Chào các anh chị, thầy cô và các bạn,
1 phút dành cho quảng cáo:
- Mình là Lê Trường Sa - học lớp KTMT01 - hiện đang làm tại công ty Renesas.
- Công việc của mình là thiết kế vi mạch - mình chủ yếu làm IP cho các hệ thống Video như Video Signal Processing, Video Encode/Decode.
- Công cụ làm việc: cái đầu biết tư duy, sáng tạo + với chút ít hiểu biết về DSP + một tẹo về các ngôn ngữ HDL (Verilog, System Verilog, System C) + một tí bé xíu về C/C++ và quan trọng nhất là phải biết nỗ lực, kiên trì, học hỏi.
Hết 30s quảng cáo.
Nói về việc kiến thức khoa mình dạy có đủ để đi làm việc hay không? Mình nói là: -Đủ!!! (Hệ thống chương trình khoa mình dạy cho K1 theo mình nhận định có đến 80% giống với những gì mình đang làm - trừ việc học thì không có chuyên nghiệp bằng với lại cũng không đi sâu vào vấn đề như đi làm).
Khoa mình có dạy những cái như sau:
- lập trình window/java/ lập trình di động...: bạn có thể làm application cho chip. không có sản phẩm phần cứng nào mà không có ứng dụng đi kèm.
- lập trình C/C++ hướng đối tượng: bạn có thể làm middleware/firmware...
- trình biên dịch (mình thích môn này do thầy Lung dạy): bạn có thể xây dựng một compiler riêng cho một con vi xử lý đặc thù của công ty.
- Xử lý tín hiệu số, Hệ thống số, thiết kế vi mạch với HDL: bạn có thể làm công việc như mình đang làm, thiết kế hệ thống, thiết kế IP, thiết kế SoC,... tư duy sáng tạo của bạn sẽ được đưa vào đây một cách vô hạn, không sợ phải làm hoài 1 việc lặp đi lặp lại như một số bạn nghĩ.
- môn Thiết kế vi mạch CMOS: môn nạy học trên trường như cưỡi ngựa xem hoa -> backend: layout, DFT, STA, ....
- còn vài cái nữa mình không nhớ rõ lắm để mà liệt kê như hệ điều hành, mạng, ...
Mà nói chung là học bao nhiêu không quan trọng, quan trọng nhất là Khoa đã cung cấp cho bạn một kiến thức nền, cái đó mới là quan trọng. Nền tảng vững chắc thì mới đi cao hơn cho một khía cạnh này đó. Học đại học chủ yếu là bề rộng, đi làm sẽ cung cấp cho bạn chiều sâu và bạn đừng mong là mình sẽ làm tốt hết mọi thứ - một thứ mình là tốt là đủ.
À, nói thêm về chương trình học của khoa mình có vài đóng góp như sau, hi vọng các anh chị, thầy cô đọc được:
- Về nội dung học theo mình thấy thì không nên đòi hỏi sinh viên phải biết NHIỀU vấn đề, mà hãy chỉ cho sinh viên biết cách tự đào sâu MỘT vấn đề. Cái này đòi hỏi từ người thầy, hãy cho sinh viên biết quan điểm của mình về vấn đề đó, chia sẽ cái nhìn của người thầy về vấn đề đó như thế nào. Quan trọng là cho SV thấy được học cái đó có ý nghĩa gì? Đừng để sinh viên không hiểu tại sao phải học cái đó, học để làm gì? Nếu học mà không biết học xong để làm gì thì chịu.
- Học một ngôn ngữ lập trình không quan trọng bằng cách xây dựng hệ thống, mục đích của thiết kế, kể cả phần cứng hay phần mềm. Chẳng hạn môn học HDL, nếu em sẽ không dạy SV phải lập trình ntn, syntax ra sao, mà chỉ dạy cho sinh viên biết cách thực hiện cái mạch như thế nào, quan trọng mà specification. Ngôn ngữ để thực hiện nó thì ai cũng có thể tự học được.
- Và chắc còn nhiều cái nữa, trong lúc làm cũng có nghĩ tới mà giờ không nhớ ra hết. Hẹn khi khác vậy.
Chào cả nhà nhé!
