Announcement

Collapse
No announcement yet.

Topic dành cho sinh viên đã ra trường chia sẽ kinh nghiệm (phần 1)

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Chào các em,

    Tôi chia sẻ thêm 1 kinh nghiệm thế này. Đó là việc thương lượng về quyền lợi lúc đi phỏng vấn tuyển dụng.

    Về quan điểm chung, bao giờ mọi người cũng đều mong mua được hàng tốt nhưng giá rẻ. Cho nên với vấn đề lương thưởng cả 2 bên sẽ có yêu cầu ngược nhau, công ty thì muốn trả thấp nhưng việc phải hoàn thành nhiều và tốt, ngược lại người làm thuê thì muốn việc ít và dễ nhưng tiền phải nhiều. Kết quả cuối cùng của việc thương lượng thành công chính là bản hợp đồng mà 2 bên đều đồng ý nhượng bộ một chút.

    Cái tôi muốn nói ở đây là nhiều bạn tuy đã đồng ý với bản hợp đồng ấy nhưng vẫn hậm hực và sau đó làm việc thiếu trách nhiệm, thiếu đạo đức nghề nghiệp.

    Nếu các bạn đã không đồng ý với mức lương đó thì đừng làm việc đó. Đã chấp nhận làm thì phải tuân thủ điều khoản. Nếu mình giải quyết được vấn đề tư tưởng, nghĩ cho nhẹ nhàng hơn thì làm việc sẽ tốt hơn, công ty nhận thấy khả năng và tinh thần trách nhiệm của các bạn sẽ cho các bạn nhiều cơ hội thăng tiến hơn. Hoặc là dù có làm tạm thời ở đó trong thời gian kiếm được công việc khác tốt hơn thì khi xin việc khác các bạn cũng có được bản đánh giá tốt từ công ty cũ để chiếm ưu thế trong thương lượng với công ty mới.

    Đây cũng là 1 trong nhiều cách nghĩ thích việc mình làm như trong bài trước bạn Kiệt đề cập tới.

    Còn nếu mình đã kém đến mức không kiếm được việc ở chỗ khác, đến làm chỗ này họ biết thế và họ o ép mình thì còn kêu ca gì được nữa?!?! Tất cả mọi thứ đều có cái lý của nó cả thôi.

    Thân ái,
    Trí Dũng
    Last edited by dungvt; 11-08-2014, 11:02.

    Comment


    • #32
      Originally posted by dungvt View Post
      Chào các em,

      Tôi chia sẻ thêm 1 kinh nghiệm thế này. Đó là việc thương lượng về quyền lợi lúc đi phỏng vấn tuyển dụng.

      Về quan điểm chung, bao giờ mọi người cũng đều mong mua được hàng tốt nhưng giá rẻ. Cho nên với vấn đề lương thưởng cả 2 bên sẽ có yêu cầu ngược nhau, công ty thì muốn trả thấp nhưng việc phải hoàn thành nhiều và tốt, ngược lại người làm thuê thì muốn việc ít và dễ nhưng tiền phải nhiều. Kết quả cuối cùng của việc thương lượng thành công chính là bản hợp đồng mà 2 bên đều đồng ý nhượng bộ một chút.

      Cái tôi muốn nói ở đây là nhiều bạn tuy đã đồng ý với bản hợp đồng ấy nhưng vẫn hậm hực và sau đó làm việc thiếu trách nhiệm, thiếu đạo đức nghề nghiệp.

      Nếu các bạn đã không đồng ý với mức lương đó thì đừng làm việc đó. Đã chấp nhận làm thì phải tuân thủ điều khoản. Nếu mình giải quyết được vấn đề tư tưởng, nghĩ cho nhẹ nhàng hơn thì làm việc sẽ tốt hơn, công ty nhận thấy khả năng và tinh thần trách nhiệm của các bạn sẽ cho các bạn nhiều cơ hội thăng tiến hơn. Hoặc là dù có làm tạm thời ở đó trong thời gian kiếm được công việc khác tốt hơn thì khi xin việc khác các bạn cũng có được bản đánh giá tốt từ công ty cũ để chiếm ưu thế trong thương lượng với công ty mới.

      Đây cũng là 1 trong nhiều cách nghĩ thích việc mình làm như trong bài trước bạn Kiệt đề cập tới.

