CHƯƠNG TRÌNH SỰ KIỆN MỞ ĐẦU
Chương trình Giáo dục Văn hóa Hòa bình
của Quỹ Hòa bình và Phát triển TP.HCM và Ủy ban Hòa bình TP.HCM
Slide1.PNG
Ban tổ chứcChương trình Giáo dục Văn hóa Hòa bình
của Quỹ Hòa bình và Phát triển TP.HCM và Ủy ban Hòa bình TP.HCM
Slide1.PNG
❏ Quỹ Hòa bình và Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HPDF) và Ủy ban Hòa bình Thành phố
Hồ Chí Minh (HPC)
❏ Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM)
Thời gian và địa điểm
- Thời gian : 08:45 - 11:45 Thứ 7, 18/11/2017
- Địa điểm : Hội trường E, Tầng 12, Đại học Công nghệ Thông tin TP.HCM (Quận Thủ Đức)
Đối tượng hướng tới
- Sinh viên (từ năm nhất đến năm cuối) và giảng viên các trường trong hệ thống ĐHQG-HCM
Các diễn giả tham gia:
Slide2.PNG
Ông MICHAEL CROFT
Trưởng Đại diện Văn phòng UNESCO Hà Nội
Đại diện UNESCO tại Việt Nam
Sinh năm 1970 tại thành phố Halifax, Nova Scotia, Canada, ông Michael Croft đã tốt nghiệp loại ưu với Bằng cử nhân chuyên ngành Khoa học chính trị (1996, Honours First Class) tại trường đại học Saint Mary (Halifax, Canada) và ông đã nhận bằng Thạc sĩ chuyên ngành Ngoại giao quốc tế (1998) tại trường Ngoại giao Norman Paterson trực thuộc trường đại học Carleton University (Ottawa, Canada).
Ông Croft bắt đầu cộng tác với UNESCO từ năm 1998 trong khuôn khổ dư án Chương trình Văn hóa Hòa Bình. Ông đã đảm nhiệm qua nhiều vị trí cố vấn cho văn phòng của Tổng giám đốc và bộ phận Giáo dục của UNESCO trước khi được bổ nhiệm vào vị trí Cán bộ Chương trình vào năm 2000 trực thuộc bộ phận Chính sách và Chiến lược giáo dục. Vào đầu năm 2005, ông Croft đã rời trụ sở chính của UNESCO tại Paris và tiếp tục đảm nhiệm nhiều công tác quản lý dự án tại một loạt các quốc gia đang trong tình trạng khủng hoảng và ở mức báo động cao như Somalia, Iraq, Libya. Tại Libya, ông đảm nhiệm chức vụ Trưởng đại diện UNESCO giai đoạn 2014 đến 2016. Vào tháng 10 năm 2016, Ông Croft đã được điều nhiệm về bộ phận Điều phối và hỗ trợ Văn phòng khu vực với chức danh Điều phối viên về Lập kếhoạch và Ứng phó với Khủng hoảng (CPR) nơi ông đã phát triển khuôn khổ chiến lược đầu tiên về hoạt động của Tổ chức trong điều kiện khủng hoảng và khi bị suy yếu. Vào ngày 15 tháng 7 năm 2017, ông đã được chính thức bổ nhiệm vào vị trí trưởng đại diện văn phòng UNESCO Hà Nội và đại diện của UNESCO tại Việt Nam.
Slide3.PNG
Bà TÔN NỮ THỊ NINH
Chủ tịch Quỹ Hòa bình & Phát triển TPHCM (HPDF) và Ủy ban Hòa bình TPHCM (HPC)
Sau mười năm giảng dạy đại học tại Paris và Sài Gòn/Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Tôn Nữ Thị Ninh trở thành nhà ngoại giao chuyên nghiệp, phụ trách về các vấn đề toàn cầu (hòa bình và an ninh quốc tế, các vấn đề phát triển, môi trường, quản trị và nhân quyền) và các tổ chức đa phương (Liên Hiệp quốc, Cộng đồng Pháp ngữ, Phong trào Không liên kết...) trước khi được bầu vào Quốc hội Việt Nam. Tại đây bà tiếp tục tích cực hoạt động nhằm thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau và hợp tác giữa Việt Nam và thế giới, đặc biệt phát huy vai trò không thể thiếu của Quốc hội trong quá trình "Đổi mới" và cải cách dân chủ của Việt Nam.
