Post: Hai đại học quốc gia TPHCM và Hà Nội: ai hơn ai?
User: 11520654
Infraction: Sai box
Points: 1
Administrative Note:
Message to User:
Original Post:
User: 11520654
Infraction: Sai box
Points: 1
Administrative Note:
Mọi thắc mắc về công tác sinh viên, học vụ (lịch thi, điểm thi, đăng ký môn, tổ chức lớp, thông tin liên lạc lớp trưởng/giảng viên v.v...) sinh viên sử dụng tài khoản là MSSV để trao đổi tại các box phù hợp trong Mục CỘNG ĐỒNG UIT
Message to User:
Mọi thắc mắc về công tác sinh viên, học vụ (lịch thi, điểm thi, đăng ký môn, tổ chức lớp, thông tin liên lạc lớp trưởng/giảng viên v.v...) sinh viên sử dụng tài khoản là MSSV để trao đổi tại các box phù hợp trong Mục CỘNG ĐỒNG UIT
Original Post:
Chuyện bên lề: Nhiều bạn thắc mắc: 2 đại học quốc gia Hà Nội và Hồ Chí Minh có thuộc bộ GD-ĐT hay không.Câu trả lời là Không.Đây là 2 trung tâm ngang Bộ .2 trường (nói chính xác hơn là 2 trung tâm giáo dục) hoạt động một cách riêng rẽ với các trường trực thuộc bộ giáo dục cũng như các bộ khác, được thành lập nhằm đáp ứng các sứ mệnh quan trọng của chính phủ Việt Nam. Ban giám đốc của cả 2 đại học này chịu trách nhiệm trực tiếp trước chính phủ (cụ thể là thủ tướng), cũng như chi bộ của 2 Đại Học này chịu trách nhiệm trực tiếp trước trung ương Đảng.Điều dễ nhận thấy nhất rằng mỗi Đại Học được quyết định thành lập bởi thủ tướng.Đại học quốc gia TP.HCM và HN là 2 đơn vị được phép cấp bằng riêng của mình mà không cần thông qua bộ giáo dục-đào tạo.:look_down:
Xin lỗi các bạn vì cái tựa đề có vẻ giật gân và ấu trĩ đó, nhưng tôi cũng chỉ muốn làm một so sánh nhanh thôi. Bài này sẽ so sánh ĐHQGTPHCM (sẽ viết tắt là HCM) và ĐHQGHN (HN). Có những dữ liệu làm tôi ngạc nhiên, và chắc các bạn cũng giật mình ...
ĐHQG-HCMvà ĐHQG-HN là hai đại học lớn nhất của Việt Nam, nhưng ĐHQG-HCM về qui mô lớn hơn ĐHQG-HN. Số trường thành viên của ĐHQG-HCM (7 trường và khoa y) nhiều hơn ĐHQG-HN (6 trường và 5 phân khoa). Về số sinh viên, ĐHQG-HCM có khoảng 54 ngàn sinh viên (trong thực tế trên 100 ngàn, tính cả hệ tại chức, từ xa). ĐHQGHN cũng có sỉ số sinh viên khá lớn: 44 ngàn, với gần 15% là hậu cử nhân. Tuy nhiên, số giáo sư và phó giáo sư của ĐHQG-HN (296) cao hơn số ở ĐHQG-HCM khoảng 55% (Bảng 1).
