ngày thứ hai hàng tuần, quê ơi là quê vậy. Nói vậy thôi chứ các Thầy nhà mình vui tính lắm, các Thầy trẻ thì hát những bài ca về người lính rất hay, các Thầy lớn tuổi thì kể chuyện tiếu lâm và đọc thơ là số “dzách”. Không tin khi đến học, các bạn đừng quên yêu cầu Thầy Võ Viết Chiến, Thầy Nguyễn Đức Hiệp hát cho nghe, còn về thơ thì Thầy Cao Xuân Thạch, thầy Nguyễn Công Toản. Những mẩu truyện vui của Thầy Cao Xuân Thạch, Thầy Đặng Trung Đoàn sẽ làm cho các bạn cười ngã nghiêng ngã ngửa, khi về các bạn sẽ bật cười bất cứ lúc nào. Thế là các bạn đã có được một trong những kỷ niệm vui mỗi khi nhớ về Trung tâm Giáo dục Quốc phòng.
- Đến trung tâm học các bạn sẽ tiếp xúc với các Thầy là Sỹ quan quân đội, làm thế nào để phân biệt được cấp bậc? Đấy, bạn mà nói đúng bạn sẽ được thưởng 5 hạt dẻ như các bé trong chương trình Vườn Cổ tích, còn nếu chưa biết thì phân biệt như thế này nhé:
- Trong Trung tâm mình học có 39 Sỹ quan quân đội và có 2 cấp quân hàm: Quân hàm cấp úy thì trên cầu vai chỉ có một gạch ngang màu trắng bạc; Quân hàm cấp tá có đến 2 gạch như thế. Như vậy ta có thứ tự và tên gọi như sau:
Cấp uý:
1. Thiếu úy : Một gạch + một sao
2. Trung úy : Một gạch + hai sao
3. Thượng úy : Một gạch + ba sao
4. Đại úy : Một gạch + bốn sao
Cấp tá:
1. Thiếu tá : Hai gạch + một sao
2. Trung tá : Hai gạch + hai sao
3. Thượng tá : Hai gạch + ba sao
4. Đại tá : Hai gạch + bốn sao
MỖI KHI “TRÁI GIÓ TRỞ TRỜI” ỐM ĐAU THÌ SAO?
<dir><dir><dir><dir></dir></dir></dir></dir>
- Trung tâm có 02 cô Y sỹ luôn sát cánh kề vai cùng các bạn 24/24, đừng nói chuyện trái gió trở trời, chỉ việc các bạn chơi thể thao hoặc vui đùa quên cả chân tay đã làm cho các cô Y sỹ nhà mình tồn nhiều bông gòn lắm rồi. Còn lý do để được vào y tế “nằm nghỉ” thì nhiều lắm: đang học “xỉu” có, đang đi “té” có, ăn cóc ổi mía diêm kết hợp nước lã rồi “bị chạy đi chạy lại đứng ngồi không yên” có và có đến 1001 lý do, kể cả lý do mà “người lười” thường dùng.
- Trung tâm sẽ phát thuốc cho các bạn uống trong những trường hợp bệnh nhẹ. Trường hợp thấy không an toàn vượt ngoài khả năng, Trung tâm sẽ gọi xe đưa các bạn đến bệnh viện gần nhất (thường là Bệnh viện Thủ Đức).
- Phòng bệnh hơn là chữa bệnh vì vậy ngoài việc ăn uống nghỉ ngơi đúng giờ giấc các bạn phải ăn uống đủ lượng và chất không nên “giữ eo” trong lúc này, Stop các loại cóc, ổi xoài sống………
- Đến với Trung tâm ngoài việc được học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, huấn luyện quân sự các bạn có thể tham gia các hoạt động như bóng đá, bóng chuyền, văn nghệ, sinh hoạt nhóm….. Mỗi đợt học, các Thầy ở Ban quản lý sinh viên đều tổ chức cho các C thi đấu thể thao vào các buổi chiều, chương trình văn nghệ được tổ chức vào tối thứ năm tuần thứ ba, tất cả đều có giải thưởng hết đấy nhé, các bạn nào có năng khiếu về văn nghệ, thể thao thì đừng bỏ lỡ cơ hội hiếm có này. Vui và sôi động nhất là đêm văn nghệ, các bạn sẽ được sống lại với những bài ca cách mạng vang bóng một thời, được hoá thân thành anh bộ đội Cụ Hồ, chị dân công hoả tuyến với những tràng pháo tay vang dội, những cánh hoa tay vươn cao lung linh lung linh, những nhành hoa cỏ và những chiếc hôn bất chợt rơi vào má các “ca sỹ” của các khán giả sinh viên. Tất cả được phun trào từ lồng ngực tươi trẻ đầy sức sống, từ trái tim khát khao bao niềm hy vọng và lòng tin chiến thắng……..
<dir><dir>Và ngày chia tay đang đến gần,
Bốn tuần đã khép lại…
Các bạn mang theo nhiều kỷ niệm…
Trung tâm lại được đón chào các bạn mới.
</dir></dir>
Comment