Originally posted by sangnt
View Post
E cũng mới mở 1 topic http://forum.uit.edu.vn/threads/3581...193#post235193.
Nếu biết bên này có rồi thì cmt đây luôn cho tập trung, chắc thầy mới vào khoa nên e cũng chưa có dịp được gặp nhưng đọc bài của thầy em thấy có một vài điểm sau:
số SV khoa KTMT ra trường thường 70% làm về phần cứng và thiết kế vi mạch, 30% làm về phần mềm -->trường hiện nay mới tốt nghiệp được 3 khóa và em thấy tỉ lệ sv khoa KTMT03 mà về phần cứng và thiết kế vi mạch khoảng 30%, số còn lại làm về phầm mềm,web hoặc thất nghiệp.
ngành KTMT có thể xem là ngành lai giữa Điện-Điện Tử với Công nghệ TT-->E thấy điểm này là đúng,nhưng với tình trạng như với khóa 3 về cơ sở vật chất và giảng dạy thì e thấy có một số điểm sau:
Chúng ta không mạnh về điện - điện tử đó là điểu hiển nhiên, mà nó lại được dùng nhiều trong ngành chúng ta.
VD trong thiết kế mạch:chúng ta có các khâu
1)phân tích thiết kế
2)layout, mô phỏng
3)in mạch
4)hàn linh kiện
5)lập trình nhúng và test.
Khâu 2 thì chúng ta cũng làm tạm được(rất ít được hướng dẫn cụ thể trong trường, đa số là tự học)nhưng chúng ta lại rất yếu trong khâu 3 và 4. Chúng ta chủ yếu thao tác trên khâu 5. Việc tự làm mạch như vậy có nhiều hạn chế nên chúng ta đành chọn nhúng trên các board có sẵn, mà nếu nếu dùng các mạch tự làm trong báo cáo khóa luận tốt nghiệp thì rủi do cao, tính ổn định thấp. Nên nhìn tổng quát giống như là chúng ta có cây lúa tốt trong tay nhưng không xây dựng được một mảnh đất tốt để trồng.
Xét về mặt bằng điện - điện tử thì Bách Khoa ăn đứt chúng ta, SP Kĩ Thuật cũng không phải vừa, lập trình nhúng của họ cũng khá tốt.
Thực tế đa số sinh viên ra trường với kiến thức như vậy thì khó có thể xin được việc ngay theo đúng chuyên ngành vì các công ty về lĩnh vực phần cứng đã ít nhưng ngược lại
họ đòi hỏi kiến thức khá cao về chuyên môn cả mặt thiết kế phần cứng lẫn lập trình nhúng điều khiến. Do đó vì để kiếm miếng cơm manh áo được ngay sau khi ra trường chúng ta đành phải chuyển qua các hướng khác(ở bài viết của em có nói về các hướng này) dần dần mất luôn kiến thức về phần cứng . Chỉ còn lại 1 số VIP pro trụ được với ngành :shy:. Và đây cũng một phần lí giải về sự khan hiếm nhân lực Tk vi mạch và hệ thống nhúng.
Comment