Chỉ tiêu đánh giá
So sánh năng lực khoa học giữa các trường là điều không dễ dàng. Khó khăn đầu tiên là tìm ra những chỉ tiêu hợp lí để dựa vào đó mà so sánh. Vấn đề kế tiếp là dùng thước đo nào cho những chỉ tiêu đó. Dù có chỉ tiêu và thước đo, thì khó khăn thứ ba là làm sao đánh giá được trọng số của mỗi chỉ tiêu. Tuy nhiên, nhờ sự phát triển của bộ môn phân tích thư mục khoa học (bibliometrics hay scientometrics) nên ngày nay những khó khăn trên đã được khắc phục một phần. Một trong những nhóm nghiên cứu hàng đầu về thư mục khoa học là SCImago Research Group (SRG). Với sự hỗ trợ của Elsevier và Scopus, SRG đã phát triển 6 chỉ tiêu và thước đo có thể dùng cho so sánh năng lực khoa học giữa các trường và viện nghiên cứu. Sáu chỉ tiêu đó có thể mô tả như sau:
Chỉ tiêu 1 là đầu ra (output). Chỉ tiêu này được đo lường bằng số lượng ấn phẩm được công bố trên các tập san khoa học có bình duyệt (peer reviewed journals). Vì là cơ sở dữ liệu của Scopus, nên số ấn phẩm có phần cao hơn so với con số của Web of Science. Số ấn phẩm khoa học có khi phản ảnh số lượng giảng viên hay nhà nghiên cứu của một đại học chứ cũng không hẳn nói đến năng suất hay năng lực của một trường. Tuy nhiên, nếu hai trường có cùng số nhân viên giảng dạy và nghiên cứu thì số ấn phẩm khoa học cũng có thể phản ảnh năng suất khoa học.
Chỉ tiêu 2 là hợp tác quốc tế. Chỉ tiêu này được đo lường bằng phần trăm ấn phẩm khoa học có địa chỉ nước ngoài hay tác giả nước ngoài. Hợp tác nghiên cứu với đồng nghiệp quốc tế cũng phản ảnh một phần tính “quốc tế hoá” của trường đại học. Nhưng nếu trong số ấn phẩm khoa học có quá nhiều hợp tác quốc tế (như trên 70% chẳng hạn) thì điều này có thể phản ảnh năng lực nghiên cứu còn thấp và phải lệ thuộc vào đồng nghiệp nước ngoài.
Chỉ tiêu 3 là tính tập trung (specialization). Một đại học có thể nghiên cứu trong rất nhiều lĩnh vực (phản ảnh qua số bài báo), hoặc tập trung vào một số chuyên ngành chính. Chỉ số này phản ảnh mức độ tập trung. Chỉ số có giá trị từ 0 (thế mạnh trong nhiều lĩnh vực) đến 1 (chỉ tập trung trong vài lĩnh vực khoa học).
Chỉ tiêu 4 là chất lượng tập san. Trong mỗi ngành có nhiều tập san, và thứ hạng cũng khác nhau. Những tập san nằm trong nhóm 1 của bách phân vị (tức hàng đầu 25%) được xem là tập san top25. Chỉ tiêu này là phần trăm những bài báo của trường được công bố trên những tập san top25. Dĩ nhiên, trường có chỉ số top25 càng cao cũng có nghĩa là uy tín trong khoa học càng lớn.
Chỉ tiêu 5 là tính xuất sắc. Chỉ tiêu này thật ra phản ảnh một phần về chất lượng nghiên cứu khoa học. Khi bài báo được công bố và nếu có ích thì đồng nghiệp sẽ trích dẫn. Có những bài báo được trích dẫn nhiều lần, nhưng cũng có bài không bao giờ được trích dẫn. Có thể chia tần số trích dẫn thành 10 nhóm, từ nhóm 1 (top 10% được trích dẫn nhiều nhất) đến nhóm 10 (bottom 10% được trích dẫn ít nhất hay không ai trích dẫn). Bài báo xuất sắc là bài báo nằm trong nhóm top 10% được trích dẫn. Do đó, tính xuất sắc là tỉ lệ (hay phần trăm) những bài báo có tần số trích dẫn nằm trong nhóm top 10%.
Chỉ tiêu 6 là tầm ảnh hưởng chuẩn hoá (normalized impact - NI). Đây là chỉ số quan trọng phản ảnh tầm ảnh hưởng của trường đến cộng đồng khoa học thế giới. Chỉ số trích dẫn dao động rất lớn giữa các quốc gia và các trường trong mỗi quốc gia, nhưng có thể tính được chỉ số trích dẫn trung bình (toàn thế giới) cho từng lĩnh vực nghiên cứu. Nếu chỉ số trích dẫn của trường thấp hơn chỉ số trung bình thế giới, thì điều này phản ảnh tầm ảnh hưởng của trường thấp hơn trung bình; ngược lại, nếu chỉ số trích dẫn của trường cao hơn chỉ số trích dẫn trung bình thế giới thì điều này cũng có nghĩa là tầm ảnh hưởng của trường cao hơn trung bình. Do đó, chỉ số NI dao động trên hoặc dưới con số 1. Nếu trường có chỉ số NI là 0.8 thì điều này có nghĩa là tần số trích dẫn của trường thấp hơn trung bình thế giới 20%.
