Thấy có nhiều bạn thí sinh yêu cầu tư vấn chọn ngành mà không có câu trả lời nào thỏa đáng. Cũng dễ hiểu thôi, các bạn nhờ tư vấn nhưng không nói rõ hoàn cảnh, tâm tư của các bạn thì người muốn tư vấn cũng chỉ có thể làm thầy bói mù xem voi. Nhân lúc trà dư tửu hậu giữa giờ trưa này, một sinh viên đã tốt nghiệp xin chia sẻ cho các bạn một vài mẩu chuyện và một vài kinh nghiệm về những ngành học trong UIT.
Thứ nhất xin nói ngay luôn cho khỏi dài dòng. Nếu bạn chỉ muốn học xong CNTT rồi ra đi làm thì KHOA NÀO CŨNG NHƯ NHAU. Kiến thức các khoa dạy là khác nhau, chương trình học là khác nhau. Nhưng để đi ra trường xin việc làm thì hiệu quả như nhau. Vì sao? Hẵn bạn đã nghe nhiều người nói rằng ĐH bây giờ dạy kiến thức thừa, không xài được nên công ty toàn phải đào tạo lại. Đây là một sự ngộ nhận vì cái quý giá nhất mà trường ĐH trang bị cho các bạn không phải chỉ có kiến thức, mà là "khả năng tự tìm kiếm kiến thức".
Về mặt kiến thức, khi đi làm chủ yếu bạn chỉ dùng kiến thức của 2 năm đại cương. Hai năm học chuyên ngành là để bạn rèn dũa lại những gì đã học, tăng thêm sự tự tin và giúp bạn "biết mình biết người". Biết mình biết người để biết công việc nào bạn làm được, công việc nào chưa làm được và cần phải trang bị thêm cái gì để làm được công việc đó. Đây là mấu chốt để xin được việc làm tốt chứ không phải là quen tay giỏi nghề. Các bạn có thể thấy các công ty ra rả kêu trên báo chí là sinh viên ra trường phải đào tạo lại, nhưng thực tế họ luôn chi rất nhiều cho việc đào tạo nhân viên, luôn sẵn sàng đào tạo lại sinh viên mới ra trường nếu họ biết là sinh viên đó tiếp thu rất nhanh và sẽ trở nên ngày càng giỏi hơn. Tuyển một sinh viên ra trường có thể làm việc ngay nhưng không thể đào tạo thêm gì cả thì làm sao phát triển công ty lên. Các công ty luôn muốn tối ưu lợi nhuận, muốn nhân viên phải vừa có thể làm việc ngay khi ra trường lại vừa có thể được đào tạo thêm. Nhưng nếu phải chọn 1 trong 2 tiêu chí thì họ luôn biết nghiêng về cái nào khôn ngoan hơn.
Tôi có một anh bạn, khi còn học anh ấy rất sợ sau này ra trường không làm được gì nên ngoài giờ học trên trường, anh ấy tự học làm web, với mơ ước làm một cái trang giống giống facebook để nó nuôi mình. Đến khi ra trường thì gặp ngay trào lưu lập trình di động trên Android với iOS. Anh ấy không biết gì 2 món này cả nhưng cũng nộp đơn vô một công ty chuyên lập trình di động, khi phỏng vấn anh ấy bảo "Lập trình là em vô tư, nhưng Object-C với iOS em chỉ mới tìm hiểu sơ sơ thôi". Công ty đó nhận, cho anh ấy vào nhóm để vừa làm vừa học, bây giờ thì iOS hay android gì anh ấy cũng làm láng được, lương ở mức phải lách luật để trốn thuế thu nhập.
Có một anh bạn khác cũng apply vào một công ty lập trình di động, cũng nói là em chưa rành mới tìm hiểu sơ sơ. Công ty không nhận, anh ấy về nhà bỏ 4 tháng tự học lập trình Android không cần thầy bà gì cả. Đến tháng thứ 5 anh ấy apply vào một công ty khác, công ty này bắt trong 1 tuần phải viết được 1 ứng dụng trên... blackberry 1 tuần sau anh ấy được nhận, lương cao hơn chỗ lần đầu tiên phỏng vấn.
Đó là câu trả lời cho các câu hỏi dạng như "ngành này học ra làm gì?", "Ngành này cơ hội nghề nghiệp thế nào?". Chẳng cần phải hỏi đâu các bạn. Tất cả UIT-er - không phân biệt khoa/ngành - đều là dân ngành Công nghệ thông tin và có cùng cơ hội nghề nghiệp khi ra trường!! Dĩ nhiên tôi không phải là chuyên viên phân tích thị trường lao động. Những gì tôi biết cũng chỉ từ hỏi thăm người đi trước và quan sát thực tế xung quanh mình. Cán bạn xem và suy nghĩ thử.
