Announcement

Collapse
No announcement yet.

Topic dành cho sinh viên đã ra trường chia sẽ kinh nghiệm (phần 1)

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • 08520229
    replied
    Originally posted by 09520234 View Post
    Cái ngành thiết kế vi mạch nói chung giờ các cty họ gọi là LSI design, mà trong cái này còn chia tùm lum thứ nữa, không nhất thiết là phải code đâu anh
    ủa có hả em ... là những mảng nào thế. Còn cái LSI anh nhớ là viết tắt của Large Scale Intergration ... xưa học nhớ ngoài nó ra còn có Very Large Scale Intergration nữa mà ta

    Leave a comment:


  • 09520234
    replied
    Originally posted by 08520229 View Post
    Mảng đó cũng code thấy bà... trừ khi em đủ trình làm bên analog design... cơ mà bên đó lâu lâu cũng code ))
    Cái ngành thiết kế vi mạch nói chung giờ các cty họ gọi là LSI design, mà trong cái này còn chia tùm lum thứ nữa, không nhất thiết là phải code đâu anh

    Leave a comment:


  • 09520109
    replied
    Originally posted by 09520460 View Post
    Mình mới đi làm cũng hơn 3 tháng thôi, nhưng cũng có cơ hội làm cho 2 công ty và tiếp xúc, quen biết với nhiều nhà tuyển dụng, mình muốn chia sẻ cho các bạn chưa có nhiều kinh nghiệm một vài điều như sau:
    1. Về Kỹ thuật, chuyên môn: Mình thấy rất nhiều bạn hỏi về vấn đề là nên đi theo hướng nào, ngôn ngữ nào thì lương cao. Việc này thật ra không quá quan trọng, chỉ trừ khác biệt quá lớn như phần cứng với phần mềm. Còn các ngôn ngữ như Java, .Net, PHP, Ruby on Rails... đều có thể exchange qua lại chỉ cần bạn vững lập trình căn bản và có khả năng đọc hiểu các framework, thuật toán . Ở đại học, mình chỉ biết .Net, chưa bao giờ làm front-end, giờ mình code Java, CSS, HTML, Jquery, Javascript, cũng không có vấn đề quá lớn.

    2. Việc chọn công ty: Theo ý kiến riêng của mình, với những bạn chưa có kinh nghiệm, lập trình chưa vững, hãy chọn công ty lớn có các chương trình cho intership, fresher, nơi có không gian, có thời gian cho các bạn học hỏi. Có thể một số công ty tuyển đại trà và lương ở mức tương đối thật, nhưng với các công ty lớn như vậy bạn có thể học rất nhiều kinh nghiệm lập trình, mô hình, quy trình của họ. Ở một số công ty nhỏ, lương cao thì cao thiệt, nhưng việc tự bơi và chạy theo tiến độ project khá nặng nên cơ hội cho các bạn nâng cao kĩ năng rất ít. Đừng nghĩ là cty được llợi gì mà hãy nghĩ mình được lợi gì từ cty

    3. Full stack: Mình nghĩ đi theo hướng full stack (Có nghĩa là biết làm tất cả mọi việc trong quy trình làm phần mềm, biết hết từ server, data đến Backend, UI, UX,... bạn sẽ kiêm cả BA, Dev Back-end, Dev Front-end, quản trị database, tester... ) rất dễ mang đến thành công cho các bạn, đi đâu cũng làm được, dễ lên vị trí cao hơn. Các công ty lập trình giờ cũng bắt đầu tìm hiểu và theo hướng này. Các bạn có thể tìm hiểu về scrum và agile.

    4. Tố chất để được tuyển dụng: có 2 yếu tố cực kì quan trọng mà đi đâu mình cũng được nhắc tới.
    Thứ nhất là Đạo đức, thái độ: Người giỏi không thiếu, chỉ có người với thái độ tốt là khó tìm. Thái độ tốt ở đây là thái độ nghiêm túc với công việc của mình, cởi mở với những cái mới và sẵn sàng hỗ trợ mọi người. Một bạn Developer mới ra trường có thể được train về Ruby on Rails hoặc iOS trong 1-2 tháng và làm được việc ngay, nhưng một người kênh kiệu và tự cao thì rất khó để thay đổi họ. Mình làm 2 công ty và đã chứng kiến các bạn cực kì giỏi nhưng chỉ biết có một mình mình ra đi rồi. Đạo đức nữa, mình nghĩ các bạn hãy thành thật, thậm chí các bạn xin nghỉ việc vì cty khác offer lương cao hơn, cũng hãy nói thẳng. Mình nghe rất nhiều nhà tuyển dụng nói rằng họ không thích nghe vòng vo, hôm trước vừa nghe bạn báo nghỉ làm để dành thời gian học, hôm sau đã thấy check-in ở cty khác, cái nhìn của họ về bạn sẽ không tốt là một chuyện, chuyện khác là các nhà tuyển dụng dù ở công ty đối thủ, cạnh tranh nhưng vẫn hay đi cafe, liên lạc và trò chuyện với nhau. Những gì bạn đã làm ở cty cũ, đừng nghĩ họ không biết.
    Thứ hai là Kỹ năng (làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, tiếng anh, giao tiếp...). Theo ý kiến chủ quan của mình, cái này quan trọng hơn cả technical. Các bạn có skill tốt hơn luôn có một bảng đánh giá tốt, lương cao hơn hẳn các bạn dev pro (mà chỉ biết code thôi). Anh manager của mình có chia sẻ trong những đợt interview anh luôn đánh giá các bạn có tham gia hoạt động nhóm, đoàn-hội, các chương trình tình nguyện xã hội hoặc có một team, một club riêng cao hơn các bạn khác vì những bạn này sẽ thân thiện, biết cách làm việc, phối hợp với người khác hơn.
    Tiếng Anh cũng rất quan trọng. Có những cty không sử dụng tiếng anh vẫn thích tuyển người giỏi tiếng anh. Và chắc chắn là nếu bạn muốn lên vị trí cao hơn thì yếu tố đó là điều không thể thiếu