So sánh
Các chỉ tiêu trên cho hai trường ĐHQG-HCM và ĐHQG-HN được trình bày trong Bảng 2 dưới đây. Dữ liệu trích từ báo cáo năm 2011 của Nhóm SCImago. Để tham khảo thêm, tôi cũng trình bày số liệu của ĐH Chulalongkorn. Một số dữ liệu chính như sau:
Trong thời gian 2005-2009, ĐHQG-HCM công bố được 569 bài báo khoa học trên các tập san trong hệ thống Scopus; con số này cao hơn ĐHQG-HN 37%. Tuy nhiên, số ấn phẩm của cả hai trường đều rất thấp, chưa bằng 1/10 số ấn phẩm của Chula;
Hơn phân nửa những bài báo của ĐHQG-HCM là có hợp tác với đồng nghiệp nước ngoài, trong khi gần 2/3 các bài của ĐHQG-HN có hợp tác với nước ngoài. Nếu xem không hợp tác với ngoài là một nội lực thì Chula có vẻ có nội lực khoa học (hay độc lập) cao hơn hai đại học quốc gia của Việt Nam;
Chỉ số tập trung của ĐHQG-HCM là 0.9, cao hơn ĐHQG-HN (0.8). Điều này có lẽ cũng đúng với thực tế, vì nhiều ấn phẩm khoa học của ĐHQG-HCM chỉ tập trung vào hai lĩnh vực chính là kĩ thuật (engineering) và toán, trong khi đó HN tập trung vào 3 lĩnh vực chính là toán, vật lí, và khoa học vật liệu. Riêng Chula có chỉ số tập trung chỉ 0.6 vì đại học này phát triển đồng đều giữa hoá học, khoa học vật liệu, kĩ thuật, y khoa, công nghệ sinh học, vật lí, v.v.;
Khoảng 27% những bài báo của ĐHQG-HCM được công bố trên những tập san thuộc hạng “top 25”, và con số này thấp hơn ĐHQG-HN (33%). Về chỉ số này, cả hai đại học quốc gia đều thấp hơn Chula (~40%);
Tuy nhiên, về chỉ số xuất sắc thì ĐHQG-HCM cao hơn ĐHQG-HN, nhưng thấp hơn Chula. Khoảng 7% số bài báo của ĐHQG-HCM nằm trong nhóm được trích dẫn nhiều nhất (top 10%), và tỉ lệ này cho ĐHQG-HN là chỉ 5.3%. Riêng Chula có ~10% công trình nằm trong nhóm được trích dẫn nhiều nhất;
ĐHQG-HCM có chỉ số ảnh hưởng cao hơn ĐHQG-HN. Thật vậy, chỉ số trích dẫn trung bình của SG cao hơn chỉ số trung bình thế giới khoảng 10%. Ngược lại, chỉ số trích dẫn của HN thấp hơn trung bình thế giới khoảng 10%, tương đương với Chula.
Với 3045 giảng viên và nhà nghiên cứu, ĐHQG-HCM “sản xuất” được 569 bài báo trong 5 năm. Tính trung bình, 5 người sản xuất được 1 bài báo trong vòng 5 năm. Nói cách khác, năng suất là 1 cán bộ giảng dạy hoặc nghiên cứu cần 5 năm để công bố 1 bài báo khoa học. Năng suất khoa học của ĐHQG-HN cũng tương tự (1 công trình trong 5 năm cho mỗi cán bộ khoa học). Ở Chulalongkorn, năng suất trung bình là mỗi giảng viên công bố 1 bài trong 2 năm, tức cao hơn hai đại học quốc gia hơn 2 lần.