      Còn nếu mình đã kém đến mức không kiếm được việc ở chỗ khác, đến làm chỗ này họ biết thế và họ o ép mình thì còn kêu ca gì được nữa?!?! Tất cả mọi thứ đều có cái lý của nó cả thôi.

      Thân ái,
      Trí Dũng
      Dạ em cũng nghĩ như thầy, mình lấy tiền của người ta thì phải đi kèm với trách nhiệm trong đó.
      Bạn nào chưa có kinh nghiệm nhiều thì chịu khó kiếm cty nào áp lực công việc cao cày thì level mau tăng lắm, nhưng khi đi xin việc người ta hỏi mức lương cũng đừng có nói em đi làm kiếm kinh nghiệm chứ lương ko quan trọng nhé=> nói thế này thì chả ai dám tuyển đâu, cứ deal lương theo khả năng của mình

      Comment


      • #33
        Originally posted by 09520546 View Post
        Dạ em cũng nghĩ như thầy, mình lấy tiền của người ta thì phải đi kèm với trách nhiệm trong đó.
        Bạn nào chưa có kinh nghiệm nhiều thì chịu khó kiếm cty nào áp lực công việc cao cày thì level mau tăng lắm, nhưng khi đi xin việc người ta hỏi mức lương cũng đừng có nói em đi làm kiếm kinh nghiệm chứ lương ko quan trọng nhé=> nói thế này thì chả ai dám tuyển đâu, cứ deal lương theo khả năng của mình
        Nhân tiện tôi cũng nói luôn, có rất nhiều công ty có chiến lược "thu hoạch đại trà". Tức là thay vì tuyển sinh viên có điểm khá giỏi thì họ lại chỉ tuyển sinh viên tốt nghiệp mức trung bình/trung bình-khá. Điều này vừa là mang tính tích cực nhưng cũng lại tiêu cực. Các bạn có nhiều kinh nghiệm cùng vào phân tích cho các em sinh viên còn đang học biết nhé.

        Thân ái,
        Trí Dũng

        Comment


        • #34
          Originally posted by dungvt View Post
          Nhân tiện tôi cũng nói luôn, có rất nhiều công ty có chiến lược "thu hoạch đại trà". Tức là thay vì tuyển sinh viên có điểm khá giỏi thì họ lại chỉ tuyển sinh viên tốt nghiệp mức trung bình/trung bình-khá. Điều này vừa là mang tính tích cực nhưng cũng lại tiêu cực. Các bạn có nhiều kinh nghiệm cùng vào phân tích cho các em sinh viên còn đang học biết nhé.

          Thân ái,
          Trí Dũng
          Điểm này dễ thấy ở các công ty outsource. Do đặc thù gia công chỉ đòi hỏi nhân lực nhiều cho khối lượng code/bug lớn, mà không đòi hỏi việc phân tích và đưa ra solution, ứng dụng algorithm hay là design pattern nhiều, vì việc này thường được đảm trách bởi core team của khách hàng, nên hầu như các team outsourcing chỉ tuyển một số ít là những sinh viên giỏi nhằm bổ sung vào lực lượng nòng cốt, còn lại tuyển đại trà sinh viên có kiến thức căn bản vững, toeic tầm 500 để code các module, vừa đông đảo, dễ tuyển, dễ deal lương mà tỉ lệ nhảy việc cũng thấp hơn
          Waiting for the day my nickname get painted black and underlined ...!

          Comment


          • #35
            Originally posted by 08520099 View Post
            Điểm này dễ thấy ở các công ty outsource. Do đặc thù gia công chỉ đòi hỏi nhân lực nhiều cho khối lượng code/bug lớn, mà không đòi hỏi việc phân tích và đưa ra solution, ứng dụng algorithm hay là design pattern nhiều, vì việc này thường được đảm trách bởi core team của khách hàng, nên hầu như các team outsourcing chỉ tuyển một số ít là những sinh viên giỏi nhằm bổ sung vào lực lượng nòng cốt, còn lại tuyển đại trà sinh viên có kiến thức căn bản vững, toeic tầm 500 để code các module, vừa đông đảo, dễ tuyển, dễ deal lương mà tỉ lệ nhảy việc cũng thấp hơn
            Chào em,

            Vậy các em phân tích luôn ưu nhược điểm của các công ty kiểu này cho các em sinh viên biết mà lựa chọn hướng đi chứ mô tả vậy các em chưa hiểu được là có nên làm ở những công ty như thế này hay không hoặc là nếu làm thì phải có chiến lược gì để phát triển cho tốt.

