Chào các bạn sinh viên KTMT,
Mình mới dạo một vòng forum của Khoa KTMT, thấy có nhiều bạn còn băn khoăn, chưa rõ sau khi ra trường mình sẽ làm gì.
Thật ra, trên trang web của Khoa cũng giới thiệu rất rõ, ngành mình sẽ làm gì. Các bạn có thể vào trang web của khoa, mục "giới thiệu/tổng quan" để xem (vì thầy là new member nên không post được link).
Thỉnh thoảng, có người còn hiểu ngành mình là học xong ra sửa máy tính??? Cái đó thì không phải, nếu sửa máy tính thì không cần sinh viên đâu, chỉ cần đi đăng kí học mấy khóa học, lắp ráp, sửa chữa và cài đặt máy tính là được.
Thầy có thể giải thích đơn giản cho em thế này: ngành KTMT có thể xem là ngành lai giữa Điện-Điện Tử với Công nghệ TT, vì thế ngành mình rất linh động là sau khi ra trường có thể làm phần cứng, thiết kế chip, CPU, lõi IP (xử lý tiếng nói, ảnh, video trong thời gian thực) hoặc có thể lập trình nhúng, hoặc làm Firmware cho vi xử lý, hoặc làm các compiler cho vi xử lý, lập trình robot,...
Em có thể hình dung thế này, sau khi một cty tk ra một con chip (chuyên ngành TKVM), sau đó học sẽ xây dựng Compiler, làm Firmware cho chip. Sau đó chip này sẽ được tích hợp vào hệ thống, mình có thể lập trình nhúng cho hệ thống đó (chuyên ngành HT Nhúng), ví dụ Robot,... Ngoài ra, các cty có thể mua các chip của ARM, AVR,PIC,... sau đó về xây dựng hệ thống nhúng cho các chip này.
Hiện nay, theo thầy biết, số SV khoa KTMT ra trường thường 70% làm về phần cứng và thiết kế vi mạch, 30% làm về phần mềm.
Hiện tại Khoa có 2 chuyên ngành: 1. TK vi mạch và phần cứng 2. Hệ thống nhúng và Robot.
Cả 2 chuyên ngành này đang thiếu nhân lực trầm trọng. Một thuận lợi của các em, trước đây nhà nước đầu tư nhỏ giọt, nhưng hiện tại nhà nước đang ưu tiên các sản phẩm Tk vi mạch và hệ thống nhúng là 2 sản phẩm mũi nhọn (từ đây tới 2020, TpHCM sẽ đầu tư 7500 tỷ đồng cho lĩnh vực này và đào tạo 2000 kỹ sư Tk vi mạch), và hiện tại có rất nhiều cty lớn trên thế giới về lĩnh vực TK vi mạch (Intel, Samsung, Renesas, AMCC,...) đã và đang đầu tư vào VN, vì thế nguồn nhân lực cho ngành này rất thiếu. Một điều nữa, là các trường ĐH hiện nay đào tạo ngành này chưa nhiều, các em có đkiện là được đạo tạo chính quy và bài bản trong ngành ngày.
Sự khan hiếm về nhân lực Tk vi mạch và hệ thống nhúng, em có thể vào google và gõ chữ "khan hiếm nhân lực thiết kế vi mạch" (vì thầy là new member nên không post được link). Về lương cơ bản của một kỹ sư Tk vi mạch, nếu vào được các cty như Renesas, AMCC, ...thì khởi điểm khoản 350$, cũng có nhiều anh, chị khóa trước của Khoa đang làm ở Renesas. Thậm chí, thầy nghe nói, Renesas sẵn sàn trả khởi điểm 450$ cho sinh viên mới ra trường (thông tin chưa được kiểm chứng)
Vì thế, nếu các em cố gắng học, thì ngành mình có rất nhiều cơ hội.
Chúc em may mắn với sự lựa chọn của mình.
Mình mới dạo một vòng forum của Khoa KTMT, thấy có nhiều bạn còn băn khoăn, chưa rõ sau khi ra trường mình sẽ làm gì.
Thật ra, trên trang web của Khoa cũng giới thiệu rất rõ, ngành mình sẽ làm gì. Các bạn có thể vào trang web của khoa, mục "giới thiệu/tổng quan" để xem (vì thầy là new member nên không post được link).
Thỉnh thoảng, có người còn hiểu ngành mình là học xong ra sửa máy tính??? Cái đó thì không phải, nếu sửa máy tính thì không cần sinh viên đâu, chỉ cần đi đăng kí học mấy khóa học, lắp ráp, sửa chữa và cài đặt máy tính là được.
Thầy có thể giải thích đơn giản cho em thế này: ngành KTMT có thể xem là ngành lai giữa Điện-Điện Tử với Công nghệ TT, vì thế ngành mình rất linh động là sau khi ra trường có thể làm phần cứng, thiết kế chip, CPU, lõi IP (xử lý tiếng nói, ảnh, video trong thời gian thực) hoặc có thể lập trình nhúng, hoặc làm Firmware cho vi xử lý, hoặc làm các compiler cho vi xử lý, lập trình robot,...
Em có thể hình dung thế này, sau khi một cty tk ra một con chip (chuyên ngành TKVM), sau đó học sẽ xây dựng Compiler, làm Firmware cho chip. Sau đó chip này sẽ được tích hợp vào hệ thống, mình có thể lập trình nhúng cho hệ thống đó (chuyên ngành HT Nhúng), ví dụ Robot,... Ngoài ra, các cty có thể mua các chip của ARM, AVR,PIC,... sau đó về xây dựng hệ thống nhúng cho các chip này.
Hiện nay, theo thầy biết, số SV khoa KTMT ra trường thường 70% làm về phần cứng và thiết kế vi mạch, 30% làm về phần mềm.
Hiện tại Khoa có 2 chuyên ngành: 1. TK vi mạch và phần cứng 2. Hệ thống nhúng và Robot.
Cả 2 chuyên ngành này đang thiếu nhân lực trầm trọng. Một thuận lợi của các em, trước đây nhà nước đầu tư nhỏ giọt, nhưng hiện tại nhà nước đang ưu tiên các sản phẩm Tk vi mạch và hệ thống nhúng là 2 sản phẩm mũi nhọn (từ đây tới 2020, TpHCM sẽ đầu tư 7500 tỷ đồng cho lĩnh vực này và đào tạo 2000 kỹ sư Tk vi mạch), và hiện tại có rất nhiều cty lớn trên thế giới về lĩnh vực TK vi mạch (Intel, Samsung, Renesas, AMCC,...) đã và đang đầu tư vào VN, vì thế nguồn nhân lực cho ngành này rất thiếu. Một điều nữa, là các trường ĐH hiện nay đào tạo ngành này chưa nhiều, các em có đkiện là được đạo tạo chính quy và bài bản trong ngành ngày.
Sự khan hiếm về nhân lực Tk vi mạch và hệ thống nhúng, em có thể vào google và gõ chữ "khan hiếm nhân lực thiết kế vi mạch" (vì thầy là new member nên không post được link). Về lương cơ bản của một kỹ sư Tk vi mạch, nếu vào được các cty như Renesas, AMCC, ...thì khởi điểm khoản 350$, cũng có nhiều anh, chị khóa trước của Khoa đang làm ở Renesas. Thậm chí, thầy nghe nói, Renesas sẵn sàn trả khởi điểm 450$ cho sinh viên mới ra trường (thông tin chưa được kiểm chứng)
Vì thế, nếu các em cố gắng học, thì ngành mình có rất nhiều cơ hội.
Chúc em may mắn với sự lựa chọn của mình.
Comment