    5. Hãy tập cái nhìn của user, để cái "tâm" vào việc mình làm: Từ lúc code các phần mềm nhỏ đem bán cho đến lúc làm cty như bây giờ, có một số chuyện làm mình bất ngờ nhưng ngẫm lại thấy rất đúng. Có những chuyện dev hay nghĩ là rất dễ, để từ từ code sau, nhưng với user lại là 1 chuyện rất quan trọng, hơn cả việc bạn release cho họ chức năng mới nữa, chẳng hạn như sort, search, hoặc là hiện giờ theo 24h/12h... mà những việc này bị 1 cái là ở đại học không chú trọng. Các bạn làm đồ án, luận văn, thầy cô thường chú trọng vào các technical mới, các thuật toán. Còn đi làm cty, chỉ cần 2 cái input lệch nhau 1px, hoặc cùng 1 loại input nhưng trang này validation min là 0, trang kia min là 1 thì task của bạn cũng fail rồi (mặc dù trang kia là task của người khác đi chăng nữa). Việc này cho thấy không những bạn phải quan tâm task của bạn mà còn phải quan tâm task của member khác nữa.
    Like mạnh bài này! Mì ăn liền thì pha chế rất nhanh nhưng cơm gạo thì khác

    Leave a comment:


  • 11520537
    replied
    Originally posted by 10520044 View Post
    Một topic rất hay, mong là có nhiều anh chị ra trường trước rồi vào chia sẻ, em biết nhiều người học cái này rồi ra làm cái kia,thậm chí chẳng liên quan gì tới IT,
    vì đời không phải lúc nào cũng suôn sẻ như dự định của mình.
    Riêng mình mặc dù đang học KTMT năm 4 nhưng mình ghét code ( code được nhưng không thích chứ ko phải là ko biết), thiết kế vi mạch hoặc nhúng thì chủ yếu dành cho sinh viên giỏi và chăm (thường là top 10 của khoa, kiếm được việc ở 2 ngành này thì bộn tiền )
    Hướng đi hiện tại của mình là kĩ thuật viên + quản trị hệ thống, các kiến thức chuyên môn cần để đi theo cũng chuẩn bị gần đủ rồi, ra trường thế là làm thôi
    Anh cứ đùa, học KTMT mà từ chối cơ hội dấn thân vào Ngành Công nghiệp Bán dẫn thì quả là đáng tiếc, học Computer Architecture xong biết thiết kế Data-path, học MicroController-MicroProcessor xong biết giải mã địa chỉ và kiến trúc CPU và ngoại vi, học Digital System và Verilog ra có thể thiết kế được máy trạng thái, học Hướng đối tượng xong thì dễ dàng để học mấy kỹ thuật verification, học Thiết kế vi mạch xong đủ hiểu nguyên lý mức CMOS, timing. Họ - những nhà tuyển dụng đâu cần nhiều hơn thế, và sinh viên Khoa KTMT còn có nhiều hơn thế cơ mà, code từ Desktop tới Network, code luôn cả Mobile, Micro-Controller.

    Leave a comment:


  • 09520567
    replied
    ra trường, thất nghiệp, lấy vợ, xong.... hehehehe :love::doubt::sure:

    Leave a comment:


  • 10520085
    replied
    Originally posted by 08520270 View Post
    Có 10 triệu/tháng mà tiền bạc dư dả cái nỗi gì. :sad:
    Đúng là 10tr/ 1 tháng thì không gọi là dư dả thật.

