Announcement

Collapse
No announcement yet.

Nên theo học chuyên nghành nào từ UIT

Collapse
X
 
  • Filter
  • Time
  • Show
Clear All
new posts

  • Nên theo học chuyên nghành nào từ UIT

    Thông tin về các chuyên nghành(ngoại trừ nghành An Toàn Thông Tin, Mạng Máy Tính Và Truyền Thông và nghành Thương Mại Điện Tử) được đính kèm trong file. File này được ghi bằng Tiếng Anh có cả sơ đồ. Bạn nào đang phân vân giữa việc chọn lựa trong các nghành này, các bạn có thể tải file này về và xem nhé.

    Thông thường nếu các bạn học nghành khoa học máy tính, các bạn có vẫn có thể trở thành Software engineer. Các môn học trong chuyên nghành khoa học máy tính và nghành kỹ thuật phần mềm thường giống nhau, ngoại trừ các môn liên quan đến game và cũng theo tùy trường nữa. Nếu khoa học máy tính thiên về lý thuyết, thuật toán thì kỹ thuật phần mềm áp dụng cả lý thuyết cả thực hành, nó thiên về làm việc theo nhóm, theo dự án.
    Có câu: "Computer scientists code until it works, software engineers code until it cannot code anymore". Nếu các bạn tốt nghiệp với bằng cử nhân khoa học máy tính, các bạn vẫn có thể làm việc trong các vị trí của software engineering. Nếu các bạn xem thông tin từ các nhà tuyển dụng, các bạn thường sẽ thấy yêu cầu: tốt nghiệp chuyên nghành khoa học máy tính hoặc các nghành tương đương(ví dụ như Google, Oracle, Microsoft..). Computer science là tiền đề cho các nghành còn lại.

    Nghành kỹ thuật máy tính thì thiên về phần cứng liên quan đến hiểu và thiết kế các thiết bị máy tính.

    Nghành hệ thống thông tin thì lên quan nhiều đến thiết kế hệ thống thông tin ứng dụng cho các doanh nghiệp, chính phủ. Chuyên nghành này bắt buộc các bạn am hiểu một ít kiến thức về kinh tế. Sinh viên tốt nghiệp nghành này có thể làm việc ở các cơ quan tổ chức nơi họ yêu cầu thiết kế và quản lí dữ liệu của họ một cách an toàn và tối ưu nhất.

    Chuyên nghành công nghệ thông tin: Kiến thức về chuyên nghành thường nhẹ hơn các chuyên nghành còn lại, nó thường liên quan đến ứng dụng các sản phẩm phần mềm trong các tổ chức doanh nghiệp. Các công việc liên quan đến chuyên nghành này thường là quản lí, sử dụng và bảo trì các sản phẩm phần mềm trong các tổ chức.

    Mặc dù đặc điểm của các nghành khác nhau như vậy nhưng trong thực tế, luôn có một sự hỗn hợp. Sinh viên tốt nghiệp nghành hệ thống thông tin làm việc trong ví trí của nghành công nghệ thông tin và ngược lại, tương tự như sinh viên tốt nghiệp nghành khoa học máy tính làm việc trong ví trí của nghành kỹ thuật phần mềm.

    Hiện nay mình thấy sinh viên tốt nghiệp thường làm ở các vị trí như web development, application development. Sinh viên tốt nghiệp trong các chuyên nghành kể trên (ngoại trừ kỹ thuật máy tính) có thể trở thành programmer/ software developer, software engineer (khoa học máy tính, kỹ thuật phần mềm) và hardware engineer (cho sinh viên tốt nghiệp nghành kỹ thuật máy tính).
    Attached Files

  • #2
    Học Kỹ thuật Máy tính thì vẫn trở thành nhà phát triển phần mềm như thường, đâu nhất thiết là là phát triển phần cứng đâu.
    Tôi không hối tiếc những gì mình đã làm. Tôi chỉ hối tiếc những gì đã không làm khi có cơ hội!

    Comment


    • #3
      Originally posted by 11520537 View Post
      Học Kỹ thuật Máy tính thì vẫn trở thành nhà phát triển phần mềm như thường, đâu nhất thiết là là phát triển phần cứng đâu.
      quan trọng là tại sao phải làm vậy, thích mềm thì học mềm luôn đi chứ

      Comment


      • #4
        Originally posted by 12520167 View Post
        quan trọng là tại sao phải làm vậy, thích mềm thì học mềm luôn đi chứ
        Ủa! Học Kỹ thuật Máy tính đâu chỉ là học phần cứng? Cần phải phân biệt Kỹ thuật Máy tính với Kỹ thuật Phần cứng nha bạn. Nếu học Phần cứng thì bọn mình đã học Kỹ thuật Điện tử rồi, cớ gì phải học Kỹ thuật Máy tính.
        Tôi không hối tiếc những gì mình đã làm. Tôi chỉ hối tiếc những gì đã không làm khi có cơ hội!

        Comment


        • #5
          Originally posted by 11520537 View Post
          Ủa! Học Kỹ thuật Máy tính đâu chỉ là học phần cứng? Cần phải phân biệt Kỹ thuật Máy tính với Kỹ thuật Phần cứng nha bạn. Nếu học Phần cứng thì bọn mình đã học Kỹ thuật Điện tử rồi, cớ gì phải học Kỹ thuật Máy tính.
          Originally posted by 12520167 View Post
          quan trọng là tại sao phải làm vậy, thích mềm thì học mềm luôn đi chứ
          Cái nào cũng có liên quan đến nhau mà, hỏi cần cải, cải nhau nữa là cắt net :haha:

          Comment


          • #6
            Originally posted by 11520537 View Post
            Ủa! Học Kỹ thuật Máy tính đâu chỉ là học phần cứng? Cần phải phân biệt Kỹ thuật Máy tính với Kỹ thuật Phần cứng nha bạn. Nếu học Phần cứng thì bọn mình đã học Kỹ thuật Điện tử rồi, cớ gì phải học Kỹ thuật Máy tính.
            vậy mà đó giờ em nghĩ KTMT 100% học về phần cứng :v, hiểu biết còn hạn hẹp quá :nose:

            Comment


            • #7
              Originally posted by 11520549 View Post
              Cái nào cũng có liên quan đến nhau mà, hỏi cần cải, cải nhau nữa là cắt net :haha:
              Chú cứ tới luôn cho anh, mạng chậm như rùa, cắt cũng đáng.
              Tôi không hối tiếc những gì mình đã làm. Tôi chỉ hối tiếc những gì đã không làm khi có cơ hội!

              Comment


              • #8
                Originally posted by 12520167 View Post
                vậy mà đó giờ em nghĩ KTMT 100% học về phần cứng :v, hiểu biết còn hạn hẹp quá :nose:
                Ờ, sau này muốn trở thành "Hardware Designer" thì liên lạc với anh. :sogood:
                Tôi không hối tiếc những gì mình đã làm. Tôi chỉ hối tiếc những gì đã không làm khi có cơ hội!

                Comment


                • #9
                  Không ai ngăn cản việc bạn trở thành nhà phát triển phần mềm hay phần cứng. Quan trọng lúc bạn học xong bạn có đủ kỹ năng làm việc theo yêu cầu của họ hay không thôi. Nếu bạn thiết kế một thiết bị tất nhiên bạn phải thiết kế interface để tương tác với nó.

                  Comment

                  LHQC

                  Collapse
                  Working...
                  X