            Thân,
            Trí Dũng

            Comment


            • #36
              Mình mới đi làm cũng hơn 3 tháng thôi, nhưng cũng có cơ hội làm cho 2 công ty và tiếp xúc, quen biết với nhiều nhà tuyển dụng, mình muốn chia sẻ cho các bạn chưa có nhiều kinh nghiệm một vài điều như sau:
              1. Về Kỹ thuật, chuyên môn: Mình thấy rất nhiều bạn hỏi về vấn đề là nên đi theo hướng nào, ngôn ngữ nào thì lương cao. Việc này thật ra không quá quan trọng, chỉ trừ khác biệt quá lớn như phần cứng với phần mềm. Còn các ngôn ngữ như Java, .Net, PHP, Ruby on Rails... đều có thể exchange qua lại chỉ cần bạn vững lập trình căn bản và có khả năng đọc hiểu các framework, thuật toán . Ở đại học, mình chỉ biết .Net, chưa bao giờ làm front-end, giờ mình code Java, CSS, HTML, Jquery, Javascript, cũng không có vấn đề quá lớn.

              2. Việc chọn công ty: Theo ý kiến riêng của mình, với những bạn chưa có kinh nghiệm, lập trình chưa vững, hãy chọn công ty lớn có các chương trình cho intership, fresher, nơi có không gian, có thời gian cho các bạn học hỏi. Có thể một số công ty tuyển đại trà và lương ở mức tương đối thật, nhưng với các công ty lớn như vậy bạn có thể học rất nhiều kinh nghiệm lập trình, mô hình, quy trình của họ. Ở một số công ty nhỏ, lương cao thì cao thiệt, nhưng việc tự bơi và chạy theo tiến độ project khá nặng nên cơ hội cho các bạn nâng cao kĩ năng rất ít. Đừng nghĩ là cty được llợi gì mà hãy nghĩ mình được lợi gì từ cty

              3. Full stack: Mình nghĩ đi theo hướng full stack (Có nghĩa là biết làm tất cả mọi việc trong quy trình làm phần mềm, biết hết từ server, data đến Backend, UI, UX,... bạn sẽ kiêm cả BA, Dev Back-end, Dev Front-end, quản trị database, tester... ) rất dễ mang đến thành công cho các bạn, đi đâu cũng làm được, dễ lên vị trí cao hơn. Các công ty lập trình giờ cũng bắt đầu tìm hiểu và theo hướng này. Các bạn có thể tìm hiểu về scrum và agile.

              4. Tố chất để được tuyển dụng: có 2 yếu tố cực kì quan trọng mà đi đâu mình cũng được nhắc tới.
              Thứ nhất là Đạo đức, thái độ: Người giỏi không thiếu, chỉ có người với thái độ tốt là khó tìm. Thái độ tốt ở đây là thái độ nghiêm túc với công việc của mình, cởi mở với những cái mới và sẵn sàng hỗ trợ mọi người. Một bạn Developer mới ra trường có thể được train về Ruby on Rails hoặc iOS trong 1-2 tháng và làm được việc ngay, nhưng một người kênh kiệu và tự cao thì rất khó để thay đổi họ. Mình làm 2 công ty và đã chứng kiến các bạn cực kì giỏi nhưng chỉ biết có một mình mình ra đi rồi. Đạo đức nữa, mình nghĩ các bạn hãy thành thật, thậm chí các bạn xin nghỉ việc vì cty khác offer lương cao hơn, cũng hãy nói thẳng. Mình nghe rất nhiều nhà tuyển dụng nói rằng họ không thích nghe vòng vo, hôm trước vừa nghe bạn báo nghỉ làm để dành thời gian học, hôm sau đã thấy check-in ở cty khác, cái nhìn của họ về bạn sẽ không tốt là một chuyện, chuyện khác là các nhà tuyển dụng dù ở công ty đối thủ, cạnh tranh nhưng vẫn hay đi cafe, liên lạc và trò chuyện với nhau. Những gì bạn đã làm ở cty cũ, đừng nghĩ họ không biết.
              Thứ hai là Kỹ năng (làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, tiếng anh, giao tiếp...). Theo ý kiến chủ quan của mình, cái này quan trọng hơn cả technical. Các bạn có skill tốt hơn luôn có một bảng đánh giá tốt, lương cao hơn hẳn các bạn dev pro (mà chỉ biết code thôi). Anh manager của mình có chia sẻ trong những đợt interview anh luôn đánh giá các bạn có tham gia hoạt động nhóm, đoàn-hội, các chương trình tình nguyện xã hội hoặc có một team, một club riêng cao hơn các bạn khác vì những bạn này sẽ thân thiện, biết cách làm việc, phối hợp với người khác hơn.
              Tiếng Anh cũng rất quan trọng. Có những cty không sử dụng tiếng anh vẫn thích tuyển người giỏi tiếng anh. Và chắc chắn là nếu bạn muốn lên vị trí cao hơn thì yếu tố đó là điều không thể thiếu