Xếp hạng
Theo bảng xếp hạng của SCImago năm 2011, ĐHQG-HCM được xếp hạng cao nhất ở Việt Nam. Thật vậy, theo báo cáo “SCImago Institutions Rankings World Report 2011”, trong số 3042 trường đại học, viện, và tổ chức nghiên cứu trên toàn thế giới, hai đại học quốc gia và Viện Khoa học Công nghệ có tên trong bảng xếp hạng (Bảng 3). Tính theo chỉ tiêu xuất sắc, ĐHQG-HCM được xếp hạng 1 trong nước, kế đến là Viện KHCN, và sau cùng là ĐHQG-HN. Tuy nhiên, trong vùng Á châu thì ĐHQG-HCM được xếp hạng 415/798, cao hơn ĐHQG-HN trên 100 (hạng 531/798). Trong số 3042 trường/viện/trung tâm trên thế giới, ĐHQG-HCM được xếp hạng 2228, ĐHQG-HN hạng 2522.
Trong bảng xếp hạng của SCImago, Thái Lan có 16 trường/viện trong danh sách. Những đại học hàng đầu của Thái Lan là Mahidol (hạng 116 trong vùng và 1277 trên thế giới), Chulalongkorn (278 / 1838), Thái tử Songkla (287 / 1865), Chiang Mai (290 / 2871), và Khon Kaen (297 / 1892). Tất cả đại học của Thái Lan đều có hạng cao hơn hai đại học quốc gia Việt Nam.
Như đề cập ngay từ đầu, đánh giá và xếp hạng các trung tâm nghiên cứu hay trường đại học là việc làm không dễ, mà có khi còn mang tính mạo hiểm. Định lượng số ấn phẩm tưởng rất đơn giản, nhưng trong nhiều trường hợp lại không đơn giản chút nào, nhất là trong trường hợp Việt Nam. Vấn đề là các tác giả Việt Nam thường viết tên đại học rất đa dạng, và cách viết đó có thể ảnh hưởng đến số lượng ấn phẩm của một trường. Tuy nhiên, một điều may mắn là mức độ ảnh hưởng không cao, nên cũng không gây tác động đáng kể đến việc so sánh và xếp hạng giữa các trường. Đo lường phẩm chất lại càng phức tạp hơn, vì khái niệm “quality” hay “phẩm chất” không phải và không thể đơn giản hoá thành một chỉ số. Vì phải dùng đến nhiều chỉ số, vá vấn đề nảy sinh là cách cho trọng số của từng chỉ số. Chính vì thế mà trong bảng xếp hạng trên, tôi chỉ chọn chỉ tiêu “xuất sắc trong nghiên cứu” làm thước đo để xếp hạng. Tuy nhiên, trong trường hợp so sánh giữa ĐHQG-HCM và ĐHQG-HN thì dù dùng chỉ tiêu nào (trong số 6 chỉ tiêu) vẫn không thay đổi vị trí tương đối của hai trường.
Tóm lại, những chỉ số trên đây cho thấy ĐHQG-HCM có đầu ra (ấn phẩm khoa học) lớn hơn, nội lực cao hơn, chất lượng nghiên cứu xuất sắc hơn, và tầm ảnh hưởng cao hơn ĐHQG-HN. Tuy nhiên, cả hai đại học quốc gia Việt Nam đều còn quá thấp khi so với ĐH Chulalongkorn. Dựa vào các chỉ tiêu khách quan này, có thể xem ĐHQG-HCM là đại học số 1 của Việt Nam.:sunglasses:
Xin lỗi các bạn vì cái tựa đề có vẻ giật gân và ấu trĩ đó, nhưng tôi cũng chỉ muốn làm một so sánh nhanh thôi. Bài này sẽ so sánh ĐHQGTPHCM (sẽ viết tắt là HCM) và ĐHQGHN (HN). Có những dữ liệu làm tôi ngạc nhiên, và chắc các bạn cũng giật mình ...
ĐHQG-HCMvà ĐHQG-HN là hai đại học lớn nhất của Việt Nam, nhưng ĐHQG-HCM về qui mô lớn hơn ĐHQG-HN. Số trường thành viên của ĐHQG-HCM (7 trường và khoa y) nhiều hơn ĐHQG-HN (6 trường và 5 phân khoa). Về số sinh viên, ĐHQG-HCM có khoảng 54 ngàn sinh viên (trong thực tế trên 100 ngàn, tính cả hệ tại chức, từ xa). ĐHQGHN cũng có sỉ số sinh viên khá lớn: 44 ngàn, với gần 15% là hậu cử nhân. Tuy nhiên, số giáo sư và phó giáo sư của ĐHQG-HN (296) cao hơn số ở ĐHQG-HCM khoảng 55% (Bảng 1).