    Leave a comment:


  • 12520429
    replied
    Originally posted by 07520193 View Post
    MMT thì số đông vẫn theo lập trình, còn lại là mạng, tester, design,... Ngành mạng thường khó tuyển vì các công ty cần nhu cầu rất ít so với lập trình. Hơn nữa thường yêu cầu các bằng cấp quốc tế MCSA, MCSE, CCNA,... khá tốn kém. 1 khó khăn nữa là ngành mạng rất chuộng kinh nghiệm nên các bạn sv nào mới ra trường sẽ khá vất vả ban đầu. Tuy nhiên ngành mạng có thể làm lâu dài tới già, lập trình tầm ngoài 30 tuổi là phải lên Project manager hoạc quản lý chứ code bắt đầu khó khăn rồi.
    Em cũng đang học khoa Mạng, cũng không giỏi :sweat: và cũng chưa xác định theo hướng nào,chỉ đơn giản là làm theo cái mình thích thui. Code thì chưa giỏi ( nhung sẽ học vì em thích viết app ) các ngành bên khoa thì em nghĩ hướng web và viết ứng dung vậy thì em nên đầu tư vào từ đâu là có thể hỗ trợ dc mấy cái đó

    Leave a comment:


  • 08520270
    replied
    Originally posted by 10520044 View Post
    nếu 1 nghề mang lại địa vị xã hội và tiền bạc ko đến nỗi
    còn 1 nghề mang lại tiền bạc dư dả, bạn thích cái nào hơn
    Có 10 triệu/tháng mà tiền bạc dư dả cái nỗi gì. :sad:

    Leave a comment:


  • 10520044
    replied
    Originally posted by 10520526 View Post
    Mình chọn ngành lương cao và ổn định
    nếu 1 nghề mang lại địa vị xã hội và tiền bạc ko đến nỗi
    còn 1 nghề mang lại tiền bạc dư dả, bạn thích cái nào hơn

    Leave a comment:


  • 10520645
    replied
    Hồi đó trước khi vào trường, mình cũng tìm hiểu, tham khảo những kinh nghiệm của anh chị đi trước như thế này lắm, cơ mà hồi đó ngộ, chả hiểu gì, đọc xong đầu óc cứ loạn lên, chả biết đi hướng nào..
    Giờ sau 1 chặng đường không quá dài nhưng cũng chẳng ngắn, thấy mình bây giờ và hồi đó thật khác :love:

    Leave a comment:


  • 08520229
    replied
    Originally posted by 09520234 View Post
    Mình ko thích code nên giờ đang làm về mảng thiết kế vi mạch đây bạn :byebye:
    Mảng đó cũng code thấy bà... trừ khi em đủ trình làm bên analog design... cơ mà bên đó lâu lâu cũng code ))

    Leave a comment:


  • 10520526
    replied
    Originally posted by 10520044 View Post
    ví dụ giờ làm nhân viên IT đúng ngành đc 6,7 tr/tháng và làm nhân viên phòng gym hoặc phục vụ nhà hàng 10tr/tháng các bạn chọn thế nào ?
    ở đây phát sinh 1 cái gọi là tự ái nghề nghiệp, tiếng và miếng
    Mình chọn ngành lương cao và ổn định

    Leave a comment:


  • 10520044
    replied
    ví dụ giờ làm nhân viên IT đúng ngành đc 6,7 tr/tháng và làm nhân viên phòng gym hoặc phục vụ nhà hàng 10tr/tháng các bạn chọn thế nào ?
    ở đây phát sinh 1 cái gọi là tự ái nghề nghiệp, tiếng và miếng
    Last edited by 10520044; 15-08-2014, 19:29.

    Leave a comment:


  • 07520193
    replied
    Originally posted by 10520044 View Post
    đa số sinh viên IT ra đi theo hướng lập trình vì nó có nhu cầu lớn về tuyển dụng với mức lương cao so với mặt bằng chung.
    mình thắc mắc 1 điều là các a chị khoa KMTT, MMT, KHMT giờ ra đang làm ở lĩnh vực nào ?
    MMT thì số đông vẫn theo lập trình, còn lại là mạng, tester, design,... Ngành mạng thường khó tuyển vì các công ty cần nhu cầu rất ít so với lập trình. Hơn nữa thường yêu cầu các bằng cấp quốc tế MCSA, MCSE, CCNA,... khá tốn kém. 1 khó khăn nữa là ngành mạng rất chuộng kinh nghiệm nên các bạn sv nào mới ra trường sẽ khá vất vả ban đầu. Tuy nhiên ngành mạng có thể làm lâu dài tới già, lập trình tầm ngoài 30 tuổi là phải lên Project manager hoạc quản lý chứ code bắt đầu khó khăn rồi.

    Leave a comment:


  • 10520526
    replied
    Originally posted by tecongx View Post
    chưa tìm được việc thì có kinh nghiệm gì nhỉ
    Đối với mình, là một sinh viên, chưa từng thực tập hay đi làm ở đâu thì có nêu một số kinh nghiệm sau:
    - Kinh nghiệm từ các hoạt động Đoàn - Hội.
    - Kinh nghiệm làm việc nhóm từ các đồ án môn học.
    - Kết quả các cuộc thi học thuật.
    - ....
    Nói chung mấy cái này cũng đưa vào CV được hết

    Leave a comment:

LHQC

Collapse
Working...
X