              5. Hãy tập cái nhìn của user, để cái "tâm" vào việc mình làm: Từ lúc code các phần mềm nhỏ đem bán cho đến lúc làm cty như bây giờ, có một số chuyện làm mình bất ngờ nhưng ngẫm lại thấy rất đúng. Có những chuyện dev hay nghĩ là rất dễ, để từ từ code sau, nhưng với user lại là 1 chuyện rất quan trọng, hơn cả việc bạn release cho họ chức năng mới nữa, chẳng hạn như sort, search, hoặc là hiện giờ theo 24h/12h... mà những việc này bị 1 cái là ở đại học không chú trọng. Các bạn làm đồ án, luận văn, thầy cô thường chú trọng vào các technical mới, các thuật toán. Còn đi làm cty, chỉ cần 2 cái input lệch nhau 1px, hoặc cùng 1 loại input nhưng trang này validation min là 0, trang kia min là 1 thì task của bạn cũng fail rồi (mặc dù trang kia là task của người khác đi chăng nữa). Việc này cho thấy không những bạn phải quan tâm task của bạn mà còn phải quan tâm task của member khác nữa.
              Last edited by 09520460; 12-08-2014, 00:01.

              Comment


              • #37
                Originally posted by 08520099 View Post
                Điểm này dễ thấy ở các công ty outsource. Do đặc thù gia công chỉ đòi hỏi nhân lực nhiều cho khối lượng code/bug lớn, mà không đòi hỏi việc phân tích và đưa ra solution, ứng dụng algorithm hay là design pattern nhiều, vì việc này thường được đảm trách bởi core team của khách hàng, nên hầu như các team outsourcing chỉ tuyển một số ít là những sinh viên giỏi nhằm bổ sung vào lực lượng nòng cốt, còn lại tuyển đại trà sinh viên có kiến thức căn bản vững, toeic tầm 500 để code các module, vừa đông đảo, dễ tuyển, dễ deal lương mà tỉ lệ nhảy việc cũng thấp hơn
                Ưu điểm làm outsource:
                + Áp lực thời gian không lớn, ít OT. Ví dụ như qui định của TMA có đoạn ghi: Cty không khuyến khích làm thêm giờ (OT) và sẽ không trả tiền làm thêm giờ cho NV.
                Còn việc sử dụng quĩ tg rảnh của các bạn làm gì thì tùy mỗi người. Mình ham chơi nên hay dành tg đó để đi chơi đàn đúm
                + Áp lực deadline không lớn: tạm nói là không lớn hơn làm product, với đk là kích cỡ dự án lớn xíu và cty có nhân lực đông đủ. Một số cty outsource nhưng là outsource mobile, toàn nhận dự án game 2-3 tháng thì áp lực deadline cũng ko nhỏ.
                + Nhiều cơ hội đi làm onsite: các cty outsource có khách hàng ở nhiều nước trên TG. Nếu sự thể hiện của bạn là tốt ở trong team, khả năng được đi làm việc onsite và nhận 2 lương trong tg onsite, kiêm đi du lịch các kiểu là điều không khó. Năm 2014 này lớp CNPM03 ở riêng TMA đã có 3 bạn đi onsite tại các nước
                + Trau dồi tiếng Anh nghe, viết: môi trường làm việc thường xuyên dưới sự giám sát của khách hàng nước ngoài nên các bạn phải mail = t/a, chat với khách hàng, co-op với các team khác, như dự án của mình thì làm chung với 1 team Ấn. Ngoài ra bạn còn thường xuyên dự conference call để bạn công việc với các bên ở nước ngoài, ngôn ngữ phần đa không Anh thì cũng thường là Nhật.

