Chào các em,
Tôi chia sẻ thêm 1 kinh nghiệm thế này. Đó là việc thương lượng về quyền lợi lúc đi phỏng vấn tuyển dụng.
Về quan điểm chung, bao giờ mọi người cũng đều mong mua được hàng tốt nhưng giá rẻ. Cho nên với vấn đề lương thưởng cả 2 bên sẽ có yêu cầu ngược nhau, công ty thì muốn trả thấp nhưng việc phải hoàn thành nhiều và tốt, ngược lại người làm thuê thì muốn việc ít và dễ nhưng tiền phải nhiều. Kết quả cuối cùng của việc thương lượng thành công chính là bản hợp đồng mà 2 bên đều đồng ý nhượng bộ một chút.
Cái tôi muốn nói ở đây là nhiều bạn tuy đã đồng ý với bản hợp đồng ấy nhưng vẫn hậm hực và sau đó làm việc thiếu trách nhiệm, thiếu đạo đức nghề nghiệp.
Nếu các bạn đã không đồng ý với mức lương đó thì đừng làm việc đó. Đã chấp nhận làm thì phải tuân thủ điều khoản. Nếu mình giải quyết được vấn đề tư tưởng, nghĩ cho nhẹ nhàng hơn thì làm việc sẽ tốt hơn, công ty nhận thấy khả năng và tinh thần trách nhiệm của các bạn sẽ cho các bạn nhiều cơ hội thăng tiến hơn. Hoặc là dù có làm tạm thời ở đó trong thời gian kiếm được công việc khác tốt hơn thì khi xin việc khác các bạn cũng có được bản đánh giá tốt từ công ty cũ để chiếm ưu thế trong thương lượng với công ty mới.
Đây cũng là 1 trong nhiều cách nghĩ thích việc mình làm như trong bài trước bạn Kiệt đề cập tới.
Còn nếu mình đã kém đến mức không kiếm được việc ở chỗ khác, đến làm chỗ này họ biết thế và họ o ép mình thì còn kêu ca gì được nữa?!?! Tất cả mọi thứ đều có cái lý của nó cả thôi.
Thân ái,
Trí Dũng
Tôi chia sẻ thêm 1 kinh nghiệm thế này. Đó là việc thương lượng về quyền lợi lúc đi phỏng vấn tuyển dụng.
Về quan điểm chung, bao giờ mọi người cũng đều mong mua được hàng tốt nhưng giá rẻ. Cho nên với vấn đề lương thưởng cả 2 bên sẽ có yêu cầu ngược nhau, công ty thì muốn trả thấp nhưng việc phải hoàn thành nhiều và tốt, ngược lại người làm thuê thì muốn việc ít và dễ nhưng tiền phải nhiều. Kết quả cuối cùng của việc thương lượng thành công chính là bản hợp đồng mà 2 bên đều đồng ý nhượng bộ một chút.
Cái tôi muốn nói ở đây là nhiều bạn tuy đã đồng ý với bản hợp đồng ấy nhưng vẫn hậm hực và sau đó làm việc thiếu trách nhiệm, thiếu đạo đức nghề nghiệp.
Nếu các bạn đã không đồng ý với mức lương đó thì đừng làm việc đó. Đã chấp nhận làm thì phải tuân thủ điều khoản. Nếu mình giải quyết được vấn đề tư tưởng, nghĩ cho nhẹ nhàng hơn thì làm việc sẽ tốt hơn, công ty nhận thấy khả năng và tinh thần trách nhiệm của các bạn sẽ cho các bạn nhiều cơ hội thăng tiến hơn. Hoặc là dù có làm tạm thời ở đó trong thời gian kiếm được công việc khác tốt hơn thì khi xin việc khác các bạn cũng có được bản đánh giá tốt từ công ty cũ để chiếm ưu thế trong thương lượng với công ty mới.
Đây cũng là 1 trong nhiều cách nghĩ thích việc mình làm như trong bài trước bạn Kiệt đề cập tới.
Còn nếu mình đã kém đến mức không kiếm được việc ở chỗ khác, đến làm chỗ này họ biết thế và họ o ép mình thì còn kêu ca gì được nữa?!?! Tất cả mọi thứ đều có cái lý của nó cả thôi.
Thân ái,
Trí Dũng
Comment