Chỉ tiêu đánh giá
So sánh năng lực khoa học giữa các trường là điều không dễ dàng. Khó khăn đầu tiên là tìm ra những chỉ tiêu hợp lí để dựa vào đó mà so sánh. Vấn đề kế tiếp là dùng thước đo nào cho những chỉ tiêu đó. Dù có chỉ tiêu và thước đo, thì khó khăn thứ ba là làm sao đánh giá được trọng số của mỗi chỉ tiêu. Tuy nhiên, nhờ sự phát triển của bộ môn phân tích thư mục khoa học (bibliometrics hay scientometrics) nên ngày nay những khó khăn trên đã được khắc phục một phần. Một trong những nhóm nghiên cứu hàng đầu về thư mục khoa học là SCImago Research Group (SRG). Với sự hỗ trợ của Elsevier và Scopus, SRG đã phát triển 6 chỉ tiêu và thước đo có thể dùng cho so sánh năng lực khoa học giữa các trường và viện nghiên cứu. Sáu chỉ tiêu đó có thể mô tả như sau:
Chỉ tiêu 1 là đầu ra (output). Chỉ tiêu này được đo lường bằng số lượng ấn phẩm được công bố trên các tập san khoa học có bình duyệt (peer reviewed journals). Vì là cơ sở dữ liệu của Scopus, nên số ấn phẩm có phần cao hơn so với con số của Web of Science. Số ấn phẩm khoa học có khi phản ảnh số lượng giảng viên hay nhà nghiên cứu của một đại học chứ cũng không hẳn nói đến năng suất hay năng lực của một trường. Tuy nhiên, nếu hai trường có cùng số nhân viên giảng dạy và nghiên cứu thì số ấn phẩm khoa học cũng có thể phản ảnh năng suất khoa học.
Chỉ tiêu 2 là hợp tác quốc tế. Chỉ tiêu này được đo lường bằng phần trăm ấn phẩm khoa học có địa chỉ nước ngoài hay tác giả nước ngoài. Hợp tác nghiên cứu với đồng nghiệp quốc tế cũng phản ảnh một phần tính “quốc tế hoá” của trường đại học. Nhưng nếu trong số ấn phẩm khoa học có quá nhiều hợp tác quốc tế (như trên 70% chẳng hạn) thì điều này có thể phản ảnh năng lực nghiên cứu còn thấp và phải lệ thuộc vào đồng nghiệp nước ngoài.
Chỉ tiêu 3 là tính tập trung (specialization). Một đại học có thể nghiên cứu trong rất nhiều lĩnh vực (phản ảnh qua số bài báo), hoặc tập trung vào một số chuyên ngành chính. Chỉ số này phản ảnh mức độ tập trung. Chỉ số có giá trị từ 0 (thế mạnh trong nhiều lĩnh vực) đến 1 (chỉ tập trung trong vài lĩnh vực khoa học).
Chỉ tiêu 4 là chất lượng tập san. Trong mỗi ngành có nhiều tập san, và thứ hạng cũng khác nhau. Những tập san nằm trong nhóm 1 của bách phân vị (tức hàng đầu 25%) được xem là tập san top25. Chỉ tiêu này là phần trăm những bài báo của trường được công bố trên những tập san top25. Dĩ nhiên, trường có chỉ số top25 càng cao cũng có nghĩa là uy tín trong khoa học càng lớn.
Chỉ tiêu 5 là tính xuất sắc. Chỉ tiêu này thật ra phản ảnh một phần về chất lượng nghiên cứu khoa học. Khi bài báo được công bố và nếu có ích thì đồng nghiệp sẽ trích dẫn. Có những bài báo được trích dẫn nhiều lần, nhưng cũng có bài không bao giờ được trích dẫn. Có thể chia tần số trích dẫn thành 10 nhóm, từ nhóm 1 (top 10% được trích dẫn nhiều nhất) đến nhóm 10 (bottom 10% được trích dẫn ít nhất hay không ai trích dẫn). Bài báo xuất sắc là bài báo nằm trong nhóm top 10% được trích dẫn. Do đó, tính xuất sắc là tỉ lệ (hay phần trăm) những bài báo có tần số trích dẫn nằm trong nhóm top 10%.