                Nhược điểm:
                + Ít gái gú: ờ thì làm outsource, ko có mảng product nên chẳng mấy khi tuyển các bợn nữ trường kinh tế ==> haiz
                + Đãi ngộ kém hơn: đặc trưng của cty làm outsource, phòng ban thì ít nhưng kích thước nhân sự ở bộ phận code rất là to nên đãi ngộ bên bộ phận code + tester khá là bị chia nhỏ, trở nên ít được chăm chút hơn . Cty mình 1 năm đi chơi xa 1 lần, kính phí team fund cũng khá là eo hẹp. Các cty product thường hay có nhiều hoạt động sôi nổi do đủ nam đủ nữ, lại hay có cớ ăn chơi (phát hành sản phẩm này nọ ) Thấy mấy bạn làm bên VNG hay đi chơi với tổ chức party lắm
                + Làm lâu dễ chai mòn bản thân: nhịp điệu đều đều, ít sự cạnh tranh dẫn đến việc ta dễ chai mòn bản thân, thiếu động lực để mà đi lên, nắm bắt cơ hội phát triển bản thân. Ngoài ra môi trường làm outsource bạn ít tiếp xúc với người khác ngành nghề nên ít biết về họ, dẫn tới giao tiếp cũng bị hạn chế.

                Đôi điều vậy thôi, cảm nhận bản thân không dám chắc là đúng nhưng cũng hi vọng chia sẻ được ít nhiều cho các em, các bạn
                Waiting for the day my nickname get painted black and underlined ...!

                Comment


                • #38
                  Originally posted by 09520460 View Post
                  1. Về Kỹ thuật, chuyên môn: Mình thấy rất nhiều bạn hỏi về vấn đề là nên đi theo hướng nào, ngôn ngữ nào thì lương cao. Việc này thật ra không quá quan trọng, chỉ trừ khác biệt quá lớn như phần cứng với phần mềm. Còn các ngôn ngữ như Java, .Net, PHP, Ruby on Rails... đều có thể exchange qua lại chỉ cần bạn vững lập trình căn bản và có khả năng đọc hiểu các framework, thuật toán . Ở đại học, mình chỉ biết .Net, chưa bao giờ làm front-end, giờ mình code Java, CSS, HTML, Jquery, Javascript, cũng không có vấn đề quá lớn.


                  .
                  cái này trước kia thì ko, bây giờ thì có đó, giờ nhân lực IT đầy rẫy nên người ta ưu tiên những người biết chuyên sâu hơn

                  Comment


                  • #39
                    Originally posted by 10520526 View Post
                    Vị trí và khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp

                    Sinh viên tốt nghiệp ngành Khoa học máy tính có thể làm việc ở các phạm vi và lĩnh vực khác nhau như:
                    - Chuyên viên phân tích, thiết kế, cài đặt các đề án công nghệ thông tin đáp ứng các ứng dụng khác nhau trong các cơ quan, công ty, trường học,....
                    - Có thể làm việc với vai trò là một Chuyên viên lập dự án, lên kế hoạch, hoạch định chính sách phát triển các ứng dụng tin học, hoặc một lập trình viên phát triển các phần mềm hệ thống.
                    - Làm việc trong các công ty sản xuất, gia công phần mềm trong nước cũng như nước ngoài. Làm việc tại các công ty tư vấn đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì các hệ thống thông tin hoặc làm việc tại bộ phận công nghệ thông tin.
                    - Cán bộ nghiên cứu khoa học và ứng dụng Công nghệ thông tin ở các viện, trung tâm nghiên cứu, cơ quan nghiên cứu của các Bộ, Ngành, các trường đại học, cao đẳng.
                    - Giảng dạy các môn liên quan đến khoa học máy tính tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và các trường phổ thông.

                    Nguốn: http://cs.uit.edu.vn/index/index.php/vi/dao-tao/cncq
                    Cái này chỉ trên lý thuyết thôi nhá, thực tế nó khác xa nhiều lắm các bạn ơi , muốn biết thực tế ra sao phải khảo sát, hãy liên hệ các anh chị đã ra trường xem họ đã và đang làm j, chứ đọc cái đó mơ mộng rồi có ngày rớt vực.