Hiện nay bà kiên định theo đuổi tâm nguyện vì sự phát triển bền vững và hội nhập hiệu quả hơn của Việt Nam trên trường quốc tế, góp tiếng nói vận động quảng bá với vai trò là một diễn giả thường xuyên được mời phát biểu và trao đổi về các chủ đề xã hội - văn hoá - giáo dục và quốc tế đa dạng trong và ngoài nước.
Bà Tôn Nữ Thị Ninh đã được Chính phủ Việt Nam trao tặng Huân chương Lao động Hạng nhất, Chính phủ Pháp trao tặng Huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh (Bậc Chỉ huy) và Chính phủ Bỉ trao tặng Huân chương Leopold II.
Đại sứ Pháp tại Việt Nam trong lễ trao tặng Huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh đã ví bà như “một người phụ nữ của Ánh sáng, một phụ nữ của văn hóa, đồng thời là một nhà ngoại giao và một nữ chính khách, và bà hết sức coi trọng việc truyền bá kiến thức cho các thế hệ trẻ".
Slide4.PNG
Ông PHẠM PHÚ NGỌC TRAI
Chủ tịch Công ty Tư vấn Kinh doanh Hội nhập Toàn cầu (GIBC)
Là người Việt Nam đầu tiên giữ chức lãnh đạo khu vực một tập đoàn đa quốc gia hàng đầu thế giới (PepsiCo) và được mệnh danh người làm thuê số 1 Việt Nam, ông Phạm Phú Ngọc Trai là một trong những nhà quản trị doanh nghiệp xuất sắc nhất Việt Nam và là một trong số ít những nhà lãnh đạo doanh nghiệp nổi bật của Việt Nam trong suốt hai thập niên qua. Nguyên Chủ tịch kiêm Tổng giám đóc PepsiCo Indochina đã quyết định nghỉ hưu sớm ở độ tuổi 55 để khởi nghiệp với công ty chuyên tư vấn chiến lược kinh doanh cho các doanh nghiệp Việt Nam. Ông đặt ra tham vọng là trong 5-10 năm nữa, thế hệ lãnh đạo cao cấp ở Việt Nam sẽ là những người Việt tuổi từ 30.
Ngoài công việc điều hành Công ty GIBC, ông còn là Chủ tịch Công ty Masan Nutri-Science, Chủ tịch Công ty Rolex Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng tư vấn chiến lược của VinaCapital, Chủ tịch Câu lạc bộ doanh nghiệp dẫn đầu - Leading Business Club (LBC) và tham gia một số hiệp hội và tổ chức từ thiện ở Việt Nam.
Slide5.PNG
Ông DUNG TẤN TRUNG
Nhà sáng lập kiêm Tổng Giám đốc iCare Benefits
Nổi tiếng với việc khởi nghiệp tại Thung lũng Silicon chỉ với 2 USD ở Mỹ, ông Dung Tấn Trung đã gây được tiếng vang lớn khi Công ty OnDisplay ông lập ra trở thành một trong 10 thương vụ IPO thành công nhất trong năm 1999 và đến năm 2000, được bán lại cho Công ty Vignette với giá 1,8 tỷ đô la Mỹ. Câu chuyện thành công của ông từ con số không trở thành triệu phú đôla gốc Việt đã được đăng tải trên các trang thông tin nổi tiếng như Forbes, Financial Times và Wall Street Journal. Tiểu sử của ông cũng được giới thiệu trong quyển Giấc mơ Mỹ, một quyển sách của tác giả Dan Rather.
Hiện ông là người sáng lập, đồng thời là Tổng Giám đốc của iCare Benefits, một doanh nghiệp xã hội hoạt động vì mục đích cung cấp cho người lao động ở các quốc gia đang phát triển một chương trình phúc lợi đột phá, giúp họ tiếp cận các hàng hóa và dịch vụ thiết yếu với tổng chi phí thấp nhất..
Comment