Chỉ tiêu 6 là tầm ảnh hưởng chuẩn hoá (normalized impact - NI). Đây là chỉ số quan trọng phản ảnh tầm ảnh hưởng của trường đến cộng đồng khoa học thế giới. Chỉ số trích dẫn dao động rất lớn giữa các quốc gia và các trường trong mỗi quốc gia, nhưng có thể tính được chỉ số trích dẫn trung bình (toàn thế giới) cho từng lĩnh vực nghiên cứu. Nếu chỉ số trích dẫn của trường thấp hơn chỉ số trung bình thế giới, thì điều này phản ảnh tầm ảnh hưởng của trường thấp hơn trung bình; ngược lại, nếu chỉ số trích dẫn của trường cao hơn chỉ số trích dẫn trung bình thế giới thì điều này cũng có nghĩa là tầm ảnh hưởng của trường cao hơn trung bình. Do đó, chỉ số NI dao động trên hoặc dưới con số 1. Nếu trường có chỉ số NI là 0.8 thì điều này có nghĩa là tần số trích dẫn của trường thấp hơn trung bình thế giới 20%.
So sánh
Các chỉ tiêu trên cho hai trường ĐHQG-HCM và ĐHQG-HN được trình bày trong Bảng 2 dưới đây. Dữ liệu trích từ báo cáo năm 2011 của Nhóm SCImago. Để tham khảo thêm, tôi cũng trình bày số liệu của ĐH Chulalongkorn. Một số dữ liệu chính như sau:
Trong thời gian 2005-2009, ĐHQG-HCM công bố được 569 bài báo khoa học trên các tập san trong hệ thống Scopus; con số này cao hơn ĐHQG-HN 37%. Tuy nhiên, số ấn phẩm của cả hai trường đều rất thấp, chưa bằng 1/10 số ấn phẩm của Chula;
Hơn phân nửa những bài báo của ĐHQG-HCM là có hợp tác với đồng nghiệp nước ngoài, trong khi gần 2/3 các bài của ĐHQG-HN có hợp tác với nước ngoài. Nếu xem không hợp tác với ngoài là một nội lực thì Chula có vẻ có nội lực khoa học (hay độc lập) cao hơn hai đại học quốc gia của Việt Nam;
Chỉ số tập trung của ĐHQG-HCM là 0.9, cao hơn ĐHQG-HN (0.8). Điều này có lẽ cũng đúng với thực tế, vì nhiều ấn phẩm khoa học của ĐHQG-HCM chỉ tập trung vào hai lĩnh vực chính là kĩ thuật (engineering) và toán, trong khi đó HN tập trung vào 3 lĩnh vực chính là toán, vật lí, và khoa học vật liệu. Riêng Chula có chỉ số tập trung chỉ 0.6 vì đại học này phát triển đồng đều giữa hoá học, khoa học vật liệu, kĩ thuật, y khoa, công nghệ sinh học, vật lí, v.v.;
Khoảng 27% những bài báo của ĐHQG-HCM được công bố trên những tập san thuộc hạng “top 25”, và con số này thấp hơn ĐHQG-HN (33%). Về chỉ số này, cả hai đại học quốc gia đều thấp hơn Chula (~40%);
Tuy nhiên, về chỉ số xuất sắc thì ĐHQG-HCM cao hơn ĐHQG-HN, nhưng thấp hơn Chula. Khoảng 7% số bài báo của ĐHQG-HCM nằm trong nhóm được trích dẫn nhiều nhất (top 10%), và tỉ lệ này cho ĐHQG-HN là chỉ 5.3%. Riêng Chula có ~10% công trình nằm trong nhóm được trích dẫn nhiều nhất;
ĐHQG-HCM có chỉ số ảnh hưởng cao hơn ĐHQG-HN. Thật vậy, chỉ số trích dẫn trung bình của SG cao hơn chỉ số trung bình thế giới khoảng 10%. Ngược lại, chỉ số trích dẫn của HN thấp hơn trung bình thế giới khoảng 10%, tương đương với Chula.