Điều thứ hai muốn nói là tại sao trường có nhiều ngành thế và các ngành này là gì? Đây là một điều chính đáng để tò mò nhưng không dễ gì hiểu hết 5 ngành của trường khác nhau thế nào. Sinh viên đang học chưa chắc gì đã hiểu. Sự khác biệt này chỉ quan trọng nếu bạn muốn học lên các bậc học cao hơn. Tôi sẽ chia sẻ với các bạn một số điều tôi chiêm nghiệm được nhưng chắc là để lát nữa, giờ đi ăn cơm tối đã.
Thứ nhất xin nói ngay luôn cho khỏi dài dòng. Nếu bạn chỉ muốn học xong CNTT rồi ra đi làm thì KHOA NÀO CŨNG NHƯ NHAU. Kiến thức các khoa dạy là khác nhau, chương trình học là khác nhau. Nhưng để đi ra trường xin việc làm thì hiệu quả như nhau. Vì sao? Hẵn bạn đã nghe nhiều người nói rằng ĐH bây giờ dạy kiến thức thừa, không xài được nên công ty toàn phải đào tạo lại. Đây là một sự ngộ nhận vì cái quý giá nhất mà trường ĐH trang bị cho các bạn không phải chỉ có kiến thức, mà là "khả năng tự tìm kiếm kiến thức".
Về mặt kiến thức, khi đi làm chủ yếu bạn chỉ dùng kiến thức của 2 năm đại cương. Hai năm học chuyên ngành là để bạn rèn dũa lại những gì đã học, tăng thêm sự tự tin và giúp bạn "biết mình biết người". Biết mình biết người để biết công việc nào bạn làm được, công việc nào chưa làm được và cần phải trang bị thêm cái gì để làm được công việc đó. Đây là mấu chốt để xin được việc làm tốt chứ không phải là quen tay giỏi nghề. Các bạn có thể thấy các công ty ra rả kêu trên báo chí là sinh viên ra trường phải đào tạo lại, nhưng thực tế họ luôn chi rất nhiều cho việc đào tạo nhân viên, luôn sẵn sàng đào tạo lại sinh viên mới ra trường nếu họ biết là sinh viên đó tiếp thu rất nhanh và sẽ trở nên ngày càng giỏi hơn. Tuyển một sinh viên ra trường có thể làm việc ngay nhưng không thể đào tạo thêm gì cả thì làm sao phát triển công ty lên. Các công ty luôn muốn tối ưu lợi nhuận, muốn nhân viên phải vừa có thể làm việc ngay khi ra trường lại vừa có thể được đào tạo thêm. Nhưng nếu phải chọn 1 trong 2 tiêu chí thì họ luôn biết nghiêng về cái nào khôn ngoan hơn.
Tôi có một anh bạn, khi còn học anh ấy rất sợ sau này ra trường không làm được gì nên ngoài giờ học trên trường, anh ấy tự học làm web, với mơ ước làm một cái trang giống giống facebook để nó nuôi mình. Đến khi ra trường thì gặp ngay trào lưu lập trình di động trên Android với iOS. Anh ấy không biết gì 2 món này cả nhưng cũng nộp đơn vô một công ty chuyên lập trình di động, khi phỏng vấn anh ấy bảo "Lập trình là em vô tư, nhưng Object-C với iOS em chỉ mới tìm hiểu sơ sơ thôi". Công ty đó nhận, cho anh ấy vào nhóm để vừa làm vừa học, bây giờ thì iOS hay android gì anh ấy cũng làm láng được, lương ở mức phải lách luật để trốn thuế thu nhập.
Có một anh bạn khác cũng apply vào một công ty lập trình di động, cũng nói là em chưa rành mới tìm hiểu sơ sơ. Công ty không nhận, anh ấy về nhà bỏ 4 tháng tự học lập trình Android không cần thầy bà gì cả. Đến tháng thứ 5 anh ấy apply vào một công ty khác, công ty này bắt trong 1 tuần phải viết được 1 ứng dụng trên... blackberry 1 tuần sau anh ấy được nhận, lương cao hơn chỗ lần đầu tiên phỏng vấn.
Đó là câu trả lời cho các câu hỏi dạng như "ngành này học ra làm gì?", "Ngành này cơ hội nghề nghiệp thế nào?". Chẳng cần phải hỏi đâu các bạn. Tất cả UIT-er - không phân biệt khoa/ngành - đều là dân ngành Công nghệ thông tin và có cùng cơ hội nghề nghiệp khi ra trường!! Dĩ nhiên tôi không phải là chuyên viên phân tích thị trường lao động. Những gì tôi biết cũng chỉ từ hỏi thăm người đi trước và quan sát thực tế xung quanh mình. Cán bạn xem và suy nghĩ thử.
Điều thứ hai muốn nói là tại sao trường có nhiều ngành thế và các ngành này là gì? Đây là một điều chính đáng để tò mò nhưng không dễ gì hiểu hết 5 ngành của trường khác nhau thế nào. Sinh viên đang học chưa chắc gì đã hiểu. Sự khác biệt này chỉ quan trọng nếu bạn muốn học lên các bậc học cao hơn. Tôi sẽ chia sẻ với các bạn một số điều tôi chiêm nghiệm được nhưng chắc là để lát nữa, giờ đi ăn cơm tối đã.

Comment