Thân mến,
Lê Trường Sa
1 phút dành cho quảng cáo:
- Mình là Lê Trường Sa - học lớp KTMT01 - hiện đang làm tại công ty Renesas.
- Công việc của mình là thiết kế vi mạch - mình chủ yếu làm IP cho các hệ thống Video như Video Signal Processing, Video Encode/Decode.
- Công cụ làm việc: cái đầu biết tư duy, sáng tạo + với chút ít hiểu biết về DSP + một tẹo về các ngôn ngữ HDL (Verilog, System Verilog, System C) + một tí bé xíu về C/C++ và quan trọng nhất là phải biết nỗ lực, kiên trì, học hỏi.
Hết 30s quảng cáo.
Nói về việc kiến thức khoa mình dạy có đủ để đi làm việc hay không? Mình nói là: -Đủ!!! (Hệ thống chương trình khoa mình dạy cho K1 theo mình nhận định có đến 80% giống với những gì mình đang làm - trừ việc học thì không có chuyên nghiệp bằng với lại cũng không đi sâu vào vấn đề như đi làm).
Khoa mình có dạy những cái như sau:
- lập trình window/java/ lập trình di động...: bạn có thể làm application cho chip. không có sản phẩm phần cứng nào mà không có ứng dụng đi kèm.
- lập trình C/C++ hướng đối tượng: bạn có thể làm middleware/firmware...
- trình biên dịch (mình thích môn này do thầy Lung dạy): bạn có thể xây dựng một compiler riêng cho một con vi xử lý đặc thù của công ty.
- Xử lý tín hiệu số, Hệ thống số, thiết kế vi mạch với HDL: bạn có thể làm công việc như mình đang làm, thiết kế hệ thống, thiết kế IP, thiết kế SoC,... tư duy sáng tạo của bạn sẽ được đưa vào đây một cách vô hạn, không sợ phải làm hoài 1 việc lặp đi lặp lại như một số bạn nghĩ.
- môn Thiết kế vi mạch CMOS: môn nạy học trên trường như cưỡi ngựa xem hoa -> backend: layout, DFT, STA, ....
- còn vài cái nữa mình không nhớ rõ lắm để mà liệt kê như hệ điều hành, mạng, ...
Mà nói chung là học bao nhiêu không quan trọng, quan trọng nhất là Khoa đã cung cấp cho bạn một kiến thức nền, cái đó mới là quan trọng. Nền tảng vững chắc thì mới đi cao hơn cho một khía cạnh này đó. Học đại học chủ yếu là bề rộng, đi làm sẽ cung cấp cho bạn chiều sâu và bạn đừng mong là mình sẽ làm tốt hết mọi thứ - một thứ mình là tốt là đủ.
À, nói thêm về chương trình học của khoa mình có vài đóng góp như sau, hi vọng các anh chị, thầy cô đọc được:
- Về nội dung học theo mình thấy thì không nên đòi hỏi sinh viên phải biết NHIỀU vấn đề, mà hãy chỉ cho sinh viên biết cách tự đào sâu MỘT vấn đề. Cái này đòi hỏi từ người thầy, hãy cho sinh viên biết quan điểm của mình về vấn đề đó, chia sẽ cái nhìn của người thầy về vấn đề đó như thế nào. Quan trọng là cho SV thấy được học cái đó có ý nghĩa gì? Đừng để sinh viên không hiểu tại sao phải học cái đó, học để làm gì? Nếu học mà không biết học xong để làm gì thì chịu.
- Học một ngôn ngữ lập trình không quan trọng bằng cách xây dựng hệ thống, mục đích của thiết kế, kể cả phần cứng hay phần mềm. Chẳng hạn môn học HDL, nếu em sẽ không dạy SV phải lập trình ntn, syntax ra sao, mà chỉ dạy cho sinh viên biết cách thực hiện cái mạch như thế nào, quan trọng mà specification. Ngôn ngữ để thực hiện nó thì ai cũng có thể tự học được.
- Và chắc còn nhiều cái nữa, trong lúc làm cũng có nghĩ tới mà giờ không nhớ ra hết. Hẹn khi khác vậy.
Chào cả nhà nhé!
Thân mến,
Lê Trường Sa
Comment