Với 3045 giảng viên và nhà nghiên cứu, ĐHQG-HCM “sản xuất” được 569 bài báo trong 5 năm. Tính trung bình, 5 người sản xuất được 1 bài báo trong vòng 5 năm. Nói cách khác, năng suất là 1 cán bộ giảng dạy hoặc nghiên cứu cần 5 năm để công bố 1 bài báo khoa học. Năng suất khoa học của ĐHQG-HN cũng tương tự (1 công trình trong 5 năm cho mỗi cán bộ khoa học). Ở Chulalongkorn, năng suất trung bình là mỗi giảng viên công bố 1 bài trong 2 năm, tức cao hơn hai đại học quốc gia hơn 2 lần.
Xếp hạng
Theo bảng xếp hạng của SCImago năm 2011, ĐHQG-HCM được xếp hạng cao nhất ở Việt Nam. Thật vậy, theo báo cáo “SCImago Institutions Rankings World Report 2011”, trong số 3042 trường đại học, viện, và tổ chức nghiên cứu trên toàn thế giới, hai đại học quốc gia và Viện Khoa học Công nghệ có tên trong bảng xếp hạng (Bảng 3). Tính theo chỉ tiêu xuất sắc, ĐHQG-HCM được xếp hạng 1 trong nước, kế đến là Viện KHCN, và sau cùng là ĐHQG-HN. Tuy nhiên, trong vùng Á châu thì ĐHQG-HCM được xếp hạng 415/798, cao hơn ĐHQG-HN trên 100 (hạng 531/798). Trong số 3042 trường/viện/trung tâm trên thế giới, ĐHQG-HCM được xếp hạng 2228, ĐHQG-HN hạng 2522.
Trong bảng xếp hạng của SCImago, Thái Lan có 16 trường/viện trong danh sách. Những đại học hàng đầu của Thái Lan là Mahidol (hạng 116 trong vùng và 1277 trên thế giới), Chulalongkorn (278 / 1838), Thái tử Songkla (287 / 1865), Chiang Mai (290 / 2871), và Khon Kaen (297 / 1892). Tất cả đại học của Thái Lan đều có hạng cao hơn hai đại học quốc gia Việt Nam.
Như đề cập ngay từ đầu, đánh giá và xếp hạng các trung tâm nghiên cứu hay trường đại học là việc làm không dễ, mà có khi còn mang tính mạo hiểm. Định lượng số ấn phẩm tưởng rất đơn giản, nhưng trong nhiều trường hợp lại không đơn giản chút nào, nhất là trong trường hợp Việt Nam. Vấn đề là các tác giả Việt Nam thường viết tên đại học rất đa dạng, và cách viết đó có thể ảnh hưởng đến số lượng ấn phẩm của một trường. Tuy nhiên, một điều may mắn là mức độ ảnh hưởng không cao, nên cũng không gây tác động đáng kể đến việc so sánh và xếp hạng giữa các trường. Đo lường phẩm chất lại càng phức tạp hơn, vì khái niệm “quality” hay “phẩm chất” không phải và không thể đơn giản hoá thành một chỉ số. Vì phải dùng đến nhiều chỉ số, vá vấn đề nảy sinh là cách cho trọng số của từng chỉ số. Chính vì thế mà trong bảng xếp hạng trên, tôi chỉ chọn chỉ tiêu “xuất sắc trong nghiên cứu” làm thước đo để xếp hạng. Tuy nhiên, trong trường hợp so sánh giữa ĐHQG-HCM và ĐHQG-HN thì dù dùng chỉ tiêu nào (trong số 6 chỉ tiêu) vẫn không thay đổi vị trí tương đối của hai trường.
Tóm lại, những chỉ số trên đây cho thấy ĐHQG-HCM có đầu ra (ấn phẩm khoa học) lớn hơn, nội lực cao hơn, chất lượng nghiên cứu xuất sắc hơn, và tầm ảnh hưởng cao hơn ĐHQG-HN. Tuy nhiên, cả hai đại học quốc gia Việt Nam đều còn quá thấp khi so với ĐH Chulalongkorn. Dựa vào các chỉ tiêu khách quan này, có thể xem ĐHQG-HCM là đại học số 1 của Việt Nam.:sunglasses: