Announcement
Collapse
No announcement yet.
Việt Nam có thể trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới
Collapse
X
-
Originally posted by 09520133 View Posthơ! quê iem chưa được như vậy ( :-s
từ Hán - Việt đó mà
Comment
-
Originally posted by 08520599 View PostChính vì thế nên bạn chết vì thiếu hiểu biết. Muốn chơi với người ta thì phải hiểu người ta chứ. Muốn đánh cũng phải biết người ta yếu điểm nào, mạnh điểm nào mà đập chứ nhở?? Đâu phải hăm he nhau thì không được buôn bán với nhau. Mai mốt Trung Quốc nó lên kinh tế #1 thế giới, muốn giao dịch với nó cũng phải biết tí về nó chứ.
Comment
-
BGD&ĐT công bố xin ý kiến rộng rãi dự thảo chương trình tiếng Hoa cấp tiểu học và cấp THCS
Sẽ đưa tiếng Hoa vào dạy tiểu học, THCS
Còn chuyện đưa vào dạy thì chả thấy đề cập gì trong nội dung bài báo, chỉ giật ở mỗi cái tít để hút khách, chất lượng bài viết gần như copy & paste. Nói chung là quá kém, tranh luận vì cái thứ này không đáng mất thời gian.
Comment
-
Originally posted by 11520046 View PostAnh em đừng manh động, cái này hình như là tiếng dân tộc Hoa, không phải tiếng tq, mà chả biết 2 cái này có gì khác nhau hay không?!
Originally posted by 08520195 View PostBỏ qua chuyện sĩ diện dân tộc hay chính trị, học tiếng Hoa cũng có cái lợi của nó. Học tiếng Hoa sẽ thấy hiểu nguồn gốc của phần lớn từ trong tiếng Việt, bởi tiếng Việt là phiên âm của rất nhiều chữ Hán. Những ng có học chữ Hán thường rất ít khi viết sai chính tả chữ Việt Cái thứ 2 là nếu học tiếng Hoa rồi sẽ thấy tiếng Nhật, Hàn dễ dàng hơn nhiều.
Trong tiếng Nhật thì có sử dụng 1 số loại chữ, trong đó có chữ Hoa nên nếu học xong tiếng Hoa mà học luôn tiếng Nhật thì hay. Còn tiếng Hàn thì không sử dụng chữ Hoa trong đó hoặc do mình chưa "thấy" chăng.
Originally posted by 09520584 View Posthọc nhiều quá sẽ nổ não đấy =)) ko phải dân VN nào cũng muốn làm nhà ngôn ngữ học, và cái nào giao tiếp tốt trong môi trường sát phạt cao mới đáng học chứ nhỉ :-? Càng có tính cạnh tranh thì lợi nhuận càng dữ. Học tiếng TQ (nếu thật sự là tiếng TQ chứ ko phải tiếng Dân tộc anh em) thì hiện nay nước ta đã thiếu chất xám + bị ép liên tục trên biển thế thì khác nào làm "Cõng rắn cắn gà nhà" ...
Originally posted by 11520711 View PostỦa, tiếng việt có nguồn gốc từ tiếng la tinh mà, chữ nôm mới có nguồn gốc từ chữ hán chứ.
Originally posted by 08520599 View PostTiếng Anh đưa vào từ chương trình mẫu giáo rồi bạn ơi. Mình không biết ý định của các nhà lãnh đạo thế nào. Nhưng mà thấy học càng nhiều ngoại ngữ thì càng tốt. Nước mình đâu cần phải có nhiều nhà nghiên cứu Toán, Lý, Hóa làm gì. Tất cả đi kinh doanh là mau giàu
Originally posted by 08520599 View PostMà chúng ta cãi nhau làm gì. Đây là chương trình học tiếng dân tộc Hoa (1 thành phần trong đại gia đình 54 dân tộc Việt Nam) chứ có dạy phải tiếng Trung Hoa đâu??