                    P/s: đối với khoa KTMT mình cũng đã làm 1 topic chia sẻ đôi chút về hướng đi trong khoa và thực tế công việc ở ngoài (nhưng k biết sao giờ k tìm thấy nữa)
                    Cần phải biết rất nhiều để có thể biết nghi ngờ.:salute:

                    Comment


                    • #40
                      Originally posted by 09520546 View Post
                      cái này trước kia thì ko, bây giờ thì có đó, giờ nhân lực IT đầy rẫy nên người ta ưu tiên những người biết chuyên sâu hơn
                      Giờ An thấy cũng nhiều mà, mới đi làm có 3 tháng nên thấy vậy. Họ cần biết rộng, ko cần sâu, sâu họ có thể train khi vào làm, chừng 1-3 tháng là làm đc. Mấu chốt để tuyển là thái độ và skill

                      Comment


                      • #41
                        Originally posted by 08520099 View Post
                        Ưu điểm làm outsource:
                        + Áp lực thời gian không lớn, ít OT. Ví dụ như qui định của TMA có đoạn ghi: Cty không khuyến khích làm thêm giờ (OT) và sẽ không trả tiền làm thêm giờ cho NV.
                        Còn việc sử dụng quĩ tg rảnh của các bạn làm gì thì tùy mỗi người. Mình ham chơi nên hay dành tg đó để đi chơi đàn đúm
                        + Áp lực deadline không lớn: tạm nói là không lớn hơn làm product, với đk là kích cỡ dự án lớn xíu và cty có nhân lực đông đủ. Một số cty outsource nhưng là outsource mobile, toàn nhận dự án game 2-3 tháng thì áp lực deadline cũng ko nhỏ.
                        + Nhiều cơ hội đi làm onsite: các cty outsource có khách hàng ở nhiều nước trên TG. Nếu sự thể hiện của bạn là tốt ở trong team, khả năng được đi làm việc onsite và nhận 2 lương trong tg onsite, kiêm đi du lịch các kiểu là điều không khó. Năm 2014 này lớp CNPM03 ở riêng TMA đã có 3 bạn đi onsite tại các nước
                        + Trau dồi tiếng Anh nghe, viết: môi trường làm việc thường xuyên dưới sự giám sát của khách hàng nước ngoài nên các bạn phải mail = t/a, chat với khách hàng, co-op với các team khác, như dự án của mình thì làm chung với 1 team Ấn. Ngoài ra bạn còn thường xuyên dự conference call để bạn công việc với các bên ở nước ngoài, ngôn ngữ phần đa không Anh thì cũng thường là Nhật.

                        Nhược điểm:
                        + Ít gái gú: ờ thì làm outsource, ko có mảng product nên chẳng mấy khi tuyển các bợn nữ trường kinh tế ==> haiz
                        + Đãi ngộ kém hơn: đặc trưng của cty làm outsource, phòng ban thì ít nhưng kích thước nhân sự ở bộ phận code rất là to nên đãi ngộ bên bộ phận code + tester khá là bị chia nhỏ, trở nên ít được chăm chút hơn . Cty mình 1 năm đi chơi xa 1 lần, kính phí team fund cũng khá là eo hẹp. Các cty product thường hay có nhiều hoạt động sôi nổi do đủ nam đủ nữ, lại hay có cớ ăn chơi (phát hành sản phẩm này nọ ) Thấy mấy bạn làm bên VNG hay đi chơi với tổ chức party lắm
                        + Làm lâu dễ chai mòn bản thân: nhịp điệu đều đều, ít sự cạnh tranh dẫn đến việc ta dễ chai mòn bản thân, thiếu động lực để mà đi lên, nắm bắt cơ hội phát triển bản thân. Ngoài ra môi trường làm outsource bạn ít tiếp xúc với người khác ngành nghề nên ít biết về họ, dẫn tới giao tiếp cũng bị hạn chế.