Comment
-
Chưa gì các bạn đã giãy nảy lên. Chẳng cần nói đâu xa, đa phần dân Sing bây giờ đều thông thạo 3 ngoại ngữ là tiếng Anh, Hoa và Malaysia, đôi khi là Indonesia nữa.
P/s: nhiều lúc nghe bọn Tàu nó n/c mình cũng ước gì mình bít tiếng nó để nghe xem nó nói cái gìWaiting for the day my nickname get painted black and underlined ...!
Comment
-
Thông tin chính xác nè: http://www.moet.gov.vn/?page=6.10&view=4015
Khỏi lăn tăn nhé các bạn. Mình cũng nói thêm là báo chí nước mình hiện nay nhiều báo lá cải quá. Đọc thì tin 10% thôi
Xin copy nguyên văn nội dung của Dự thảo:
"THÔNG BÁO
Ngày 12/3/2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đăng dự thảo
Thông tư ban hành chương trình tiếng Hoa cấp tiểu học và trung học cơ sở để xin ý kiến đóng góp của nhân dân.
Trong những ngày qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiếp nhận nhiều ý kiến của dư luận xã hội.
Bộ Giáo dục và Đào tạo xin tiếp thu và xin thông báo bổ sung như sau:
1. Trong dự thảo Mục V đã có ghi căn cứ và đối tượng là "của học sinh dân tộc Hoa ở Việt Nam",
2. Nay chúng tôi sẽ xin bổ sung và ghi rõ thêm như sau:
- Cơ sở pháp lí xây dựng chương trình
Nghị định số 82/NĐ-CP ngày 15/7/2010 của Chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.
- Đối tượng áp dụng: Học sinh cấp tiểu học và THCS là người Hoa sinh sống ở Việt nam.
- Phạm vi áp dụng: Chương trình môn học tiếng Hoa là môn học tự chọn.
Trân trọng cám ơn sự quan tâm góp ý của quý vị.
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Căn cứ Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 07 năm 2010 của Chính phủ quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên;
Căn cứ Biên bản họp thẩm định ngày 12 tháng 11 năm 2011 của Hội đồng thẩm định Chương trình tiếng Hoa cấp tiểu học và trung học cơ sở;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục dân tộc,
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Quyết định:
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Chương trình tiếng Hoa cấp tiểu học và trung học cơ sở.
Điều 2. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày tháng năm 2012. Ch*ương trình là cơ sở để biên soạn tài liệu giảng dạy và chỉ đạo dạy học tiếng Hoa ở cấp tiểu học và trung học cơ sở.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục dân tộc, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo, Thủ trưởng các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Hội đồng Quốc gia giáo dục;
- Ban Tuyên giáo TW;
- Uỷ ban VHGD TN,TNNĐ của QH;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Bộ Tư pháp (Cục KTVBQPPL);
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ GD&ĐT;
- Như Điều 3 (để thực hiện);
- Lưu:VT,Vụ PC, Vụ GDDT.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thị Nghĩa
Ghi chú: Mọi ý kiến góp ý xin gửi về Vụ Giáo dục dân tộc qua email vugddt@moet.edu.vn"Last edited by 08520599; 14-03-2012, 16:31.
Comment
-
Originally posted by 08520348 View PostTiếng Việt là mẫu chữ dùng tiếng La Tinh phiên âm từ chữ Nôm (cái này không biết là Nôm hay Hán, mình nhớ không rõ lắm) ra, mà chữ Nôm thì nguồn gốc từ chữ Hán. Cho nên về mặt hình thức và cách viết thì giống các mẫu tự la tinh, nhưng về cách hành văn cũng như ý nghĩ thì giống chữ Hán nhiều hơn.