                        Đôi điều vậy thôi, cảm nhận bản thân không dám chắc là đúng nhưng cũng hi vọng chia sẻ được ít nhiều cho các em, các bạn
                        Anh nói đúng hết...vì những nhược điểm đó mà mình không thích làm trong mảng outsource lắm và thực tế cũng rất nhiều bạn ra trường cũng như vậy...nhiều người mình biết làm trong các công ty công nghệ Việt hay startup, chứ không chọn những công ty lớn chuyên về outsource như KMS, FPT, TMA, CSC,...
                        Mình cũng có một vài ý kiến về sinh viên ra trường nên chọn các công ty lớn hay các công ty nhỏ:
                        - Công ty lớn:
                        + Học hỏi được nhiều, từ kinh nghiệm, quy trình làm việc chuyên nghiệp đến các mối quan hệ.
                        + Làm công ty lớn thì oai hơn :P
                        + Lương bổng không cao, ở mức mặt bằng chung nhưng chế độ, phúc lợi ổn định và đầy đủ.
                        +Thích hợp để khởi đầu sự nghiệp, tạo nền tảng chuyên môn cũng như làm đẹp CV. :P
                        -Công ty nhỏ:
                        + Đa số là startup, các bạn sẽ có một sản phẩm có công sức mình đóng góp...cảm giác thì phê thôi rồi
                        + Công ty nhỏ nên nhiều khả năng là chức to :sexy:....tham gia các team startup thì hoàn toàn có thể mới ra trường đã là Team Lead, Tech Lead, CTO,....:shame:
                        + Rèn luyện khả năng tự tìm tòi, tìm hiểu, đối phó và xử lý khó khăn thử thách.
                        + Lương đa số cao hơn các công ty lớn, tuy nhiên phúc lợi thì không bằng, thêm cái là tham gia startup thì xác định rất khó khăn, không ổn định nên cần phải tâm huyết rất lớn.

                        Comment


                        • #42
                          Nói tóm lại, quan trọng là môi trường hợp hay không hợp. Còn làm ở đâu thì tùy vào sở thích và định hướng phát triển của mỗi cá nhân.
                          Kinh nghiệm làm việc thì tự tích lũy, tham gia dự án nhiều thì tự nhiên code sẽ lên tay, quan trọng là chịu khó học hỏi, tự nâng cao trình độ.
                          Hiện nay, nếu ai muốn đi theo con đường kỹ sư cầu nối thì nên đầu tư vào Tiếng Nhật, còn những ai không có khả năng cao về ngoại ngữ thì chỉ nên focus vào một ngoại ngữ thôi. Điều quan trọng là nền tảng căn bản phải vững chắc, tư duy logic là điều rất cần thiết. Sau này, chả phải ai giỏi asp.net, hoặc giỏi j2ee là ra làm cái đó hoài...

                          Comment


                          • #43
                            Mới ra trường nhưng đã có 17 năm ăn chơi phá làng phá xóm, phá những đứa bạn siêng học kế bên, ngoài ra thì hơn 5 năm kinh nghiệm trong yêu đơn phương Hiện tại làm phục vụ tại nhà hàng

                            Comment


                            • #44
                              Originally posted by 12520167 View Post
                              Em định theo dev java nhưng thật sự chưa biết học từ đâu và thứ tự ra sao, anh có thể chia sẻ cho em với được không
                              Theo mình trước tiên bạn nên tìm hiểu kỹ về java core, oop. Xong rồi xác định theo mảng web hay android.... Mình theo web nên chỉ nói về mảng Web. Căn bản thì html, css, javascript, ajax...jsp, servlet. Tiếp đến tìm hiểu các framework của nó, tốt nhất thì nên thành thạo 1 framework nào đó..đến đây thì bạn sẽ biêt làm gì tiếp theo.
                              Đó là ý kiến cá nhân của mình, có gì nhờ mọi người góp ý thêm. Good luck

                              Comment


                              • #45
                                Originally posted by 08520081 View Post
                                Nói tóm lại, quan trọng là môi trường hợp hay không hợp. Còn làm ở đâu thì tùy vào sở thích và định hướng phát triển của mỗi cá nhân.
                                Kinh nghiệm làm việc thì tự tích lũy, tham gia dự án nhiều thì tự nhiên code sẽ lên tay, quan trọng là chịu khó học hỏi, tự nâng cao trình độ.
                                Hiện nay, nếu ai muốn đi theo con đường kỹ sư cầu nối thì nên đầu tư vào Tiếng Nhật, còn những ai không có khả năng cao về ngoại ngữ thì chỉ nên focus vào một ngoại ngữ thôi. Điều quan trọng là nền tảng căn bản phải vững chắc, tư duy logic là điều rất cần thiết. Sau này, chả phải ai giỏi asp.net, hoặc giỏi j2ee là ra làm cái đó hoài...
                                Em thì không giỏi tiếng anh lắm,nên giờ đang học tiếng nhật.Anh thấy chỉ học mình tiếng nhật được không?
                                Designer and Photographer
                                Contact me:
                                0168 3 909 837 - 0905 39 49 95
                                Skype: trung3105@outlook.com

                                Comment

                                LHQC

                                Collapse
                                Working...
                                X