Nói túm lại là mình mượn của Trung Quốc một cơ số khá lớn từ vựng và có một thời mình chôm luôn cả chữ viết của nó về xào lại nhưng tiếng của nó chẳng có can dự gì với tiếng của mình. Như cái bạn gì trên kia ví dụ về "lâm luật" ấy. Thử ra đường mà nói "coi chừng tao xử mày theo lâm luật" thì người ta sẽ bảo thằng này nếu não không bị xoắn quá mức thì cũng là dạng siêu phẳng không có nếp nhăn.
Học tiếng Hoa, hay tiếng Hán, hay tiếng Trung Quốc (nói chung là có một thứ tiếng thôi, nhưng tụi nó phát âm khác nhau và chữ viết khác nhau) sẽ có một số cái thú vị là mình biết được nguồn gốc mấy cái từ mình đã mượn của nó, cũng vui. Ví dụ nhờ học tiếng Trung Quốc mà mình hiểu tại sao Bà ngoại mình cứ bảo là dưới nước Mỹ có cái nước Mễ Tây Cơ. Sẽ được Tây Bá Lợi Á là cái chỗ quái đảng nào mà không bản đồ nào ghi? Hoặc biết Á Căn Đình, Phi Lật Tân là cái chốn quái nào. Biết Tại sao Kim Il Sung lại là Kim Nhật Thành còn Kim Jong Il là Kim Chính Nhật.
Nhưng mà mấy cái đó có quan trọng gì không các bạn? Chả thấy lợi ích khỉ gì cả. Học cho có biết, và vui vì mình được biết chứ chẳng thấy cải thiện khỉ gì cho Tiếng Việt cả. Nói chung là ai thích học thì học, học giỏi tiếng Trung Quốc vẫn có nguy cơ ngu tiếng Việt như thường.
Comment
-
Originally posted by 07520004 View PostPhân biệt Tiếng Việt với Chữ Việt nhá. Chữ Nôm là các dùng chữ Hán để ghi và phiên âm tiếng Việt, chữ Quốc ngữ là dùng bảng chữ cái latin để phiên âm và ghi lại tiếng Việt. Chữ viết không có ăn nhập gì với cách hành văn và càng chẳng liên quan gì đến ý nghĩ. Hơn nữa về phân loại ngôn ngữ học thì Tiếng Việt không nằm trong nhóm Hán Tạng như tiếng Trung Quốc.
Còn về cách hành văn thì có khá nhiều điểm tương đồng đấy anh à, vì tiếng Việt và tiếng Hoa đều là ngôn ngữ mà chữ cơ bản của nó là một âm tiết, không như tiếng Anh và 1 số tiếng phương Tây khác nên cách sử dụng về mặt nào đó có nét giống nhau chứ. Bản thân em cũng biết chút ít tiếng Hoa nên nhận thấy được sự giống nhau đó đây.
Học tiếng Hoa, hay tiếng Hán, hay tiếng Trung Quốc (nói chung là có một thứ tiếng thôi, nhưng tụi nó phát âm khác nhau và chữ viết khác nhau) sẽ có một số cái thú vị là mình biết được nguồn gốc mấy cái từ mình đã mượn của nó, cũng vui. Ví dụ nhờ học tiếng Trung Quốc mà mình hiểu tại sao Bà ngoại mình cứ bảo là dưới nước Mỹ có cái nước Mễ Tây Cơ. Sẽ được Tây Bá Lợi Á là cái chỗ quái đảng nào mà không bản đồ nào ghi? Hoặc biết Á Căn Đình, Phi Lật Tân là cái chốn quái nào. Biết Tại sao Kim Il Sung lại là Kim Nhật Thành còn Kim Jong Il là Kim Chính Nhật.
Còn mấy cái tên tiếng Hàn kia thì thua
Comment
-
Originally posted by 09520540 View PostÔng cha ta ngàn năm trước vẫn học và giỏi tiếng Hoa thế mà có bị đồng hóa đâu?"Khi bạn sỉ vào mặt một ai đó, thì nhìn lại đi, ba ngón tay còn lại của bạn cũng đang sỉ vào chính mình"
Comment
Comment